Chuyện nơi công sở: Khi ai đó hỏi bạn "1+1=?", bạn sẽ trả lời như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong lý thuyết "1+1=?" của tôi, nếu bạn không có tư cách công bằng và đạo đức, bạn chỉ có thể bị coi là kẻ xu nịnh.

Khi còn học đại học, tôi học khoa kế toán, trong buổi học đầu tiên, giáo sư đã kể một câu chuyện khiến tôi ghi nhớ sâu sắc, và có tác động rất lớn đến thái độ làm việc sau này của tôi ở nơi làm việc. Câu chuyện như sau:

“Sếp một công ty đang tuyển nhân viên, một nhà toán học chạy đến ứng tuyển, sếp hỏi 1 cộng 1 bằng mấy? Nhà toán học đáp: bằng 2, ông chủ lắc đầu không nhận.

Có luật sư cũng chạy đi nộp hồ sơ nhưng sếp vẫn hỏi 1 cộng 1 bằng bao nhiêu? Luật sư nói: “Dĩ hòa vi quý”, nhưng ông chủ vẫn không chịu thừa nhận.

Sau này có anh kế toán chạy đi xin việc, sếp còn hỏi 1 cộng 1 bằng bao nhiêu? Người kế toán trả lời: “Ông chủ muốn bao nhiêu thì tôi cũng đáp ứng!”. Thế là ông chủ tuyển anh kế toán này”.

Câu chuyện này chứng minh rằng, đây là chức năng của kế toán, khi lập báo cáo tài chính thì muốn tối đa hóa lợi nhuận và đổi cổ phiếu ra tiền mặt; khi làm báo cáo thuế thì muốn tối thiểu hóa lợi nhuận, và nộp thuế ít hơn. Mặc dù đó là một câu chuyện cười của một kế toán viên, nhưng nó chỉ ra tầm quan trọng của việc linh hoạt tại nơi làm việc.

Vậy khi được hỏi "1+1=?", bạn sẽ trả lời như thế nào? Đây sẽ là nguyên tắc định hướng cao nhất để kế toán tháo gỡ vướng mắc cho sếp nơi công sở. Tuy nhiên dù thay đổi thế nào thì kế toán vẫn phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán cơ bản, chỉ là tìm nguyên tắc xác định, phương pháp tính khấu hao, định giá đáp ứng tốt hơn theo nhu cầu của ông chủ mà thôi. Việc này thể hiện chức năng nghề nghiệp và trí thông minh của người làm kế toán.

Bất cứ khi nào tôi đề cập đến trò đùa này một cách nghiêm túc, các đồng nghiệp của tôi lại nói đùa: "Bạn nên xuất bản một cuốn sách có tên '1+1=?'". Vì vậy, tôi muốn viết bài này để nâng cao lý thuyết về nơi làm việc "1+1=?" của mình .

Là cấp dưới, làm thế nào chúng ta có thể đạt được “sếp muốn bao nhiêu, thì tôi đáp ứng sếp bao nhiêu”? (Shutterstock)

Là cấp dưới, làm thế nào chúng ta có thể đạt được “sếp muốn bao nhiêu, thì tôi đáp ứng sếp bấy nhiêu”? Đây không phải là chuyện chỉ có nịnh hót mới có thể làm được, mà phải có kiến ​​thức chuyên môn nhất định, khả năng phản ứng nhanh nhạy, kỹ năng giao tiếp và tư cách đạo đức chính trực, thì mới có thể làm được! Tại sao tôi nói như vậy? Hãy nói về ý nghĩa của nó:

Kiến thức chuyên môn và khả năng phản ứng nhanh

Một ngày nọ, một nhà lập pháp đến đơn vị của chúng tôi, quan tâm đến các vụ thuế của cử tri. Tôi cầm chồng sách luật bên cạnh mình lên, khi tôi định mở nó ra, thì nhà lập pháp đã ấn quyển sách trên tay tôi xuống và nói: "Tôi đến đây, anh còn lấy cái gì giải thích, ra lệnh cho tôi nữa sao?"

Tôi mỉm cười và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đặt chồng sách luật và quy định sang một bên.

Sau khi mọi người nói sự thật của vụ án hồ sơ nộp thuế, họ vẫn không đồng ý và tranh cãi với nhau không ngừng. Lúc này, tôi lại mở chồng sách luật và quy định, giải thích cho các nhà lập pháp, từng người một về các trình tự, điều luật áp dụng đối với trường hợp này; phương pháp phù hợp với tình hình thực tế của giao dịch, giữa các bên tìm thấy sự đồng thuận và cả hai bên đều vui vẻ hoàn thành vụ việc.

Các đồng nghiệp trong đơn vị cũng rất vui mừng vì vụ án kết thúc: “Chúc mừng bạn!”. Vì vậy, với kiến ​​thức chuyên môn đầy đủ và khả năng phản ứng nhanh, bạn có thể dõng dạc, hùng hồn nói: “Sếp muốn cái gì thì tôi đáp ứng sếp cái đấy!”.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng, nhưng nhiều người không biết cách giao tiếp, tôi có hai vũ khí thần kỳ để bạn tham khảo.

  1. Giao tiếp bên ngoài: thưởng thức bánh vẽ cho thỏa cơn đói

Thực ra giao tiếp là một quá trình đàm phán, bạn phải để đối phương hiểu, theo thủ tục thông thường, bạn có thể gặp phải tình huống như thế nào, nhưng rất khó để chứng minh “bằng chứng”, chúng ta có thể dựa vào vị trí tương ứng của nhau, có thể lùi một bước để dễ dàng đạt được sự đồng thuận, kiểu giao tiếp này hiệu quả hơn.

Tôi thường cười nói rằng, đây gọi là “Ăn bánh vẽ cho thỏa cơn đói”, nếu bạn làm cho chiếc bánh to hơn, chứng tỏ bạn đã nhượng bộ rồi, giao tiếp đàm phán hoàn thành.

  1. Giao tiếp nội bộ: hãy đặt mình vào vị trí của người khác

Hầu hết mọi người đều cho rằng giao tiếp với bên ngoài rất khó, nhưng sau một thời gian dài ở cơ quan công quyền, tôi nghĩ rằng giao tiếp nội bộ bây giờ không dễ dàng! Ngày nay, rất nhiều tài năng trẻ tuổi từ các cơ quan cao nhất bước vào công vụ, họ luôn có tâm lý kiêu ngạo, cho rằng liệu người đứng đầu có ý đồ ích kỷ hay không, vì vậy họ thường tuân theo pháp luật và các quy định, không xem xét các vấn đề và tình huống mà cơ quan gặp phải.

Tôi thường nói với các bạn trẻ như thế này: “Nếu mọi thứ đều y theo quyết định của luật pháp, đi từng lớp một và ra đáp án, thì đất nước cần chi tiền để mời các bạn đến làm gì, chỉ cần viết ra chương trình, quyết định trên máy tính in ra là đủ. Chính vì pháp luật cần phải thích ứng với sự thay đổi của thời đại và môi trường, nên bạn cần đặt mình vào vị trí của bên liên quan để chính mình trải nghiệm. Nếu chính phủ đối xử với bạn như vậy, bạn có phản đối không? Nó có gây phẫn nộ cho công chúng không? Vì vậy, Tổ quốc cần bạn tìm ra cách kỷ luật thích hợp, để người dân tin tưởng vào chính phủ và nghĩ đến người dân".

Sau khi kiểu suy nghĩ này bén rễ trong đầu nhà thầu trẻ tuổi, họ sẽ không thờ ơ quản lý theo pháp luật mà sẽ ân cần giải quyết những vấn đề người dân gặp phải.

Trong lý thuyết "1+1=?" của tôi, nếu bạn không có tư cách chính trực và đạo đức, bạn chỉ có thể bị coi là kẻ xu nịnh, và bạn sẽ không được đồng nghiệp tôn trọng. (Shutterstock)

Chính nghĩa và tư cách đạo đức

Trong lý thuyết "1+1=?" của tôi, nếu bạn không có tư cách công bằng và đạo đức, bạn chỉ có thể bị coi là kẻ xu nịnh. Trong sự nghiệp công ích của tôi, có một trường hợp bên liên quan đã nộp thuế bổ sung và bị phạt hơn 6 triệu Đài tệ. Bên liên quan đã được Ủy viên Hội đồng Lập pháp quan tâm, tôi đã giải thích với sếp rằng, thực sự cần thiết phải làm như vậy theo quy định của pháp luật. Vào thời điểm đó, sếp đã tiếp nhận vụ việc sau khi hiểu rõ tình hình. Bất chấp mọi trách nhiệm, chúng tôi đã khéo léo giải thích quan điểm của mình với các nhà lập pháp.

Khi đó, nhà lập pháp rất tức giận, cho rằng lãnh đạo đơn vị không nể mặt, nên động tý là yêu cầu sếp của tôi đến văn phòng của cơ quan lập pháp ở Đài Bắc để giải thích vụ việc, cứ đi lại mấy lần như thế. Các nhà lập pháp rất tức giận, tại sao lãnh đạo đơn vị này không nhận ra sự thật? Sếp nhẹ nhàng nói: "Chúng tôi hoàn toàn xem xét các bên liên quan. Còn việc các nhà lập pháp không hài lòng, chúng tôi sẽ chân thành giải thích. Điều may mắn duy nhất là đường sắt cao tốc chạy từ Đài Bắc đến Đài Nam chỉ mất một tiếng rưỡi, tôi vẫn có thể chịu được nó".

Sau sự việc này, tôi cảm nhận sâu sắc rằng chỉ có công lý và tư cách đạo đức mới thực sự đạt được “1+1=?” để giải quyết mọi vấn đề cho đơn vị và thủ trưởng.

Tác giả: Hiểu Phong - Epochtimes

Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chuyện nơi công sở: Khi ai đó hỏi bạn "1+1=?", bạn sẽ trả lời như thế nào?