Cha mẹ 'Nhẫn' tốt trong giáo dục con, con khó mà không xuất sắc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có người từng nói rằng, giáo dục con cái cũng là quá trình cha mẹ “tu thân”. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở các bậc cha mẹ trẻ.

Một số người nói rằng trước khi có con, họ không có gì phải lo sợ, và có thể làm bất những gì họ muốn. Nhưng tới khi làm cha, làm mẹ, việc phải gánh trên vai trọng trách to lớn đó, khiến họ trở nên lo sợ, rụt rè.

Không cha mẹ nào mà không muốn giáo dục con mình thành người lương thiện, trung thực và dũng cảm, nhưng cha mẹ cũng là lần đầu làm cha mẹ, cũng thường mắc sai lầm, thậm chí đôi khi còn cảm thấy luống cuống và bối rối.

Cha mẹ nào cũng mong có thể nuôi dạy được con ưu tú, nhưng tiền đề là: nếu muốn con ưu tú thì cha mẹ trước hết phải trở nên ưu tú. Trong việc giáo dục con cái, nếu cha mẹ có thể học cách “nhẫn nại” trong một số sự việc, thì trẻ sẽ khó mà không xuất sắc.

Những phương thức giáo dục sai lầm phổ biến nhất:

1. Không bao giờ khen trẻ, vì điều đó sẽ khiến trẻ kiêu ngạo, tự mãn

Không bao giờ khen trẻ, vì điều đó sẽ khiến trẻ kiêu ngạo, tự mãn. (Ảnh: Xfame)

"Kiêu ngạo tất bại" là một câu nói của người xưa. Cha mẹ muốn con luôn duy trì sự khiêm tốn và không ngừng hướng về phía trước, nhưng cách giáo dục của nhiều người lại sai lầm.

Các bậc cha mẹ khi giáo dục con hay mắc phải sai lầm là, không bao giờ khen con khi con có tiến bộ, thậm chí còn “đả kích”. Cha mẹ lầm tưởng việc này sẽ giúp trẻ không kiêu ngạo, tự phụ, nhưng thực tế nó có thể gây tác dụng phụ làm mất động lực nỗ lực của trẻ.

2. Trẻ mắc lỗi liền phê bình nghiêm khắc

Việc con trẻ mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi, điều cốt yếu là cần xem cách xử lý của cha mẹ, hướng dẫn con nhận ra sai lầm và sửa chữa.

Tuy nhiên, một số cha mẹ luôn mắng mỏ và chỉ trích con ngay khi con mắc lỗi, điều này sẽ khiến trẻ dần trở nên rụt rè, tự ti và không muốn giao tiếp với cha mẹ.

3. Thói quen "gây áp lực bằng lời nói" đối với trẻ

Các bậc cha mẹ Á Đông luôn có xu hướng “hy sinh” bản thân để nuôi dạy con, trong khi bản thân phải khổ cực, mệt mỏi lại vẫn muốn dồn hết tâm sức cho con. Cha mẹ luôn nói về những điều như "cha mẹ làm việt vất vả đều là vì con", "tất cả tiền kiếm được là để cho con", và "đến bộ quần áo mới cha mẹ cũng không dám mua".

Cha mẹ nghĩ rằng, điều này sẽ là động lực thúc đẩy con chăm chỉ học tập, nhưng nó cũng sẽ gây ra rất nhiều gánh nặng tâm lý và cảm giác có tội cho trẻ.

4. Không thể kiểm soát cảm xúc bản thân

Trong mối quan hệ cha mẹ - con cái, nhiều bậc cha mẹ quen đặt mình ở vị trí cao, thường xuyên nổi cơn thịnh nộ với con.

Nếu cha mẹ quá cảm xúc, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến mối quan hệ cha mẹ - con cái, trẻ sẽ có thể dưỡng thành tính cách hay cáu gắt, nổi nóng.

Nếu cha mẹ quá cảm xúc, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến mối quan hệ cha mẹ - con cái, trẻ sẽ có thể dưỡng thành tính cách hay cáu gắt, nổi nóng. (Ảnh: Xframe)

5. Nghiêm khắc với con cái, khoan dung với chính mình

Nhiều bậc cha mẹ không làm được việc yêu cầu nghiêm khắc với con và đồng thời yêu cầu nghiêm khắc với bản thân. Điều này khiến tôi nhớ đến bài viết với tựa đề là hai bức tranh, trong một bức, người cha hô lớn: "Con trai hãy học chăm chỉ", nhưng ông lại ngồi bên cạnh và chơi điện thoại.

Trong một bức tranh khác, một cậu con trai đang học bài, và ông bố đang ngồi đọc sách cùng nhau. Có rất nhiều bậc cha mẹ coi trọng việc học của con, nhưng rất ít người làm được như ông bố trong bức ảnh thứ hai.

“Nhẫn nhịn” là một môn học bắt buộc đối với các bậc cha mẹ, bạn càng làm tốt điều đó thì con bạn sẽ càng ưu tú

1. Nỗ lực ‘nhẫn’

Cha mẹ đều yêu thương con của mình, nhưng một số cha mẹ lại yêu thương con quá mức. Việc ăn, mặc, sinh hoạt, học tập của con đều do cha mẹ lo liệu hết, không để con làm việc nhà. Cha mẹ không bao giờ để cho con làm những việc trẻ có thể làm, không ngừng làm thay cho con, đó không là thương con mà chính là hại con.

Sớm muộn sẽ tới ngày con trẻ cần rời xa cha mẹ để sống tự lập, nếu trẻ không có một chút khả năng sống độc lập thì chẳng nghi ngờ gì đó là do cha mẹ đã ‘làm gãy’ đôi cánh biết bay của trẻ

2. Kiềm chế nóng giận

Nuôi dạy con trẻ là một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực, và các bậc cha mẹ đôi khi sẽ cảm thấy mệt mỏi và không nhẫn được.

Nhưng cha mẹ nên cố gắng kiên nhẫn và không cảm tình hoá, vì tính cách của cha mẹ có thể ảnh hưởng lớn đến con.

Nhưng cha mẹ nên cố gắng kiên nhẫn và không cảm tình hoá, vì tính cách của cha mẹ có thể ảnh hưởng lớn đến con. (Ảnh: Xframe)

3. Kiềm chế so sánh

Hiện tượng các bậc cha mẹ so sánh các con với nhau cũng rất ‘nghiêm trọng’.

Khi cha mẹ thấy con của gia đình khác đi học đàn piano, thì cũng phải cho con mình đi học đàn; trẻ nhà khác đi học thêm thì trẻ nhà mình cũng không thể bị tụt hậu; trẻ nhà khác giành được giải thưởng trong các cuộc thi diễn thuyết, thì ngay cả khi con mình không có khả năng đó mà cha mẹ vẫn cố phải cho con học theo.

Khi các bậc cha mẹ so sánh, thì con cái luôn là người chịu hệ luỵ.

4. Phong thái nhẫn

Con cái cần tôn trọng cha mẹ là điều chắc chắn, nhưng không có nghĩa là cha mẹ có thể trấn áp suy nghĩ và hành vi của con cái với danh nghĩa mình là bậc trưởng bối.

Một số cha mẹ luôn khẳng định rằng lời nói hoặc việc làm của họ là đúng trước con cái, họ không nghe và không muốn thừa nhận rằng con cái họ đúng. Nhưng trên thực tế, cha mẹ nếu muốn con cái họ tôn trọng mình, thì không nên theo cách này, mà cần có sự giao tiếp bình đẳng.

Khi trẻ mắc lỗi, cách xử lý của cha mẹ cũng vô cùng quan trọng.

Trước hết, cha mẹ nên hỏi con về nguyên nhân và hậu quả, không nên ngay lập tức mắng mỏ một tràng. Khi cha mẹ hỏi trẻ rõ nguyên nhân, và sẽ cùng con phân tích, để con thực sự nhận ra lỗi của bản thân và sửa chữa.

Cách cư xử điềm đạm của cha mẹ đối với người khác và các sự việc, sẽ giúp trẻ lớn lên sẽ trở thành người ôn hoà.

Tiếp theo, ngay cả khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ cũng nên dành cho trẻ những lời an ủi thích hợp.

Sai lầm là điều không ai mong muốn xảy ra, cũng giống như người lớn đôi khi vô tình làm vỡ chiếc ly thủy tinh, có thể trẻ khi mắc lỗi cũng đã tự trách mình, vậy nên cha mẹ hãy an ủi trẻ trước.

Cuối cùng, khi con mắc lỗi cũng cần nghiêm túc nhìn nhận, và cha mẹ không thể lấy lý do như “con còn nhỏ”, “không hiểu chuyện” mà xem nhẹ. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ không nên chăm chăm chỉ nhìn vào lỗi lầm của trẻ mà nên hướng dẫn trẻ cách nhận ra lỗi và sửa sai.

Minh An
Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ 'Nhẫn' tốt trong giáo dục con, con khó mà không xuất sắc