Đạo thưởng thức nghệ thuật (P-1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi chúng ta đọc một bài thơ hay, hoặc một chương cổ văn hàm súc, sẽ cảm thấy đọc lên sảng khoái lạ thường, thậm chí bất tri bất giác mà lắc lư ngâm nga trầm bổng, vô cùng say mê, cảm thấy rõ ràng trên bề mặt con chữ có một luồng khí lưu thông. Khi chúng ta lãm thưởng một bức tranh cũng vậy, đặc biệt là tranh cổ, cảm thấy có một dòng khí lưu động trên mặt tranh, dòng khí này được gọi là “Khí vận”.

Trên bề mặt là khí, nhưng nếu theo dòng khí thăng hoa vào tầng thâm sâu hơn, sẽ thấy rằng khí đó là năng lượng đến từ vũ trụ cao tầng, nó khởi tác dụng tịnh hóa nhân tâm, làm tâm thái bình hòa, ấm áp, quy phạm phẩm hạnh, nâng cao đạo đức, đây là năng lượng của nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa năng lượng đằng sau, năng lượng đó lớn nhỏ, thông đạt ra sao là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một tác phẩm hay dở cao thấp. Loạt bài này đứng trên cơ điểm Đạo gia, từ góc độ năng lượng của nghệ thuật mà luận đàm về thưởng thức nghệ thuật.

Nhân loại có rất nhiều loại hình nghệ thuật, nghìn môn trăm loại, làm đời sống nhân loại muôn màu muôn vẻ. Nói chung, nghệ thuật đều có tương quan với nhau, các loại hình nghệ thuật khác nhau, ở tầng thâm sâu thì đều quy về một Đạo xuyên suốt. Hiểu được Đạo, biết mạch nguồn, thì sẽ biết làm thế nào thực sự thưởng thức tác phẩm nghệ thuật.

Chúng ta ngược dòng thời gian về cội nguồn nghệ thuật, thì thấy hầu như toàn bộ nghệ thuật chính thống ban đầu đều đến từ tôn giáo, từ tín ngưỡng Thần, ban đầu là dùng để biểu thị Thần, ca tụng Thần, hoặc là công cụ để kết nối với Thiên Địa, Thần Linh. Đây là khởi nguồn của nghệ thuật và chân nghĩa của nó, nghệ thuật câu thông với Thần Linh, dẫn dắt phàm nhân nương dựa vào Thần, tìm thấy sự tồn tại của Thần, truyền năng lượng thuần chính từ vũ trụ cao tầng cho nhân loại.

Đôn Hoàng
toàn bộ nghệ thuật chính thống ban đầu đều đến từ tôn giáo, từ tín ngưỡng Thần, ban đầu là dùng để biểu thị Thần, ca tụng Thần, hoặc là công cụ để kết nối với Thiên Địa, Thần Linh. (Tranh Epochtimes)

Phần trên đã nói, đánh giá cảnh giới cao thấp của một tác phẩm nghệ thuật, có một tiêu chuẩn tối quan trọng, đó là xem năng lượng hàm chứa đằng sau. Nghệ thuật cổ Trung Hoa, đều vô cùng chú trọng ý cảnh. Ý cảnh càng thâm sâu, càng thuần chính, thì nội hàm càng rộng, năng lượng mang theo cũng càng lớn, cảnh giới càng cao. Nếu ví tác phẩm nghệ thuật như cây cầu, nó dẫn dắt người thưởng thức, phần kéo dài của cây cầu đó chính là phần nội hàm của nghệ thuật, nội hàm càng lớn thì cầu càng cao càng xa, nơi đến thần bí mà cây cầu dẫn tới, chính là phần Thần của tác phẩm nghệ thuật, cũng chính là năng lượng của tác phẩm, là cội nguồn cái đẹp của tác phẩm.

Những nhân tố nào quyết định năng lượng lớn nhỏ của một tác phẩm nghệ thuật? Người viết cho là có mấy phương diện chủ yếu sau:

Tác phẩm thuần tịnh hay không

Đông y cho rằng: Mạch lạc là thông đạo của năng lượng lưu thông, lúc nào cũng lưu thông năng lượng, dẫn động thân thể sống, khiến nó tràn đầy sức sống.

Mạch lạc phân bố khắp nhân thể, tuy nhiên nhìn không thấy, sờ chẳng ra, nhưng tồn tại khách quan ở đó. Khi mạch lạc thông thoáng, thân thể sẽ khỏe mạnh, khi mạch lạc tuần hoàn bị trở ngại, nhân thể sẽ sinh bệnh, khi mạch lạc tuần hoàn bị ngừng, người sẽ tử vong.

Vạn vật đều có linh, đều có Đạo, trong tự nhiên vạn vật đều có mạch lạc. Mạch lạc là vô hình, phân bố khắp nơi, là thông đạo lưu thông tuần hoàn của vật chất và năng lượng trong vũ trụ.

Nghệ thuật cũng có mạch lạc, bên trong lưu thông năng lượng hàm chứa của nghệ thuật. Khi người ta thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, khi đạt tới cảm ứng rung động, thì năng lượng của tác phẩm sẽ truyền đến người xem. Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật mang năng lượng cường đại, sẽ làm ta cảm động, lệ chảy không dừng, an ủi tâm linh, thuần hóa nhân tâm, đề cao đạo đức và tầng thứ, bổ xung năng lượng thuần chính.

Tác phẩm có thuần tịnh không, mạch lạc quyết định của tác phẩm có hoàn thiện không, thông đạt không, năng lượng lưu thông có thuận lợi? Tác phẩm nghệ thuật không thuần tịnh, mạch lạc không thông đạt, thì năng lượng lưu thông bị cản trở, làm nội hàm, năng lượng của tác phẩm không phát huy được.

Tác phẩm nghệ thuật phải chăng thuần tịnh, chủ yếu xem 3 phương diện: một là Đại cục, hai là Chi tiết, ba là Hướng chảy.

Đại cục

Trong thưởng thức nghệ thuật có một câu tục ngữ gọi là “Đại khí”. Hàm nghĩa thâm sâu của nó là không ngừng tinh giản tác phẩm, không ngừng thăng hoa, lọc lấy tinh hoa, loại bỏ cặn bã, cắt bỏ phần rườm rà, không ngừng tinh luyện đối tượng thể hiện, vứt bỏ những ẩn giấu và tạo tác, làm tác phẩm phản bổn quy chân, chí giản chí dị, cuối cùng đạt đến truyền Thần.

Tác phẩm phải chăng Đại khí? Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá Đại cục.

Cần cảm nhận tất cả các nhân tố trong tác phẩm, thiếu một cũng không được, thừa một cũng không được, động một cũng không được, chỉnh thể trong trật tự, đạt tới bước này, bố cục của Đại cục là hoàn mỹ.

Đại cục truy cầu chí giản chí dị, phản bổn quy chân, đại tượng vô hình, tận đắc kỳ Thần. Tác phẩm như vậy, dung lượng sẽ cực kỳ lớn, nội hàm mang theo sẽ vô cùng bác đại, mang tới người xem cảm giác hồng đại.

Ví dụ văn tự Trung Quốc, văn bạch thoại hiện tại rất nông cạn, nội hàm rất ít, biểu đạt thành ra rất rắc rối, muốn nói rõ một chuyện, có thể phải viết cả mười mấy trang luận; nhưng cổ văn, nội hàm rất rộng lớn, giản lược nhiều, cùng biểu đạt một chuyện, có thể chỉ cần một trang giấy là đủ, nhưng người ngày nay, rất ít người đọc hiểu cổ văn, nó tuy rất cô đọng, nhưng nội hàm tương ứng rất lớn, trí tuệ cũng lớn.

Ngược thời gian xưa, trước khi có văn tự, thời Phục Hy thị, nhân loại dùng Bát quái, 64 quẻ tượng để ghi chép sự việc, càng ngắn gọn, nội hàm càng hồng đại, trí tuệ cần thiết càng nhiều, cho nên Chu dịch Bát quái ngày nay không mấy ai có thể hiểu được.

Đại Đạo chí giản chí dị, Đạo càng cao càng ngắn gọn, nội hàm càng hồng đại; tầng càng thấp, càng phức tạp, rắc rối, nội hàm càng ít, càng nông cạn.

Cùng như vậy, Đại cục càng Đại khí, tinh luyện, phản phác quy chân, dung lượng sẽ càng lớn, năng lượng và nội hàm mang theo càng lớn.

Vô luận như thế nào, trên Đại cục không thể quá dư, trừ những nhân tố cần thiết, có thể truyền Thần, còn lại thì cắt bỏ.

Chi tiết

Xem Đại cục, đồng thời cần xem cả chi tiết, chi tiết là chỗ thể hiện rõ nhất công phu của nghệ thuật gia.

Chi tiết quyết định độ sâu không gian. Chi tiết càng tinh vi, độ sâu không gian càng lớn, dung lượng càng hồng đại.

Ví như biển lớn, nếu chỉ có rộng lớn vô bờ mà không có độ sâu, như vậy không được, sẽ không thể dung nạp núi cao vực sâu, không thể dung nạp bao kỳ trân dị bảo cùng bao cá tôm sinh vật.

Chi tiết là vi quan của nghệ thuật, cần tinh vi, chí tinh, đồng thời cần đối ứng tương liên, đồng điệu với Đại cục.

Chi tiết coi trọng tinh, không coi trọng nhiều, cần theo tinh vi, chí tinh mà phát triển, không cần phức tạp.

Một tác phẩm nghệ thuật ở cảnh giới cao, cần chú trọng hai phương diện lớn: một là Đại cục cần giản luyện, hai là đặt đủ công phu vào chi tiết, thiếu một cũng không được.

Cùng là Giản, nhưng có phân ra giản đơn và giản luyện, hai thứ này khác biệt cực lớn. Lấy một ví dụ: Giản đơn giống như đứa trẻ sơ sinh vậy, đơn thuần không mang quan niệm gì, không biết việc đời, như tờ giấy trắng, không chút nội hàm, đây là cái Giản nông cạn vô tri. Nhưng Giản luyện, ví như một vị kinh qua nhiều lần sinh tử, nếm trải tất cả nỗi niềm thế gian mà thấu triệt Chính Giác Đại Đạo, thuần tịnh không chút tạp niệm nhiễm ô, thanh tịnh không vô, cái gì cũng không nghĩ đến, nhưng cái gì cũng biết, có thể vận chuyển càn khôn, nuốt nhả vũ trụ, đây là do trải qua tất cả thế sự rồi cuối cùng tham thấu, là tinh hoa của một kiếp tu hành, mà đạt tới cái Giản của phản bổn quy chân, nội hàm và trí huệ của hai cái Giản này là hoàn toàn không giống nhau.

Lão tử
Giản luyện, ví như một vị kinh qua nhiều lần sinh tử, nếm trải tất cả nỗi niềm thế gian mà thấu triệt Chính Giác Đại Đạo, thuần tịnh không chút tạp niệm nhiễm ô, thanh tịnh không vô, cái gì cũng không nghĩ đến, nhưng cái gì cũng biết. (Ảnh: Commons wikimedia - CC BY-SA 3.0)

Cái Giản mà không có chi tiết, công phu, cùng nội hàm, là cái Giản nông cạn. Làm cho đủ chi tiết, hạ cho đủ công phu, ấy là Giản luyện, có thể đạt tới cảnh giới không vô của Đại tượng vô hình. Ví như khi giản đơn tới mức một đoạn thẳng, sự dài ngắn, vị trí, to nhỏ, góc độ, tất cả đều là chi tiết, đều là chỗ cần hạ công phu. Một tác phẩm có Đại khí chân chính, là một đoạn thẳng, nhưng tất cả chi tiết dài ngắn, vị trí, to nhỏ, góc độ đều được an bài tới mức hoàn mỹ trên bề mặt tác phẩm, tuy giản nhưng đầy đặn, đây là chỗ thể hiện công phu. Là chỗ đem nội hàm cô đọng lại thành nguyên tố đơn giản nhất, điểm này là chỗ cần đặt công phu vào chi tiết. Nguyên tố càng giản, yêu cầu năng lượng càng lớn, nội hàm mang theo càng lớn, đây là chỗ của công phu, nếu không sẽ không chuyển tải được, sẽ trở nên nông cạn.

Cải biến một, hai chi tiết, có lẽ người có nhãn lực bình thường nhìn không ra chỗ cải biến, nhưng ba, bốn, năm… tất cả chi tiết đều tập trung lại, thì sẽ nhìn ra biến hóa, đây là từ chất biến dẫn đến lượng biến, từ cải biến vi quan mà dẫn đến cải biến chỉnh thể. Đây có thể gọi là Thần tác, tất nhiên nó vô cùng khó, cần dụng tâm phi thường, đặt đủ công phu, rồi còn phải có thực công cùng ngộ tính mới được.

Đại cục và Chi tiết, là hai cực của tác phẩm nghệ thuật, nó quyết định dung lượng của tác phẩm. Chỉ có ôm Đại cục, nắm chắc chi tiết, thì tác phẩm mới đầy đủ hồng quan, vi quan, mà vận chuyển Thái cực, cấu thành nên Tiểu vũ trụ của chính mình.

Hướng chảy

Nắm chắc Đại cục và Chi tiết rồi, mạch lạc của tác phẩm đã được kiến lập xong, khí vận trong toàn bộ tác phẩm bắt đầu dòng chảy.

Nhưng tác phẩm nghệ thuật nhất định cần phải có một hướng chảy năng lượng hoàn mỹ, hướng chảy này thể hiện sự sắp xếp, trật tự, ở tầng bề mặt được gọi là lưu trình thị giác. Muốn làm được trật tự rõ ràng hoặc có trật tự trong loạn thì trên kết cấu cần có hư có thực, có lớn có nhỏ, có chủ có thứ, có phân tán và tụ tập, như vậy tác phẩm mới có sức sống, hình thành Đại tuần hoàn Chu thiên.

Hướng chảy lưu thông trên cùng một tầng diện ở các phương vị khác nhau, ví dụ từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, hoặc hướng chảy hình tam giác, hướng chảy bốn bên, hoặc từ giữa phát tán ra bốn phía, hướng chảy trên cùng tầng diện nhưng khác phương vị là do kết cấu của tác phẩm quyết định.

Độ sâu của hướng chảy, từ đại cục cho đến chi tiết; ở các tầng diện khác nhau, lại có hướng chảy từ nội dung bề mặt cho đến nội hàm phía sau, các tầng diện khác nhau, các góc độ khác nhau đều có các hướng chảy khác nhau, làm cho mạch lạc và năng lượng nghệ thuật chảy dài trên các tầng diện, lưu thông mà kiến lập nên thể hệ mạch lạc nghệ thuật hoàn mỹ.

Nhưng bất kể hướng chảy của tầng diện nào, cần phải phối hợp chủ đề, hướng về chủ đề, dẫn đến nội hàm. Tất cả hướng chảy của các tầng diện nhất định phải hài hòa thống nhất, không được có nhánh mạch nào làm phân tán năng lượng của chỉnh thể. Hướng chảy của các tầng diện khác nhau giống như sự ăn khớp chặt chẽ của các bánh răng, cần tương hỗ ăn khớp, làm toàn bộ tác phẩm nghệ thuật hồn nhiên nhất thể, có cái thế của chỉnh thể. Tất cả hướng chảy hài hòa thống nhất, hồn nhiên nhất thể, năng lượng đằng sau tác phẩm nghệ thuật mới tầng tầng đột phá lên tới bề mặt, hướng tới đại chúng.

Sau khi hoàn thiện được ba điều trên, tác phẩm nghệ thuật sẽ thuần tịnh. Nhưng chỉ thuần tịnh thôi thì chưa đủ, muốn tác phẩm trở thành Thần phẩm, mang năng lượng thuần chính cường đại, thì cần có đủ hai điểm nữa, xin mời xem tiếp bài tiếp theo.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Lý Đạo Chân - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Đạo thưởng thức nghệ thuật (P-1)