Chim công: Đừng hy sinh tự do để đổi lấy sự phô trương và thể hiện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người ta nói rằng, loài chim công ban đầu vốn không có bộ lông sặc sỡ, đầy hãnh diện như bây giờ.

Vào một ngày, công đã đến cầu xin Juno, người mà công yêu quý nhất, xin tặng cho công một chùm lông để phân biệt với những loài chim khác. Sau khi khoác lên mình vẻ đẹp lộng lẫy, lấp lánh các sắc màu xanh lục ngọc, vàng, tím và xanh lam, anh ta kiêu hãnh bước đi giữa những loài chim khác. Tất cả đều nhìn công ghen tị. Thậm chí loài chim trĩ đẹp nhất cũng tự cảm thấy mình bị lu mờ trước công.

Epoch Times Photo
“Chim công”, hình ảnh mô phỏng của Milo Winter, trích từ “The Aesop for Children” năm 1919. (Ảnh: PD-US)

Lúc này, công nhìn thấy đại bàng sải cánh bay cao trên bầu trời và nó cảm thấy muốn được bay như nó vẫn thường làm. Công nâng cánh, cố gắng bay lên khỏi mặt đất. Nhưng sức nặng của bộ lông lộng lẫy kia đã kìm công lại.

Thay vì được bay cao để đón những tia nắng ban mai hay tắm mình trong ánh sáng ráng chiều rực rỡ giữa những đám mây bồng bềnh, công phải lê thê bước đi trên mặt đất chẳng khác nào loài gà nuôi thông thường.

***

Câu chuyện ngụ ngôn này được sao chép từ Sách điện tử The Project Gutenberg của “The Aesop for Children” (1919).

Aesop (620–564 TCN) là một người kể chuyện Hy Lạp được ghi nhận với một số truyện ngụ ngôn hiện được gọi chung là “Truyện ngụ ngôn của Aesop”. Những câu chuyện của ông, mang đến giá trị đạo đức, từ lâu đã ảnh hưởng đến văn hóa và nền văn minh của chúng ta, không chỉ đóng góp vào việc giáo dục và hình thành nhân cách đạo đức cho trẻ em, mà còn, với sức hấp dẫn đại chúng, góp phần vào năng lực tự suy nghĩ của cả những người lớn chọn đón nhận những đức tính hay quan tâm đến những lời nhắc nhở nội tâm.

Theo Aesop - Epoch Times

Du Du biên dịch

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Chim công: Đừng hy sinh tự do để đổi lấy sự phô trương và thể hiện