Chúng Hương Quốc của Phật Hương Tích ở đâu? Trước khi qua đời, người này đã nhắc tiết lộ nơi đến

Giúp NTDVN sửa lỗi

‘Chúng hương quốc lý lai, chúng hương quốc lý khứ’ (Hương quốc từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu), câu thơ này là của nhà thi họa Mễ Phất nổi danh thời Bắc Tống. Câu chuyện đằng sau câu thơ ấy như thế nào? Câu chuyện về ông ‘Tọa quan cử phất’ (ngồi trên quan tài cầm phất trần) sao lại được thế nhân yêu thích đến vậy? chúng ta cùng xem câu chuyện tu hành của ông.

Mễ Phất (1051~1107), là thư họa gia nổi tiếng thời Bắc Tống, ông cùng Hoàng Đình Kiên, Tô Đông Pha, Thái Tương là bốn đại thi họa gia trên văn đàn đương thời. Tuy nhiên đường quan lộ không thông thuận, nhưng điều này không ảnh hưởng tới công phu thâm hậu của ông trong lĩnh vực thư pháp, hội họa. Nhưng hôm nay chúng ta không bàn về nghệ thuật thư pháp, mà nói về thành tựu tu hành.

Trong “Tống sử” có ghi, Mễ Phất ‘Quan phục hiệu đường nhân, phong thần tiêu tản, âm thổ thanh sướng’ (Mũ áo kiểu nhà Đường, phong cách ung dung, nói năng nhẹ nhàng thanh khiết)

Mễ Phất mặc trang phục theo kiểu nhà Đường, tới đâu cũng thu hút người nhìn. Cũng do trang phục cùng sự đam mê thư họa đá quý mà ông bị người ta cho là điên khùng, nên có thêm xưng hiệu ‘Mễ điên’.

Bắc Tống thư họa gia Mễ Phất. (Phạm vi công cộng)

Văn chương của ông thâm trầm kỳ bí, làm người dễ dãi không câu nệ tiểu tiết, lại thêm chứng ‘nghiện sạch’, không dùng chung đồ với người khác, bị người ta coi là lập dị. Thế là ông lấy thi họa đá cảnh làm bầu bạn, đắm mình trong biển học thuật, an lạc tự tại.

Mễ Phất tự cho mình là Lộc Môn cư sĩ, còn xưng là Tương Dương mạn sĩ, lúc nhỏ theo thiền sư Ma Cật du học, có thể ngộ sâu sắc về giáo lý nhà Phật. Ở huyện Tân Xương Triết Giang, trên vách đá của ngôi chùa lớn thời Đông Tấn, còn lưu bút tích hai chữ ‘Diện bích’ của ông.

Ông viết trong “Tư cư thiếp”: ‘Tư cư đỗ môn, dĩ thiền duyệt vi lạc: huyễn pháp hữu như thị, bất dĩ thiền duyệt, hà dĩ vi khiển?’ (Tạm dịch: Ta ở nhà ta, lấy thiền làm vui: thấy được điều huyền diệu, không lấy thiền làm vui, sao tiêu khiển được đây?)

Có thể thấy cuộc sống thường ngày của một cư sĩ, Mễ Phất thường tham thiền đả tọa, cũng đạt tới cảnh giới nào đó, thể hội được sự mỹ diệu khi nhập định. Ông tu hành có thành tựu, không chỉ thể hiện ở việc đả tọa, mà còn thể hiện ở chỗ đưa ra dự ngôn về kiếp sau của mình.

Tầm tuổi xế chiều, Mễ Phất nhậm chức ở Hoài Dương (nay là Hà Nam Chu Khẩu Hoài Dương khu). Căn cứ theo “Phật Tổ cương mục” của Chu Thời Ân triều Minh biên soạn , và “Tứ khố toàn thư” triều Thanh dẫn từ “Hà Thị ngữ lâm”, đều viết rằng: Mễ Phất học thiền, tới những năm cuối đời có thành tựu. Một tháng trước khi chết, đã thu xếp việc gia đình, không chỉ viết lời từ biệt người thân, mà còn thiêu hủy hết những bức thư họa trân quý đang cất giữ.

Vẫn chưa hết, Mễ Phất còn cho người chuẩn bị quan tài, sau đó ăn ngủ đều ở trong quan tài. Trước khi chết 7 ngày, Mễ Phất không ăn đồ tanh, gia vị, chỉ tắm gội sạch sẽ, châm hương tĩnh tọa.

Trước lúc lâm chung, ông cho mời quan lại trong quận đến. Mễ Phất ngồi trong quan tài cầm phất trần nói: ‘Chúng hương quốc lý lai, chúng hương quốc lý khứ’ (Từ Chúng Hương Quốc đến, tới Chúng Hương Quốc ra đi). Nói xong buông phất trần, hai tay chắp lại, an nhiên tạ thế.

‘Chúng hương quốc’ mà Mễ Phất nói đến trước lúc lâm chung có tồn tại chăng? Vậy ở nơi đâu? Căn cứ theo kinh điển nhà Phật “Duy Ma Cật kinh” có ghi: ‘Cõi trên có phân thành bốn mươi hai Phật quốc, có nơi tên gọi là Chúng Hương (Vương quốc hương thơm), Phật hiệu là Hương Tích, đang tồn tại. Hương khí của nơi ấy là đệ nhất so với hương thơm của mười phương thế giới.’ nguyên là trong rất nhiều Phật Quốc trên thiên giới có tồn tại một thế giới mang tên Chúng Hương Quốc. Tất cả sinh mệnh ở đây đều cấu thành từ hương thơm, đến đồ ăn của thiên chúng cũng là ‘Hương khí’, nhưng cư trú tại Chúng Hương Quốc ‘chỉ có các Thanh Tịnh Đại Bồ Tát’ mà thôi.

Mễ Phất thân tại quan trường, cả đời chưa từng xuất gia, ăn uống cũng như phàm nhân cõi tục. Ông ngoài thời gian làm việc, thời gian còn lại thường tham thiền đả tọa nhiều năm, tuân thủ đạo đức, ước thúc bản thân. Cuối đời không chỉ tu thiền có thành tựu mà còn biết thế giới sẽ đến sau khi chết, nói ra chính xác danh hiệu của Phật Quốc. Như vậy có thể thấy, có lẽ ông cũng đã có thần thông nhất định, trong thiền định thấy cảnh tượng thù thắng của thế giới Phật quốc, biết được nguyên lai sinh mệnh của mình, chuẩn bị hậu sự trước một tháng, cáo biệt đồng sự cùng thân hữu. Truyền kỳ Mễ Phất ‘Tọa quan cử phất’ lưu lại cho thế nhân nhiều suy ngẫm về sinh mệnh, về ý nghĩa thực sự của nhân sinh…

(Theo “Tống Sử” quyển 444; “Phật Tổ cương mục” phần thượng quyển thứ 37)

Tống Bảo Lam - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chúng Hương Quốc của Phật Hương Tích ở đâu? Trước khi qua đời, người này đã nhắc tiết lộ nơi đến