Cử nhân tiến vào trong bức bích họa trong chùa, lão tăng nói ‘huyễn tượng do tâm sinh ra’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chu Cử nhân xem bức họa, xem chăm chú như bị hút hồn. Trong lúc mơ màng, anh cảm thấy mình nhẹ lâng lâng cất lên, như cưỡi mây vậy. Trong nháy mắt đã bay vào thế giới trong bức họa. Chỉ thấy bên trong là điện đường lầu các trùng trùng điệp điệp, trông hoàn toàn không giống nhân gian.

Mạnh Long Đàm người Giang Tây cùng Chu Cử nhân khi tạm trú ở Kinh thành, có một ngày nọ hai người cùng nhau đi tham quan một ngôi chùa. Ngôi chùa không lớn, bố cục cũng không rộng rãi, chỉ có một lão tăng sống trong đó. Lão tăng vội vàng bước ra nghênh đón, và dẫn khách đi một vòng trong chùa.

Ngôi chùa không có chỗ nào đặc biệt, chỉ có bức bích họa trên tường của đại điện rất tinh tế và rất đẹp, nhân vật trong tranh sống động như thực. Bức tường phía đông của đại điện vẽ Tiên nữ rắc hoa, trong đó có một thiếu nữ xõa tóc, tay cầm một đóa hoa, nét mặt tươi cười, đôi môi hé mở, dường như muốn đang muốn mở miệng nói vậy.

Chu Cử nhân xem bức họa, xem chăm chú như bị hút hồn. Trong lúc mơ màng, anh cảm thấy mình nhẹ lâng lâng cất lên, như cưỡi mây vậy. Trong nháy mắt đã bay vào thế giới trong bức họa. Chỉ thấy bên trong là điện đường lầu các trùng trùng điệp điệp, trông hoàn toàn không giống nhân gian.

Ở đó có một lão hòa thượng ngồi trên cao, đang giảng kinh thuyết Pháp, rất nhiều người vây quanh lắng nghe. Chu Cử nhân cũng đứng vào trong đám người đó. Một lát, anh cảm thấy có người bí mật kéo áo anh, Chu Cử nhân quay lại xem, thì ra là cô gái trong bức bích họa kia. Chu Cử nhân trong lòng rất vui mừng, bèn theo cô rời đi. Hai người sau đó kết phu thê.

Nhưng lúc này, Mạnh Long Đàm vẫn đang ở trên đại điện, trong nháy mắt phát hiện ra Chu Cử nhân biến mất, thì trong lòng vừa kinh ngạc vừa nghi hoặc. Thế là Chu Cử nhân bèn hỏi lão tăng. Lão tăng cười và nói: “Anh ấy đi nghe Pháp rồi”.

Mạnh Long Đàm bèn hỏi: “Ở nơi nào?”.

Lão tăng nói: “Không xa, không xa”.

Một lát sau, lão hòa thượng dùng ngón tay búng búng vào bức tường và nói: “Chu thí chủ, sao lại du ngoạn lâu như vậy, vẫn chưa về sao?”

Lúc này, trên bức bích họa xuất hiện chân dung Chu Cử nhân ghé tai như đang nghe ngóng điều gì. Lão tăng lại hô lớn: “Bạn của anh chờ đợi anh đã lâu rồi”.

Vừa mới dứt lời, thì đã thấy Chu Cử nhân từ trong bức bích họa bay ra. Mạnh Long Đàm thấy thế vậy thì kinh ngạc lắm. Hỏi ra mới biết, Chu Cử nhân vừa rồi vừa mới nằm xuống ngủ, bỗng nhiên nghe thấy một loạt tiếng gõ cửa, giống như tiếng sấm vang vậy.

Lão tăng cười và nói: “Huyễn tượng do tâm con người sinh ra, lão tăng phải giải thích thế nào đây?”

Ở phần kết của câu chuyện này, tác giả của “Liêu trai chí dị” là Bồ Tùng Linh có viết rằng: “Huyễn tượng do tâm con người sinh ra, lời này rất có đạo lý. Con người có tâm dâm thì sinh ra cảnh dơ bẩn, có tâm dơ bẩn thì sinh ra cảnh sợ hãi. Bồ Tát điểm hỏa kẻ ngu muội, ngàn huyễn tượng cùng sinh ra, đều là do cái tâm con người tự mình dẫn động vậy”.

Khi người ta có sắc tâm, thì sẽ sản sinh ra cảnh tượng ảo không suồng sã, khi con người có tâm suồng sã mạo phạm người khác, thì sẽ khiến bản thân mình rơi vào cảnh đáng sợ. Bồ Tát điểm hóa chúng sinh ngu muộn, ngàn vạn cảnh ảo đó đều là ho cái tâm của con người tự dẫn động mà sinh ra cảnh tượng ảo mà thôi.

Nguồn tư liệu: “Liêu trai chí dị” - Quyển 1

Đỗ Nhược - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cử nhân tiến vào trong bức bích họa trong chùa, lão tăng nói ‘huyễn tượng do tâm sinh ra’