Chất thải hạt nhân được chôn bí mật ở Trung Quốc? Bức xạ đang đầu độc người dân?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào tháng 8 năm 2023, Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi của Nhật Bản triển khai kế hoạch xả nước thải hạt nhân ra biển. Sự kiện này vốn đã được thế giới bên ngoài quan tâm chú ý từ lâu. Người dân Trung Quốc ngay lập tức hoảng sợ, trong chốc lát, doanh số bán máy dò bức xạ hạt nhân di động có tên Bộ đếm Geiger đã tăng hơn 200%. 

Trên thực tế, loại máy dò này sẽ không được sử dụng ngay vì tỉnh Fukushima nằm ở phía Đông của đảo Mainshu và hướng ra Thái Bình Dương. Nước thải thải ra từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima trước tiên sẽ được đưa đến bán đảo Kamchatka theo hướng từ Nam lên Bắc bởi dòng hải lưu ấm Nhật Bản, hay còn gọi là dòng hải lưu Kuroshio, đi qua quần đảo Aleut, sau đó đến Alaska và bờ biển phía Tây Canada, nhanh nhất thì vài tháng nữa nó mới đến Trung Quốc. Nếu nói đến nhu cầu mua máy dò bức xạ hạt nhân thì trước tiên phải là người Nga, người Canada và người Mỹ, chứ không phải người Trung Quốc.

Người ta nói rằng sau khi mọi người có được thiết bị này, họ ngay lập tức bắt đầu đo lường kiểm tra theo kiểu thiên la địa võng của chiến tranh nhân dân, bao gồm thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác đến từ Nhật Bản. Theo thông tin, thiết bị này có thể phát hiện tia Alpha, tia Beta, và các loại bức xạ hạt nhân có vượt mức tiêu chuẩn hay không, giá trị đọc càng cao thì giá trị bức xạ càng lớn.

Các phóng viên của CCTV thậm chí đã đi đến tỉnh Fukushima với thiết bị tương tự để kiểm tra giá trị bức xạ của nước thải hạt nhân. Kết quả là các giá trị thử nghiệm của nước thải do Nhà máy điện hạt nhân Fukushima xả thải vào ngày 24 tháng 8 đều nằm trong phạm vi bình thường. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cũng cung cấp dữ liệu thời gian thực về việc xả thải của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi trên trang web của mình, các số liệu cũng nằm trong phạm vi an toàn. Hơn nữa, các loại hàng hóa Nhật Bản được cư dân mạng sử dụng đều bình thường, nên người dân Trung Quốc cũng cảm thấy yên tâm hơn một chút.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, tại Fukushima, Nhật Bản, 21/02/2007. (TEPCO / Flickr / CC BY 2.0)

Một số cư dân mạng lanh lợi cho rằng, mua máy dò bức xạ về cũng chỉ dùng một lần rồi gác xó, quả thực quá điều đáng tiếc. Khi thực hiện kiểm tra toàn diện, cư dân mạng tại Trung Quốc phát hiện ra rằng, giá trị bức xạ ở nhiều nơi trong nhà của họ vượt xa giá trị ở Fukushima, giá trị bức xạ của gạch men, vật liệu xây dựng và thậm chí giá trị bức xạ mặt đất cũng vượt xa nước biển ở Fukushima.

Cư dân mạng lập tức xôn xao: “Trời ơi, giá trị bức xạ của nước thải hạt nhân ở Fukushima chỉ là 0,2, còn giá trị bức xạ ở Tokyo là 0,19, tại sao nhà chúng ta lại cao gấp 10 lần Nhật Bản?”

Và một điều gì đó thậm chí còn bất ngờ hơn vẫn đang chờ ở phía trước.

Có người tra thấy giá trị bức xạ ở nhiều nơi khác nhau ở Trung Quốc, do Trung tâm Công nghệ Giám sát Môi trường Bức xạ thuộc Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc công bố, liền cảm thấy rất kinh ngạc. Hóa ra giá trị bức xạ của nhiều thành phố ở Trung Quốc còn cao hơn cả Fukushima.

Điều gây sốc nhất là đứng ở vị trí đầu tiên là Tây Tạng, thứ hai là Chu Hải. Chu Hải được mệnh danh là thành phố hoa viên ven biển của Trung Quốc, Tây Tạng có mật độ dân số thấp và ít ngành công nghiệp hiện đại, tại sao giá trị bức xạ môi trường lại cao đến như vậy và còn xếp vị trí đầu tiên trong tất cả các vùng của Trung Quốc?

Tất nhiên, lúc này không thể thiếu các chuyên gia dập lửa. Họ lập tức ra mặt và nói: “Mọi người hãy bình tĩnh, nguyên nhân khiến mức độ bức xạ ở Tây Tạng cao là do tia cực tím gây ra, vì không khí ở trên cao nguyên loãng hơn so với những nơi có độ cao thấp. Còn giá trị bức xạ ở Chu Hải cao vì nó nằm ở đồng bằng Châu Thổ Châu Giang ở Hoa Nam, trên bề mặt có chứa lượng đá Monzogranite dồi dào, loại đá granite này chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium và Thorium, vì vậy, giá trị bức xạ tại đây cao”.

Tuy nhiên đối với một số cư dân mạng có sự am hiểu nhất định, họ không dễ bị lừa như vậy, họ nói: “Coi chúng tôi là những kẻ ngốc sao?”.

Nhiều ngọn núi có không khí loãng hơn, thậm chí có một số nơi còn cao hơn cả Tây Tạng, chẳng hạn như dãy Himalaya và Ladakh ở Ấn Độ, tại sao giá trị bức xạ ở những nơi này lại không cao như vậy?

Ngoài ra, đá Monzogranite trải rộng khắp năm châu bốn biển trên trái đất, tại sao giá trị bức xạ ở những nơi này không cao như giá trị phóng xạ ở Trung Quốc?

Ngay khi mọi người đang hoang mang thì một tin đồn kinh hoàng trên Internet xuất hiện, nói rằng tình trạng ô nhiễm phóng xạ quy mô lớn đã xảy ra ở Nội Mông.

Bây giờ lại càng khó hiểu hơn: Tại sao một nơi như Fukushima không có giá trị bức xạ cao đến thế, còn các nơi ở Trung Quốc đều bị ô nhiễm phóng xạ hạt nhân. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi khám phá lý do của những chuyện khó hiểu này dựa trên một số manh mối quan trọng. Hãy bắt đầu với 2 đoạn tin tức từ gần 40 năm trước.

Nguồn gốc ô nhiễm hạt nhân ở Trung Quốc

Vào ngày 8 tháng 2 năm 1984, tờ New York Times đăng một đoạn tin tức, nói rằng các quan chức ngành điện hạt nhân châu Âu và các giám đốc điều hành ngành công nghiệp đã tuyên bố rằng, một công ty của Đức đã ký một hợp đồng thuê không gian dự trữ chất thải hạt nhân với Trung Quốc.

Nói một cách dễ hiểu, một công ty hạt nhân của Đức tên là Nukem Energy đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc, Nukem sẽ vận chuyển chất thải của các nhà máy điện hạt nhân và công nghiệp hạt nhân của họ, đến các vùng sâu vùng xa xôi ở Trung Quốc để dự trữ vĩnh viễn. Công ty Đức sẽ phải trả cho Trung Quốc 5,45 tỷ USD phí thuê đất, đồng thời, Trung Quốc cũng đang vận động chính phủ Thụy Sĩ và các chính phủ Tây Âu khác, hy vọng họ cũng sẽ chôn chất thải hạt nhân tại Trung Quốc, và trả phí thuê đất cho Trung Quốc. Trong đoạn tin tức này, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận này qua một cuộc họp đấu thầu.

Bởi vì đây là cuộc đấu thầu bí mật, thế giới bên ngoài không biết nước nào tham gia. Nhưng suy cho cùng, nếu Trung Quốc đạt được thỏa thuận này, liệu Trung Quốc có đủ khả năng xử lý chất thải hạt nhân hay không?

Chất thải hạt nhân được chia thành 3 mức độ: cao, trung bình và thấp tùy theo độ phóng xạ.

Mức độ thấp nhất là chất thải hạt nhân cấp độ thấp, là những vật dụng bị ô nhiễm nhẹ như dụng cụ, quần áo làm việc của nhân viên tiếp xúc với vật liệu hạt nhân, v.v. phần này chiếm số lượng rất lớn, chiếm tới 90% tổng lượng chất thải hạt nhân, nhưng tính phóng xạ chỉ chiếm 1%.

Mức độ thứ hai là chất thải hạt nhân cấp độ trung là vật phẩm phóng xạ trung gian, bao gồm thiết bị lọc dùng trong kỹ thuật hạt nhân, thép bên trong lò phản ứng, các thành phần và nước thải phát sinh trong quá trình xử lý công nghiệp hạt nhân, v.v. những vật phẩm này chiếm khoảng 7% tổng lượng chất thải hạt nhân và tính phóng xạ chiếm khoảng 4%.

Xử lý chất thải hạt nhân mức thấp và mức trung tương đối thuận tiện, sau khi nén và đóng vào thùng rồi chôn xuống hầm thì có thể cách ly bức xạ, nhưng phải đợi hàng trăm năm sau con người mới có thể tiếp xúc nó một cách an toàn.

Mức độ thứ ba là chất thải hạt nhân cấp độ cao, là nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, tức các nhiên liệu hạt nhân đã được các nhà máy hạt nhân sử dụng. Mặc dù nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng không còn khả năng duy trì phản ứng hạt nhân, nhưng vẫn chứa một lượng lớn nguyên tố phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng chỉ chiếm 3% tổng lượng chất thải hạt nhân, nhưng tính phóng xạ của nó lại chiếm đến 95%.

Nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng khó xử lý hơn nhiều, chu kỳ bán rã của nhiên liệu đã qua sử dụng kéo dài tới 5.000 năm. Trong giai đoạn này, bất kỳ người hoặc động vật nào tiếp xúc với nó sẽ có nguy cơ cao mắc các khối u ác tính, bệnh bạch cầu, và các bệnh gây tử vong khác. Điều đáng sợ nhất là bức xạ có thể ảnh hưởng đến DNA của tế bào sống, gây ra các bệnh di truyền và thậm chí là dị tật ở động vật, con người hoặc thực vật, nó có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Quốc tế có 3 phương pháp phổ biến để xử lý chất thải hạt nhân:

Phương pháp thứ nhất là chôn sâu dưới lòng đất. Cách này đơn giản nhất, nhưng phương pháp này cũng có yêu cầu tương đối cao về môi trường địa chất, ví dụ như bãi chôn lấp phải sâu, và cấu trúc địa chất phải kín gió, có cấu trúc đá tốt, và không được có nước ngầm chảy vào. Bởi vì nếu điều đó xảy ra đồng nghĩa với việc nó được kết nối với nguồn nước ngầm, việc chôn chất thải hạt nhân ở nơi như vậy sẽ trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước và mang lại thảm họa sinh thái.

Một yêu cầu khác đối với việc chôn lấp chất thải hạt nhân là không được ở khu vực dễ xảy ra động đất, vì động đất có thể đẩy chất thải hạt nhân lên bề mặt, hoặc làm hỏng các thùng chứa chất thải hạt nhân, gây rò rỉ và thảm họa thảm khốc cho khu vực đó.

Phương pháp xử lý thứ hai là tái chế. Phương pháp này rất tốn kém. Hơn nữa, công nghệ này vẫn còn khá non nớt vào những năm 1980, và phải đến thế kỷ 21, công nghệ tái chế mới bắt đầu được sử dụng.

Phương pháp xử lý thứ ba là hóa rắn nhiên liệu đã qua sử dụng thành thủy tinh. Phương pháp này cũng giống như phương pháp thứ hai, trình độ công nghệ vào những năm 1980 vẫn còn khá thấp, phải đến năm 2014, quốc gia có nhiều nhà máy điện hạt nhân lớn như Pháp mới bắt đầu chính thức áp dụng phương pháp thủy tinh hóa này.

Vì vậy, đến cuối thế kỷ 20, tất cả các quốc gia có nhà máy điện hạt nhân đều áp dụng phương pháp xử lý thứ nhất, đó là chôn chất thải hạt nhân dưới lòng đất hoặc ném xuống vùng biển sâu, mỗi quốc gia đều rất thận trọng trong việc tìm kiếm nơi chôn chất thải hạt nhân, và cần phải có đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để tiến hành khảo sát, kiểm định các điều kiện địa chất và môi trường khác.

Tâm lý của người dân địa phương cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Chẳng hạn như Phần Lan đã tìm kiếm địa điểm thích hợp để chôn chất thải hạt nhân trên toàn quốc từ năm 1983. Phải mất 7 năm tìm kiếm, họ mới chọn được địa điểm có tên Eurajoki ở bờ biển phía Tây Phần Lan. Lòng đất tại địa điểm này toàn là đá granit, cũng không có một giọt nước, nên họ đã vất vả đào sâu xuống suốt 5 năm mới đạt tới độ sâu 420 mét, sau đó mới bắt đầu dự trữ lô chất thải hạt nhân đầu tiên. Nếu tiếp tục dự trữ chất thải hạt nhân thì sẽ phải tiếp tục đào sâu xuống.

Các chuyên gia ở Đức còn đau đầu hơn Phần Lan, bởi đất ở Đức hầu như toàn là đất sét và rất ít đá granit, nên mới có cách là thuê Trung Quốc làm địa điểm để dự trữ chất thải hạt nhân.

Chúng ta có thể tưởng tượng rằng, những chuyên gia đang lo lắng về chất thải hạt nhân khi nghe được tin Trung Quốc - quốc gia chưa có nhà máy điện hạt nhân vào những năm 1980, đã thực sự chấp nhận chất thải hạt nhân từ châu Âu một cách dễ dàng như vậy, thì họ đã bất ngờ và vui mừng như thế nào. Tuy nhiên, cũng có người nghi ngờ về việc liệu nguồn tin của New York Times có đáng tin cậy hay không, điều này đã nhanh chóng được làm rõ.

Vài ngày sau, tờ Washington Post đăng tải nội dung tương tự, và tiết lộ thêm chi tiết, báo cáo cho biết Đức có tổng cộng 3 công ty: một là Nukem, hai công ty còn lại là Transnuclear và Alfred Hempel. Bên thay mặt Trung Quốc ký kết thỏa thuận là Công ty TNHH Công nghiệp Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc, trực thuộc Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc. Hợp đồng giữa hai bên cho thấy 3 công ty Đức này sẽ vận chuyển 4.000 tấn chất thải hạt nhân sang Trung Quốc trong vòng 16 năm sau đó, tính ở mức 1.500 USD/kg, các công ty Đức sẽ phải chi trả tổng cộng khoảng 5,1 - 6 tỷ USD phí cho Trung Quốc. Như vậy, số tiền gần 6 tỷ USD là một số tiền rất lớn đối với Trung Quốc vào thời điểm đó.

Vậy rác thải hạt nhân được chôn ở đâu?

Nó nằm ở vùng Tây Bắc hoang vắng của Trung Quốc, về vị trí cụ thể, báo cáo chỉ mơ hồ đề cập đến một nơi - sa mạc Gobi.

Ngay sau khi báo cáo này được đưa ra, thế giới bên ngoài đã đặt câu hỏi rằng, liệu Trung Quốc có đủ khả năng xử lý chất thải hạt nhân hay không?

Đại diện Trung Quốc đã tỏ ra cứng rắn trong vấn đề này, mấu chốt đơn giản là đó không phải việc của các bạn, đại diện Trung Quốc nói chúng tôi có công nghệ và khả năng quản lý tốt đối với chất thải hạt nhân, không cần thế giới bên ngoài lo lắng.

Về việc thỏa thuận này được thực hiện sau đó như thế nào thì không có báo cáo thêm và cũng không có tin tức nào cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng các cơ sở dự trữ chất thải hạt nhân vào thời điểm đó, không ai có thể biết được chuyện gì đã xảy ra với chất thải hạt nhân sau khi nó được đưa vào lãnh thổ Trung Quốc.

Hiện tại ở Trung Quốc có ba địa điểm dự trữ chất thải hạt nhân được thế giới bên ngoài biết đến:

Một ở phía Tây Bắc của tỉnh Cam Túc, có tên là Kho xử lý Ngọc Long, mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2018;

Hai địa điểm còn lại nằm gần Vịnh Đại Á ở Quảng Đông, có tên là Kho xử lý Bắc Long, nó được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2000;

Địa điểm thứ tư nằm ở Tứ Xuyên, có tên là Kho xử lý Phi Phụng Sơn, kho này vẫn đang được xây dựng, và sẽ không được đưa vào sử dụng cho đến năm 2025.

Điều này có nghĩa là, 38 năm trước, Trung Quốc không có cơ sở chứa chất thải hạt nhân nào đạt tiêu chuẩn chuyên môn quốc tế. Trên thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu khá muộn trong vấn đề này. 38 năm trước, cho dù đó là chất thải từ ngành công nghiệp hạt nhân quân sự, hay chất thải hạt nhân dân sự được vận chuyển từ nước ngoài tới, chúng chỉ có thể được chôn lấp một cách qua loa và không có sự giám sát.

Bí ẩn ô nhiễm hạt nhân ở Tây Tạng

Năm 1988, một người Anh tên Vanya Kewley đến Tây Tạng. Cô Kewley từng làm phóng viên và nhà sản xuất tại đài BBC, và có mối quan hệ rộng rãi. Cô nghe nói ở cao nguyên Thanh Tạng có truyền ra tin tức về sự xuất hiện của chất thải hạt nhân, nên cô đã đến đây để điều tra.

Cuốn sách "Tây Tạng: Phía sau bức màn băng" của Vanya Kewley được bán trên Amazone.

Kewley lần đầu tiên đến khu vực Amdo ở Tây Tạng, khu vực này nằm ở phía Đông Bắc của cao nguyên Thanh Tạng. Nơi đây có thảo nguyên rộng lớn và vùng đất hoang vắng không có người ở. Sau khi Kewley đến Amdo, cô tiếp tục đi thăm dò tin tức từ người dân địa phương. Người dân địa phương phàn nàn với cô: “Trước đây mùa màng ở vùng Amdo phát triển rất tốt, chăn nuôi cũng phát triển tốt. Nhưng không hiểu sao những năm gần đây, số lượng gia súc chết tăng mạnh, nhiều gia súc còn sinh ra những thai chết kèm theo dị tật”.

Sau đó, Kewley đi đến một khu cộng đồng chăn nuôi ở phía Bắc Amdo. Không thể tìm thấy địa điểm này trên bản đồ. Cô sống trong một ngôi nhà của người Tây Tạng, đây là một khu cộng đồng nhỏ với dân số chỉ hơn 100 người. Chỉ trong vài năm đã có gần 30 người chết, tuy nhiên, người ở địa phương không biết nguyên nhân gây ra cái chết. Một người phụ nữ tên là Tsering Dolma đã bí mật nói với Kewly rằng, cô đã mang thai 3 lần liên tiếp, nhưng tiếc là tất cả thai nhi đều chết lưu, điều này đã khiến Dolma vô cùng đau khổ.

Điều đáng sợ nhất đối với Kewley là cá trong các hồ gần đó đã chết hàng loạt, nhưng vì người dân địa phương không ăn cá nên không quan tâm đến chuyện này. Nhưng Kewley biết, hồ này thông với nguồn nước ngầm, chẳng lẽ, nguồn nước ngầm cũng có vấn đề? Tất cả chuyện này nghe có vẻ do ô nhiễm hạt nhân gây ra.

Nhắc lại Thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô cũ xảy ra vào năm 1986, châu Âu hiểu rất rõ về thiệt hại môi trường do ô nhiễm hạt nhân gây ra. Với tư cách là phóng viên kiêm nhà sản xuất của BBC, Kewley chắc chắn cũng biết điều này. Nhưng Kewley không phải là chuyên gia về môi trường, cũng không có máy dò bức xạ Geiger di động sử dụng mạch tích hợp như ngày nay. Trên thực tế, cô không thể vào Tây Tạng với những thiết bị chuyên nghiệp và cồng kềnh, điều này sẽ gặp phải sự kiểm tra của nhân viên chính phủ Trung Quốc. Vì vậy, cô không thể xác định được nguồn nghi ngờ gây ra ô nhiễm phóng xạ hạt nhân ở khu vực Amdo.

Bị sốc trước những chuyện này, Kewley vội vã trở về Anh và viết một cuốn sách có tựa đề "Tây Tạng: Phía sau bức màn băng". Cuốn sách dù đã được xuất bản nhưng không tạo được nhiều phản hồi, vì số liệu không chi tiết và không có cách nào thuyết phục được giới chuyên môn.

Vào những năm 1990, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt-lai Lạt-ma đã tổ chức một cuộc họp báo ở thành phố Bengaluru, Ấn Độ. Đức Đạt-lai Lạt-ma vốn luôn ôn hòa, đã đưa ra lời buộc tội cứng rắn trong cuộc họp báo, cho rằng người Tây Tạng đang bị nhiễm phóng xạ hạt nhân. Ông đưa ra hàng loạt các bằng chứng:

  • Thứ nhất, Trung Quốc đã đóng quân với lực lượng hùng hậu, xây dựng nhà máy hạt nhân, và đang sản xuất vũ khí hạt nhân ở Tây Tạng;
  • Thứ hai, các bác sĩ Tây Tạng đưa ra thông tin rằng, vào cuối những năm 1980, tỷ lệ mắc bệnh ung thư bạch cầu ở người Tây Tạng đã tăng lên đáng kể, tương tự tình trạng ở Hiroshima sau Thế chiến thứ hai;
  • Thứ ba, số bãi rác thải hạt nhân trên cao nguyên Thanh Tạng không chỉ dừng lại ở con số 1.

Điều đáng sợ là những bãi rác thải này hoàn toàn không giống các quốc gia như Phần Lan, vốn được chôn sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, thay vào đó, nó chỉ sau vài chục mét thậm chí là lộ thiên. Ví dụ, ở huyện Thố Giang thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Hải Bắc, có một bãi chứa chất ô nhiễm phóng xạ gần hồ Koko Nor, nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy được những chất thải hạt nhân chất đống này. Đức Đạt-lai Lạt-ma buồn bã nói: “Cao nguyên Thanh Tạng là khởi nguồn của sông Dương Tử và sông Hoàng Hà, nếu khu vực này bị ô nhiễm thì không chỉ người Tây Tạng mà toàn bộ người dân Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả”.

Ngay sau đó, Tân Hoa Xã đã đáp trả lời buộc tội của Đức Đạt-lai Lạt-ma với tốc độ ánh sáng, cho rằng lời cáo buộc Trung Quốc sản xuất vũ khí hạt nhân ở Tây Tạng hoàn toàn là không có thật, là nói bậy. Việc đề cập đến bệnh nhân nhiễm phóng xạ cũng là không có thật. Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc luôn có trách nhiệm giám sát chất thải hạt nhân, và không gây ra bất kỳ tác hại nào cho môi trường. Tuy nhiên, không có sự phủ nhận trực tiếp nào về việc chất thải hạt nhân được chôn giấu ở cao nguyên Thanh Tạng.

Nói đến đây, mọi người đều có thể hiểu tại sao giá trị bức xạ của cao nguyên Thanh Tạng lại đứng đầu toàn Trung Quốc. Chắc chắn không phải vì độ cao và tia cực tím mà là do chất thải hạt nhân.

Sa mạc Gobi cũng là một phần của Nội Mông, và đây cũng là nơi mà Trung Quốc và Đức chỉ định là nơi chôn cất chất thải hạt nhân duy nhất trong hợp đồng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, địa điểm cụ thể vẫn chưa được xác định, có lẽ do hoạt động khai thác than, hoặc các kỹ thuật khác đã động chạm vào địa điểm chôn chất thải hạt nhân, đây có thể là nguồn gốc về tin tức liên quan đến việc Nội Mông bị ô nhiễm hạt nhân.

Những tin đồn trên mạng tại Trung Quốc thường ẩn chứa một số manh mối quan trọng, nhưng sự thật thường phải mất nhiều thời gian mới có thể sáng tỏ.

Một số manh mối về ô nhiễm hạt nhân ở Tây Tạng và Nội Mông như đã nói trên. Vậy tại sao giá trị bức xạ ở Chu Hải lại cao như vậy? Chẳng lẽ, chất thải hạt nhân cũng được chôn ở gần Chu Hải sao?

Kỳ thực, không có tin tức gì về chuyện này. Giá trị bức xạ cao ở Chu Hải có lẽ là do nguyên nhân khác gây ra.

Bí ẩn ô nhiễm hạt nhân ở Chu Hải

Năm 1991, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc là Nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn được đưa vào sử dụng. Đến năm 2023, Trung Quốc đã xây dựng 56 nhà máy điện hạt nhân, đứng thứ 4 trên thế giới.

Chỉ riêng quanh Quảng Châu có 4 nhà máy điện hạt nhân, đó là Nhà máy điện hạt nhân Vịnh Đại Á, Nhà máy điện hạt nhân Lĩnh Áo, Nhà máy điện hạt nhân Dương Giang và Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn. Nhà máy điện hạt nhân gần Chu Hải nhất là Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn, cách Chu Hải khoảng 70 km, nhà máy điện hạt nhân này cũng có quan hệ mật thiết với giá trị bức xạ của Chu Hải.

Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn - Quảng Đông - Trung Quốc. (Wikipedia)

Vào ngày 14 tháng 6 năm 2021, CNN bất ngờ đưa ra một tin tức rùng rợn, nghi ngờ có một vụ rò rỉ bức xạ ở Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn.

Đây là một vấn đề lớn. Tại sao sự việc xảy ra ở Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn mà CNN lại đưa tin trước. Đó là vì Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn có hai công ty nắm giữ cổ phần, trong đó Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc nắm 70%, và Tập đoàn Điện lực Pháp nắm 30%. Công nghệ lò phản ứng hạt nhân đến từ Pháp cần hỗ trợ kỹ thuật từ Pháp, nên nguồn tin mà CNN có được đến từ Pháp.

Framatome, một công ty vận hành năng lượng hạt nhân thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Pháp đã liên hệ với Bộ Năng lượng Hoa Kỳ ngay từ tháng 5 năm 2021 để yêu cầu hỗ trợ. Do các thanh nhiên liệu của lò phản ứng Đài Sơn số 1, thuộc Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn có thể bị hỏng, nên công việc sửa chữa phải sử dụng đến công nghệ chuyên môn của Hoa Kỳ.

Vào tháng 6, CNN đã lấy được nguồn tin tức và ngay lập tức đưa tin tức. Cục An toàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc ngay lập tức phản hồi và cho biết, các chuyên gia đã kiểm tra tất cả các chỉ số xung quanh Đài Sơn, chúng đều nằm trong giới hạn an toàn.

Tuy nhiên, theo báo cáo của CNN, Framatome cho biết trong một báo cáo gửi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ rằng, để không phải đóng cửa nhà máy điện hạt nhân, Trung Quốc đã sửa đổi các tiêu chuẩn cảnh báo về mức độ phóng xạ, vốn đã cao hơn nhiều so với giới hạn trên của quy định. Để không phải chịu trách nhiệm trước quốc tế, nên Framatome đã tiết lộ tin tức này. Tức là tôi đã gọi cảnh sát trước, nếu có chuyện gì xảy ra cũng không liên quan gì đến tôi. Lò phản ứng hạt nhân số 1 Đài Sơn đã chính thức ngừng hoạt động để bảo trì một tháng sau khi vụ rò rỉ xảy ra, và phải đến giữa tháng 8/2021 mới được đưa vào sử dụng trở lại.

Giá trị bức xạ cao ở Chu Hải có liên quan đến sự cố rò rỉ nhiên liệu bị hư hỏng tại Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn vào năm 2021 không? Đây là manh mối cần nghiêm túc truy xét và xác minh, nếu người Trung Quốc có thể thể hiện năng lực giám sát để theo dõi những gì đang xảy ra xung quanh họ, điều này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho việc cải thiện môi trường an toàn công cộng của Trung Quốc. Xét cho cùng, ô nhiễm hạt nhân là một sự kiện lớn liên quan đến sự an toàn của thế hệ tương lai, thậm chí là sự an toàn của các thế hệ tiếp sau nữa.

Wenzhao
Phương Lam biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chất thải hạt nhân được chôn bí mật ở Trung Quốc? Bức xạ đang đầu độc người dân?