Điều gì xảy ra vào 7 ngày trước khi Thái tử Thích Ca Mâu Ni thành Phật?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phật Thích Ca Mâu Ni có tên thật là Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa, vốn là Thái tử của Ca Tỳ La Vệ quốc, Ấn Độ. Do nhân duyên, Ngài đã bước vào tu hành và đốn ngộ tất cả đạo lý thế gian, trở thành Phật. Ngài không chỉ là từ người trở thành Thần mà là trở thành vị Phật cao hơn rất nhiều so với chư Thần bình thường.

Theo quan điểm của Phật giáo, Thần cũng ở trong ‘lục đạo luân hồi’, họ cũng có thất tình lục dục, sinh lão bệnh tử. Nhưng Phật thì không giống vậy, Ngài đốn ngộ tất cả trí huệ, biết được quá khứ và tương lai của vạn vật thế gian, vũ trụ trông như thế nào khi nó được hình thành, sinh mệnh ra đời như thế nào, thậm chí Ngài còn biết làm thế nào thoát khỏi lục đạo luân hồi, nên không bị chịu sự dày vò của sinh lão bệnh tử, tồn tại mãi mãi. Đây cũng là lý do vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni được tôn là Phật Đà. Vì chữ “Phật Đà” trong tiếng Phạn đọc là “Buddha”, có ý nghĩa là “người tỉnh giác, giác giả”.

Vậy nếu Phật Đà là người đã giác ngộ, thì con người chúng ta chính là đang ‘ngủ say’. Quan trọng là sau khi Phật Đà trở thành Phật, Ngài không rời bỏ chúng ta mà Ngài ở lại, thậm chí còn nói với chúng ta về việc rốt cuộc Ngài làm thế nào từ con người có thể trở thành vị Phật cao quý. Kinh Phật không phải là một cuốn sách tôn giáo, mà đúng hơn là cuốn sách chỉ dẫn làm thế nào trở thành Phật, bởi vì trong đó ghi chép lại tất cả các bước Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật, và các câu chuyện kỳ diệu Ngài trải qua lúc đó. Hơn nữa, theo Phật Thích Ca Mâu Ni, nếu học những phương pháp này, chúng ta không chỉ có được siêu năng lực, mà còn có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi, trường tồn mãi mãi.

Giới hạn của khoa học

Vào thế kỷ 21 ngày nay, con người sùng bái chủ nghĩa khoa học, cho rằng tất cả đều phải được khoa học kiểm chứng mới là chân lý. Những điều chưa được khoa học kiểm chứng chỉ có thể bị chụp lên cái mác ‘truyền thuyết’. Nhưng kỳ lạ là cùng với sự tiến bộ của khoa học, chúng ta nhận ra rằng khoa học chỉ xác nhận những gì Thần học đã nói từ lâu. Ví dụ như chương đầu của “Kinh Thánh - Sáng thế ký” đã mô tả “Ban đầu Chúa tạo ra trời và đất”, trước khi trời đất được tạo ra, thế giới là một khoảng “hư không, hỗn độn”, tới khi Chúa nói cần có “ánh sáng” thì mới có ánh sáng.

Năm 1932, giáo sư Georges Lemaitre đầu tiên đã đề xuất lý thuyết vụ nổ lớn (Big Bang Theory)

Giáo sư Georges Lemaitre (Ảnh chụp màn hình)
Giáo sư Georges Lemaitre (Ảnh chụp màn hình)

Khoa học kỹ thuật không ngừng tiến bộ, và hiện nay các nhà khoa học cũng đã thừa nhận vũ trụ thực sự đã xảy ra ‘vụ nổ lớn’. Đây lẽ nào là ánh sáng mà Kinh Thánh nói đến?

Hơn nữa, theo các nhà khoa học, trước khi vũ trụ có vụ nổ lớn, có thể còn có một quả cầu bí ẩn bên trong nó hội tụ rất nhiều cao năng lượng thuần khiết. Nó không phải là vật chất nhưng lại gây ra vụ nổ lớn của vũ trụ, sinh ra thế giới vật chất của chúng ta.

Các nhà khoa học trải qua vài chục năm mới chứng minh ra lý luận mà Lão Tử đã nói với chúng ta từ lâu. Trong “Đạo Đức Kinh", Lão Tử đã đề cập: Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô”. Ý nghĩa là thế giới hiện nay chúng ta nhìn thấy và sờ được, thực ra được sinh ra từ “vô”.

Thậm chí, Lão Tử còn nói rằng “Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh; tự chi viết Đạo”

Tạm dịch: Có một vật hỗn độn hình thành, sinh ra trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay đổi; vận hành tuần hoàn mà không mỏi. Có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên của nó, bèn đặt tên chữ đó là Đạo.

Phải chăng “Đạo” chính là “năng lượng thuần khiết” tồn tại trước khi vũ trụ được hình thành mà các nhà khoa học nhắc tới. Vậy tại sao Lão Tử biết được tất cả những điều này? Câu trả lời chính là “thiền”. Nếu như thiền thực sự có thể đạt được câu trả lời giống như nghiên cứu khoa học, liệu chúng ta có thể nói thiền là một loại hành vi khoa học? Bởi vì trong lịch sử, có rất nhiều người đã tiếp cận được với chân lý của vũ trụ nhờ thiền, điều mà bây giờ chúng ta mới chỉ khám phá ra.

Trùng hợp nữa là, những người nghĩ về chân lý của vũ trụ giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, họ đều sinh vào cùng thời kỳ. Ví dụ Lão Tử sinh vào năm 571 trước công nguyên (TCN), Khổng Tử sinh vào năm 551 TCN, Socrates sinh vào năm 470 TCN, Plato - năm 429 TCN và Phật Thích Ca Mâu Ni sinh vào năm 563 TCN. Tại sao những người làm thay đổi lịch sử nhân loại này lại đều xuất hiện tập trung vào khoảng thời gian này?

Những người nghĩ về chân lý của vũ trụ giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, họ đều sinh vào cùng thời kỳ (Ảnh chụp màn hình)
Những người nghĩ về chân lý của vũ trụ giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, họ đều sinh vào cùng thời kỳ (Ảnh chụp màn hình)

Điềm báo kỳ lạ

Theo lịch sử ghi chép lại, từ rất xa xưa, phía nam của dãy Tuyết Sơn Ấn Độ cổ, có một quốc gia tên là Ca Tỳ La Vệ quốc. Quốc vương của nước này là Tịnh Phạn Vương, ông là một vị vua yêu nước thương dân. Vị vua trẻ xuất chúng, từ sau khi lên ngôi luôn đặt việc triều chính của quốc gia lên hàng đầu. Với sự nỗ lực của ông, cuộc sống của dân chúng ngày càng tốt đẹp. Thấy quốc gia đã bước vào ổn định, Tịnh Phạn Vương đã kết hôn với em gái của Thiện Giác Đại Vương Thiên Tý Thành Chủ- Maya. Tương truyền, Maya là một trong những tuyệt thế giai nhân trên thế giới thời đó. Sau khi kết hôn, hai người họ rất hạnh phúc. Tuy nhiên, hoàng hậu Maya vẫn mãi chưa thể sinh con, có lúc Hoàng hậu đã đề xuất Quốc vương nên cưới vương phi khác, nhưng Tịnh Phạn Vương đều từ chối. Ông thậm chí còn nói thẳng với Hoàng hậu rằng, nếu như số phận không cho ông có con, cho dù có lấy được tất cả phụ nữ trên thế giới thì kết cục cũng sẽ như vậy.

Có lẽ do cảm động trước tình yêu đích thực, hoặc có thể là số phận định sẵn. Một buổi tối sau khi quốc Vương từ chối tái hôn, Hoàng hậu có một giấc mơ kỳ lạ. Trong mơ, bà tới một vùng thảo nguyên rộng lớn, nơi đó có bầu trời đầy sao, khi bà ngẩng đầu cảm thán trước cảnh tượng, đột nhiên một người đàn ông tướng mạo đường đường cưỡi con voi trắng to lớn với 6 ngà, họ từ trên bầu trời đi xuống hướng về phía hoàng hậu, cuối cùng đi thẳng vào trong bụng Hoàng hậu. Lúc đó Hoàng hậu lập tức tỉnh giấc và kể lại giấc mơ với Tịnh Phạn Vương. Đức vua nghe vậy, cảm thấy giấc mộng này rất kỳ lạ, nên đã mời thầy xem tướng tới giải mộng. Thầy xem tướng nghe xong, vội chúc mừng vợ chồng Tịnh Phạn Vương, hơn nữa còn khẳng định rằng giấc mơ này là một điềm tốt cho thấy Hoàng hậu sẽ có mang. Nhưng điều này dường như là không thể, bởi vì khi đó hoàng hậu Maya đã hơn 40 tuổi. Vào thời đại đó tỷ lệ phụ nữ vào độ tuổi đó mang thai thấp hơn ngày nay rất nhiều. Tuy nhiên, điều khiến vua và hoàng hậu vô cùng vui mừng, là 10 tháng sau quả thực hoàng hậu đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Cậu bé chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

10 tháng sau quả thực hoàng hậu đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Cậu bé chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này (Ảnh chụp màn hình)
10 tháng sau quả thực hoàng hậu đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Cậu bé chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này (Ảnh chụp màn hình)

Tương truyền, Hoàng hậu sinh Thái tử khi bà đang dạo chơi trong hoa viên, khi vừa sinh ra, Thái tử không chỉ không khóc, mà thậm chí có thể bước đi, mỗi bước đi của Thái tử phía dưới chân lại nở ra một đoá hoa sen. Sau khi bước đi 7 bước, Thái tử đột nhiên một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói một câu rất nổi tiếng: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”.

Dự ngôn của Tiên nhân

Khi con trai ra đời, Tịnh Phạn Vương vô cùng vui mừng khi lần đầu làm cha. Một hôm, thị vệ vào bẩm báo bên ngoài cửa có tăng nhân khổ hạnh Asita cầu kiến. Nhà vua lập tức ra lệnh cho người mau chóng nghênh tiếp tăng nhân vào cung. Asita là tăng nhân khổ hạnh rất nổi tiếng thời đó. Tương truyền ông có siêu năng lực “ngũ thần thông” gồm có: thiên nhãn thông (hay còn gọi là thiên lý nhãn, có thể nhìn thấy sự vật ở rất xa), thiên nhĩ thông (thuận phong nhĩ, nghe được âm thanh từ rất xa), tha tâm thông (là thần giao cách cảm, không cần nói vẫn biết được suy nghĩ trong tâm người khác), thần túc thông (ngay lập tức di động), túc mệnh thông (biết được luân hồi đời này kiếp trước của mọi người).

Theo kinh điển của Phật giáo, ai cũng có thể dựa vào tu hành thiền định để đạt được 5 loại siêu năng lực này. Đương nhiên đây không phải là một việc đơn giản. Chỉ có tăng nhân với ngộ tính rất cao mới có được một trong những siêu năng lực đó. Còn Asita thuộc số ít người có cả 5 thần thông. Vì vậy, khi Tịnh Phạn Vương nghe thấy Asita cầu kiến, ông rất ngạc nhiên, đã cung kính thỉnh giáo Asita: “Tiên nhân, Ngài có thể giúp xem tướng cho con trai tôi không, xem tương lai vận mệnh của nó sẽ ra sao?”.

Khi Tịnh Phạn Vương nghe thấy Asita cầu kiến, ông rất ngạc nhiên, đã cung kính thỉnh giáo Asita: “Tiên nhân, Ngài có thể giúp xem tướng cho con trai tôi không, xem tương lai vận mệnh của nó sẽ ra sao?” (Ảnh chụp màn hình)
Khi Tịnh Phạn Vương nghe thấy Asita cầu kiến, ông rất ngạc nhiên, đã cung kính thỉnh giáo Asita: “Tiên nhân, Ngài có thể giúp xem tướng cho con trai tôi không, xem tương lai vận mệnh của nó sẽ ra sao?” (Ảnh chụp màn hình)

Tiên nhân nghe xong, liền đón Thái tử từ trong tay của quốc vương. Asita ngắm nghía Thái tử thật kỹ một hồi rồi trên mặt lộ rõ ​​vẻ vui mừng. Nhưng một lúc sau ông không nói gì, lòng đầy phiền muộn nhìn Thái tử. Tịnh Phạn Vương để ý tới phản ứng của Asita, đức vua lo lắng hỏi Tiên nhân vì sao ông lại phiền muộn như thế, lẽ nào tướng của Thái tử có gì không tốt? Tiên nhân đáp lời: “Thưa đức vua, không phải. Tướng mạo của Thái tử có 32 tướng tốt, 80 loại thiện. Nếu có thể trở thành quốc vương, sau này nhất định sẽ có thể thống nhất thiên hạ; còn nếu Thái tử từ bỏ thân phận này và xuất gia thì sau này nhất định có thể đốn ngộ Phật Pháp và phổ truyền ánh sáng Phật Pháp muôn nơi. Đáng tiếc thọ mệnh của tôi sắp hết, không kịp tận mắt chứng kiến Thái tử thành Phật, càng không có cơ hội nghe Ngài dạy, nên mới đau buồn như vậy”.

Theo ghi chép trong “Thích Ca Như Lai ứng hoá lục”, sau khi nghe Tiên nhân giải thích, Tịnh Phạn Vương mặc dù thở phào, nhưng ông vốn đã không dễ có được người kế vị, nên không muốn đứa con trai duy nhất của mình xuất gia. Ông hy vọng Thái tử sẽ kế vị ngôi vua và hoàn thành đại nghiệp thống nhất Ấn Độ. Vì vậy, từ lúc đó Tịnh Phạn Vương đã bắt đầu sắp xếp để Thái tử không có tiếp xúc với bất kỳ việc nào có liên quan tới tôn giáo, thậm chí không cho phép Thái tử ra khỏi cung. Để theo dõi sát Thái tử, vua còn đặc biệt cho xây dựng ba cung điện nguy nga, tráng lệ với hàng trăm mỹ nữ để mỗi ngày ca hát, nhảy múa làm vui lòng Thái tử. Thậm chí khi Thái tử 17 tuổi, vua còn giúp tìm 3 tuyệt thế giai nhân làm vợ và vợ lẽ cho Thái tử.

Với sự sắp xếp tỉ mỉ của vua cha, Thái tử thực sự không hề có suy nghĩ muốn xuất gia, thậm chí còn cùng vợ sinh một người con trai tên là La Hầu La. Những điều này khiến Tịnh Phạn Vương rất an tâm.

Những cuộc gặp gỡ kỳ lạ tại bốn cổng thành

Vào một ngày năm 534 TCN, khi đó Thái tử Thích Ca Mâu Ni đã kết hôn và có con, bất chợt nói với Tịnh Phạn Vương rằng, Thái tử muốn ra khỏi cung đi ngao du. Được vua cho phép, Thái tử mừng rỡ xuất cung. Dọc đường, Thái tử nhìn thấy những con phố sầm uất, phồn vinh. Người dân thị trấn nhỏ trên những con phố đông đúc mua bán hàng. Những điều này đều mới lạ với Thái tử. Nhưng khi xe ngựa tới cổng thành phía đông, Thái tử chợt nhìn thấy một cụ già tóc hoa râm, tập tễnh bước đi khó khăn. Thái tử dừng xe ngựa và hỏi tuỳ tùng bên cạnh: “Người này là ai, vì sao bộ dạng ông ấy đi lại kỳ quái thế?”.

Khi xe ngựa tới cổng thành phía đông, Thái tử chợt nhìn thấy một cụ già tóc hoa râm, tập tễnh bước đi khó khăn (Ảnh chụp màn hình)
Khi xe ngựa tới cổng thành phía đông, Thái tử chợt nhìn thấy một cụ già tóc hoa râm, tập tễnh bước đi khó khăn (Ảnh chụp màn hình)

Thái tử vốn chỉ luôn sống trong cung, xung quanh đều là những người hầu trẻ trung, khoẻ mạnh, chưa bao giờ từng thấy người già. Vì vậy, Thái tử mới cảm thấy bộ dạng ông lão đi đường rất kỳ lạ.

Người tuỳ tùng đáp: “Thưa thái tử, đây là một ông lão. Tất cả mọi người trên đời đều tới một ngày sẽ già đi”.

Thái tử hỏi: “Gồm cả ta sao?”

“Đúng vậy, dù cho là thân phận cao quý như thái tử cũng sẽ có ngày già đi”.

Đến lúc này Thái tử mới nhận ra đời người không phải là mãi mãi, nó lại ngắn ngủi như thế. Cho dù không ai trong chúng ta mong muốn già đi, nhưng chúng ta không có cách nào ngăn nó tới. Thái tử quay trở lại cung điện mang theo sự thất vọng.

Vài ngày sau, Thái tử lại ra khỏi cung, và lần này đi tới cổng thành phía nam. Ở đây, Thái tử nhìn thấy một người bệnh. Vốn tâm địa thiện lương, thái tử gọi thầy thuốc tới chữa trị. Thật không may, tình trạng của bệnh nhân đã rất nghiêm trọng. Ngay cả với loại thuốc tốt nhất cũng không có cách chữa trị. Lúc đó Thái tử chợt nhận ra, mỗi người sống trên thế gian đều trải qua sự dày vò của bệnh tật. Vậy là Thái tử buồn bã quay về cung.

Lại có một lần, Thái tử tới cổng thành phía tây. Tại đây, chứng kiến một người vừa qua đời, họ hàng thân thích của người quá cố khóc lóc đau khổ, Thái tử quay ra hỏi tuỳ tùng: “Chúng ta ai cũng sẽ phải chết sao?”

Thái tử tới cổng thành phía tây và chứng kiến một người vừa qua đời, họ hàng thân thích của người quá cố khóc lóc đau khổ (Ảnh chụp màn hình)
Thái tử tới cổng thành phía tây và chứng kiến một người vừa qua đời, họ hàng thân thích của người quá cố khóc lóc đau khổ (Ảnh chụp màn hình)

Tuỳ tùng đáp: “Đúng vậy, cho dù thân phận tôn quý như ngài cũng nhất định có ngày sẽ phải ra đi”.

Thái tử vô cùng kinh ngạc trước câu trả lời của người tuỳ tùng, bởi vì Thái tử nhận ra rằng, không chỉ con người sẽ tới lúc phải chết, mà tất cả các sinh mệnh trên thế gian đều phải đối mặt với thời khắc đó. Hơn nữa, không chỉ có sinh mệnh, mà thực tế ngay cả quốc gia cũng như vậy. Trong lịch sử, bất kỳ triều đại cường thịnh nào cũng sẽ có ngày sụp đổ, cả hành tinh, mặt trời, vũ trụ… cũng đều không thể tồn tại vĩnh hằng. Còn con người chúng ta lại mải tìm kiếm những thứ không tồn tại mãi mãi?

Trong cuộc sống bận rộn, chúng ta có thể cho mình một cơ hội để suy nghĩ về giá trị đời người, và đời này điều bạn muốn làm nhất là gì, chứ không phải tìm kiếm một cách mù quáng những thứ người khác cho là giá trị. Ví dụ như con người ngày nay vì kiếm tiền, làm việc ngày đêm vất vả, nhưng cuối cùng lại làm tổn hại tới sức khoẻ của bản thân, sau đó lại phải bỏ ra nhiều tiền hơn cho chi phí thuốc trị bệnh. Hơn nữa sức khoẻ không phải bỏ tiền ra có thể mua được. So sánh giữa tiền và sức khoẻ, rõ ràng sức khoẻ quan trọng hơn, nếu chúng ta có thể làm lại từ đầu có lẽ chúng ta sẽ chọn ‘tiền vừa đủ là được’. Tuy nhiên đời người rất ngắn ngủi, trong thời gian ngắn ngủi như thế con người còn phải đích thân trải nghiệm nỗi đau tuổi trẻ qua đi cho tới khi sinh ly biệt tử với người thân.

Theo quan điểm của Phật giáo, con người sau khi chết linh hồn sẽ không chết đi, nó sẽ dựa vào nhân đã gieo từ kiếp trước, tiếp tục tiến vào luân hồi. Nếu tu hành đời trước khá tốt, thì sẽ có cơ hội tiến vào thiên đạo. Nếu đời trước gieo quá nhiều ác quả, sẽ tiến vào súc sinh đạo, địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo. Nhưng ngay cả khi bước vào thiên đạo, cũng sẽ vẫn có thất tình lục dục của thế tục. Do đó, chúng ta thấy vẫn có Thần nổi nóng, có chiến tranh, thậm chí sẽ chết đi. Vì vậy, dù chúng ta có thực sự tiến vào Thiên đạo, vẫn sẽ phải chịu đựng sự thống khổ nào đó. Vậy có cách nào có thể giúp chúng ta mãi mãi không phải chịu khổ không?

Theo quan điểm của Phật giáo, con người sau khi chết linh hồn sẽ không chết đi, nó sẽ dựa vào nhân đã gieo từ kiếp trước, tiếp tục tiến vào luân hồi (Ảnh chụp màn hình)
Theo quan điểm của Phật giáo, con người sau khi chết linh hồn sẽ không chết đi, nó sẽ dựa vào nhân đã gieo từ kiếp trước, tiếp tục tiến vào luân hồi (Ảnh chụp màn hình)

Khi Thái tử tới cổng thành phía bắc, đã gặp một vị tu hành và ngạc nhiên phát hiện điều nhà tu hành cả đời cầu chính là tìm kiếm đáp án cho những vấn đề giống như Thái tử. Vì để có thể tìm ra cách thoát khỏi lục đạo luân hồi, Thái tử kiên quyết vứt bỏ vinh hoa phú quý, bước trên một hành trình vô cùng tuyệt vời.

Khổ hạnh nơi rừng sâu

Theo ghi chép lịch sử, vào thế kỷ 6 TCN, Bà La Môn giáo đang rất hưng thịnh tại Ấn Độ. Khi đó, nhiều tăng nhân tin rằng thông qua sự hành hạ về ‘thân thể’ và ‘tinh thần’, con người có thể đạt được mục đích thăng thiên. Do đó, khi Thái tử Thích Ca Mâu Ni quyết định cần tìm kiếm cách siêu thoát luân hồi, nơi đầu tiên ông tới là rừng rậm khổ hạnh tên là Vaisali. Nơi này tập trung rất nhiều các tăng nhân tu khổ hạnh, có người họ đứng trên một chân và không bao giờ ngồi xuống, có người giơ cao một tay không bao giờ hạ xuống, có người trần nửa thân trên chịu đựng cái nóng thiêu đốt của mặt trời, lại có người nằm trên giường đinh có gắn đầy đinh sắt. Họ thử đủ mọi cách để được thoát khỏi lục đạo luân hồi. Cuối cùng Thái tử Thích Ca Mâu Ni lựa chọn phương pháp tu hành thiền định, nhưng 6 năm trôi qua, ông không những không ngộ Đạo, mà ngược lại còn gần như huỷ hoại thân thể, ông ngày càng tiều tuỵ, già yếu, thậm chí không có sức để đi lại.

May mắn khi đó có một cô gái chăn cừu phát hiện và mang sữa dê cho Thái tử Thích Ca Mâu Ni, ông mới dần dần khôi phục ý thức. Sau 6 năm thử khổ tu, Thích Ca Mâu Ni phát hiện khổ hành không phải là phương pháp thoát ly khỏi lục đạo luân hồi. Nên sau khi hồi phục sức khoẻ, Thích Ca Mâu Ni tìm một cây bồ đề và lót cỏ bên dưới, nhất tâm chính niệm toạ thẳng. Ông còn thề rằng “Nếu không thành chính giác, không đứng lên”, ý nghĩa là ông hạ quyết tâm nếu không thể tìm được cách giải quyết khổ nạn, thì thà sẽ cứ ngồi mãi mãi như vậy không đứng lên. Bảy ngày sau khi Thích Ca Mâu Ni đưa ra lời thề, quả thực ông đã ngộ ra cách giải quyết tất cả khổ nạn.

May mắn khi đó có một cô gái chăn cừu phát hiện và mang sữa dê cho Thái tử Thích Ca Mâu Ni, ông mới dần dần khôi phục ý thức (Ảnh chụp màn hình)
May mắn khi đó có một cô gái chăn cừu phát hiện và mang sữa dê cho Thái tử Thích Ca Mâu Ni, ông mới dần dần khôi phục ý thức (Ảnh chụp màn hình)

Ngày thứ nhất

Tương truyền thời khắc khi Thích Ca Mâu Ni hạ quyết tâm, đưa ra lời thề thần thánh, chúng sinh Thiên đạo sở hữu thần thông lập tức cảm ứng được nơi thế giới này sẽ có người lĩnh ngộ Phật Pháp, tìm ra phương pháp thoát khỏi lục đạo luân hồi. Vì vậy, chúng Thần lập tức từ Thiên đạo vội đến trước cây bồ đề của nhân giới, bởi đây có lẽ là thời khắc hiếm hoi. Ngay cả rất nhiền Thần nhân trong Thiên đạo đã sống hàng chục tỷ năm, có thể không được tận mắt chứng kiến ​​người thành Phật, nên mọi người rất mong chờ được nhìn thấy thời khắc này.

Nhưng như đã nói, Thần ở Thiên đạo không nhất định là Thánh nhân hoàn mỹ, cũng sẽ có những vị Thần tinh nghịch thích bày trò chọc phá con người. Đương nhiên cũng có ma vương khá tà ác. Những Thần ma bản tính khác nhau sẽ căn cứ vào trình độ tu hành khác nhau, cư ngụ tại các tầng Trời khác nhau. Do đó ở trong “Thiên đạo” vẫn có thể phân thành 28 tầng Trời Tam giới. Thần sống trong mỗi tầng Trời không chỉ có năng lực khác nhau, ngay cả hình dáng, thọ mệnh dài ngắn cũng đều khác nhau.

Theo quan điểm của Phật giáo, trong bản đồ được cho là bản đồ vũ trụ dưới đây, vị trí của trái đất chính là ở điểm này (mũi tên chỉ)

Theo quan điểm của Phật giáo, trong bản đồ được cho là bản đồ vũ trụ dưới đây, vị trí của trái đất chính là ở điểm này (mũi tên chỉ) (Ảnh chụp màn hình)
Theo quan điểm của Phật giáo, trong bản đồ được cho là bản đồ vũ trụ dưới đây, vị trí của trái đất chính là ở điểm này (mũi tên chỉ) (Ảnh chụp màn hình)

Và xung quanh trái đất còn có ba hành tinh, trên đó cư ngụ những người khác nhau. “Tha hoá tự tại thiên” ở tầng thứ 6 trong thiên đạo, ở đây là nơi ma vương tên Ba Tuần cư trú. Khi đó ông cũng như các Thần khác, để ý tới việc nơi nhân gian sắp có người ngộ đạo. Ma vương Ba Tuần còn dùng năng lực ‘thiên nhãn thông’ của ông nhìn trực tiếp được tương lai của Thích Ca Mâu Ni, và phát hiện rằng, một khi Thích Ca Mâu Ni thành Phật sẽ dẫn dắt thêm nhiều người hơn nữa thoát khỏi lục đạo luân hồi, ông lấy khoái lạc của nhân gian làm dinh dưỡng. Một khi con người nơi nhân gian toàn bộ đi học Phật Pháp, vậy ai còn thời gian lưu luyến hưởng lạc thế tục. Nếu nhân gian không có khoái lạc, cũng đồng nghĩa với Ma vương không còn hạnh phúc- đó là điều Ma vương không cho phép. Do đó, ma vương gọi quân đội ma hùng hậu đến cây bồ đề để ngăn cản Thích Ca Mâu Ni ngộ Đạo.

Theo Kinh Bổn Sanh, khi đó quân đội của ma vương Ba Tuần chỉ tính riêng chiều dài lên tới 12 do tuần (tương đương khoảng 134km), điểm cuối của đội quận đã tới tận cuối của thế giới. Âm thanh gầm thét của đội quân khiến cả Thiên nhân ở Thiên đạo cũng nghe thấy. Khí thế hung hăng của thế lực ma vương khiến những Tiên nhân muốn tới xem Thích Ca Mâu Ni thành Phật sợ hãi bỏ chạy. Chỉ có duy nhất Thích Ca Mâu Ni bất động thanh sắc, vẫn chuyên tâm thiền định. Điều này khiến ma vương Ba Tuần vô cùng tức giận. Ông ta lập tức hạ lệnh tấn công, ngay sau đó, một cơn lốc khổng lồ Cửu Lam như sóng thần nhắm vào Thích Ca Mâu Ni, khiến gốc cây cỏ xung quanh bị bật tung, chỉ có Thích Ca Mâu Ni và cây bồ đề sau Ngài bất động như núi.

Thấy vậy, Ba Tuần lập tức phát động lần tấn công thứ hai, và thứ ba. Nhưng dù cho hoả công hay tiễn công đều không thể nào tiếp cận được Thích Ca Mâu Ni, cảm giác lúc đó bên thân thể của Ngài có một bức rào chắn vô hình đang bảo vệ Ngài. Đại quân Ba Tuần thấy tất cả các cách đều không hiệu quả, nhận ra sức mạnh của Ngài, nên trước khi Ba Tuần ra lệnh tấn công Thích Ca Mâu Ni, đại quân của ông ta đã từ bỏ và chạy trốn.

Nhưng dù cho hoả công hay tiễn công đều không thể nào tiếp cận được Thích Ca Mâu Ni, cảm giác lúc đó bên thân thể của Ngài có một bức rào chắn vô hình đang bảo vệ Ngài (Ảnh chụp màn hình)
Nhưng dù cho hoả công hay tiễn công đều không thể nào tiếp cận được Thích Ca Mâu Ni, cảm giác lúc đó bên thân thể của Ngài có một bức rào chắn vô hình đang bảo vệ Ngài (Ảnh chụp màn hình)

Khi phải đối mặt với muôn vàn uy hiếp, Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục chuyên tâm thiền định, không động thanh sắc, Ngài lập tức đạt được siêu năng lực “túc trụ trí”- chính là “túc mệnh thông”. Ngài không chỉ biết được luân hồi tiền kiếp của bản thân, mà còn có thể nhìn thấy tất cả tiền kiếp của vạn vật thế gian. Ví dụ như con lợn trước mặt có thể tiền kiếp là người, có người thì kiếp trước là chú chim. Họ đều do nghiệp của kiếp trước mà có hình dạng như ở kiếp này. Tất cả những bức tranh kiếp trước đều qua thiên nhãn của Thích Ca Mâu Ni hiển hiện rõ ràng trước mắt.

Vì vậy sau khi chứng kiến vô số luân hồi của vô số chúng sinh, cuối cùng Thích Ca Mâu Ni biết lý do tại sao con người liên tục luân hồi đều là 12 nhân duyên. Theo Ngài, nếu chúng ta có thể trừ bỏ 12 việc này là đã thành công bước đầu tiên. Việc đầu tiên trong 12 nhân duyên là vô minh. “Minh” là chỉ nhìn thấy, và “vô minh” có nghĩa là không nhìn thấy. Khi đôi mắt của con người bị che đậy, họ sẽ không biết được vấn đề phát sinh từ đâu, sau đó sẽ trong vô tri, vô giác mà tạo nghiệp. Theo Phật giáo, tất cả mọi điều thế gian đều có luân hồi nhân quả, “nhân” sẽ tạo ra “quả” về sau. Khi làm việc xấu, một người sẽ tạo ác nghiệp và sẽ phải chịu hậu quả. Đây cũng là lý do vì sao có lục đạo luân hồi. Bởi vì khi bạn làm rất nhiều việc tốt và có tu hành, sẽ có thể tiến vào thiên đạo; ngược lại thì sẽ bị vào địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sinh đạo.

Phật Tổ ngộ thấu sự việc đầu tiên là cần nghĩ cách khắc phục 12 nhân duyên này. Sau khi Phật Tổ hiểu thấu đạo lý này, đã xuất hiện một kỳ tích. Nước biển trong trăm dặm đều hóa thành suối ngọt, người mù có thể nhìn thấy màu sắc, người điếc có thể nghe được âm thanh, người đi khập khiễng không cần dùng gậy, ngay cả địa ngục vốn chỉ có u ám cũng nhìn thấy bình minh. Tuy nhiên, Phật Thích Ca Mâu Ni không dừng việc thiền định. Bởi vì Ngài biết rằng đây mới chỉ là bắt đầu.

Ngày thứ hai

Ngày thứ hai, khi mặt trời chiếu sáng lúc bình minh, thế giới chợt trở nên càng thêm tuyệt đẹp, tất cả các loài động vật ngủ đông thức dậy, trăm hoa nở rộ, chim cũng hót líu lo. Lúc này những Tiên nhân tới xem ngày càng đông. Họ bàn luận với về việc cần bao lâu nữa Thích Ca Mâu Ni mới có thể ngộ đạo. Một số Tiên nhân nghi ngờ, liệu Thích Ca Mâu Ni đang ở trước mặt họ có thực là có năng lực ngộ đạo không. Khi mọi người thảo luận sôi nổi, Thích Ca Mâu Ni đột nhiên bay lên không trung, triển hiện Thần túc thông.

Theo Phật gia, Thần túc thông là một loại thần thông có thể tuỳ ý di động trong phạm vi không hạn chế. Một khi có được Thần túc thông, sẽ có thể trong nháy mặt tới bất kỳ không gian và thời gian nào. Vì vậy, khi Phật Tổ triển hiện Thần túc thông, các chúng Thần không còn nghi ngờ gì nữa. Tới ngày thứ 3, Phật tổ bỗng nhiên đứng dậy, tiếp tục di chuyển qua lại. Trong Phật giáo, hành vi này được gọi là “kinh hành”. Nhiều người tu đạo trong khi thiền toạ thi thoảng đứng dậy và đi bộ xung quanh để giúp suy nghĩ. Rồi một ngày nữa lại qua đi, lúc này các Thần tập trung dưới cây bồ đề lại càng đông. Họ còn xây dựng một tòa nhà gọi là Bảo Chi Gia cho Thích Ca Mâu Ni để Ngài nghỉ ngơi.

Tới ngày thứ 3, Phật tổ bỗng nhiên đứng dậy, tiếp tục di chuyển qua lại. Trong Phật giáo, hành vi này được gọi là “kinh hành” (Ảnh chụp màn hình)
Tới ngày thứ 3, Phật tổ bỗng nhiên đứng dậy, tiếp tục di chuyển qua lại. Trong Phật giáo, hành vi này được gọi là “kinh hành” (Ảnh chụp màn hình)

Ngày sau khi toà nhà này được xây dựng, vị ma vương từng tấn công Thích Ca Mâu Ni lại một lần nữa xuất hiện, nhưng lần này ông ta không mang theo thiên binh vạn mã, mà đưa đi cùng ba cô gái. Ba Tuần vốn có ba người con gái xinh đẹp như hoa. Sau khi tấn công Thích Ca Mâu Ni bị thất bại, ba cô gái thấy phụ vương rất buồn bực, để giúp cha bớt lo âu, ba cô đã tình nguyện dùng sắc đẹp ngăn cản Thích Ca Mâu Ni. Lúc đó ma vương Ba Tuần còn căn dặn con rằng Thích Ca Mâu Ni không phải là người bình thường, nữ sắc đối với Ngài có thể không có tác dụng. Nhưng con gái nói với phụ vương yên tâm rằng họ sẽ biến thành tất cả các mỹ nữ, hàng chục triệu kiểu, cuối cùng cũng sẽ có một kiểu khiến Thích Ca Mâu Ni phải phân tâm.

Nhưng sự thực chứng minh Thích Ca Mâu Ni hoàn toàn không nhìn sự tồn tại của họ. Sau khi họ tự làm bản thân xấu hổ, ma vương mang ba cô con gái tủi nhục bỏ đi.

Tới ngày thứ sáu, Thích Ca Mâu Ni vẫn lặng lẽ đả tọa. Bất chợt trên bầu trời nổi lên cơn gió to. Lập tức thời tiết đang trong sáng bị đám mây xám to lớn che khuất, thậm chí còn rơi mưa nặng hạt. Lúc đó một con rồng xanh từ trên trời bay xuống, bay vòng quanh phía trên của Thích Ca Mâu Ni giúp Ngài chắn gió, tránh mưa.

Tới ngày thứ bảy, Thích Ca Mâu Ni đã đạt được tất cả năng lực thần thông, qua thần thông Ngài nhìn hết quá khứ và tương lai của mọi thứ thế gian. Vì thế Ngài ngửng đầu lên nhìn biển sao. Và vào thời khắc đó Ngài chợt ngộ đạo.

Thấy sao ngộ đạo, chứng đắc Bồ đề

Theo Kinh Phật, chính vào lúc Thích Ca Mâu Ni ngửng đầu nhìn bầu trời sao, Ngài chợt phát hiện thế gian này vốn chính là ‘vô thường’. Con người khi sống sẽ phải trải qua sinh lão bệnh tử, vạn vật cũng vậy. Đây là điều không thể tránh khỏi vì ngay cả ngôi sao trên bầu trời cũng như vậy, chúng không thể toả sáng lấp lánh mãi, cũng tới lúc mất đi. Ngay cả trái đất chúng ta, 6 tỷ năm trước trái đất hoàn toàn không tồn tại, và trái đất sẽ không tồn tại trong hàng chục tỷ năm nữa, cũng giống như chúng ta 100 năm sau mỗi người cũng hoá thành cát bụi, nhưng linh hồn thì khác. Linh hồn không phải là vật chất, mà tồn tại mãi mãi. Sau khi con người chết, linh hồn sẽ tiến vào lục đạo luân hồi, sau đó lại một lần nữa trải qua sinh lão bệnh tử.

Chính vào lúc Thích Ca Mâu Ni ngửng đầu nhìn bầu trời sao, Ngài chợt phát hiện thế gian này vốn chính là ‘vô thường’. Con người khi sống sẽ phải trải qua sinh lão bệnh tử, vạn vật cũng vậy, ngay cả ngôi sao trên bầu trời cũng như vậy, chúng không thể toả sáng lấp lánh mãi, cũng tới lúc mất đi (Ảnh chụp màn hình)
Chính vào lúc Thích Ca Mâu Ni ngửng đầu nhìn bầu trời sao, Ngài chợt phát hiện thế gian này vốn chính là ‘vô thường’. Con người khi sống sẽ phải trải qua sinh lão bệnh tử, vạn vật cũng vậy, ngay cả ngôi sao trên bầu trời cũng như vậy, chúng không thể toả sáng lấp lánh mãi, cũng tới lúc mất đi (Ảnh chụp màn hình)

Còn phương pháp duy nhất không phải nhập lục đạo luân hồi: Bốn Thánh Đế bao gồm khổ đế (Dukkha), tập đế (Samudaya), diệt đế (Nirodha), đạo đế (Magga). Trong đó khổ đế là chỉ tất cả khổ nạn trong cuộc sống như sinh lão bệnh tử, tức giận, biệt ly… những cái khổ này xảy ra cũng có nguyên nhân. Chúng ta cần tìm ra nguyên nhân khiến bản thân khổ. Quan trọng là Phật Thích Ca Mâu Ni đã trực tiếp nói với chúng ta nguyên nhân gây ra những cái khổ này chỉ có ba điều là tham, sân, si. Phân tích quá trình của những nguyên nhân này gọi là tập đế. Tham là tâm tham, không cam tâm tình nguyện. Sân là sân hận, bực tức, không lý trí. Si là không biết, không phân biệt thiện ác. Do tham sân si, chúng ta mới có khổ đế, điều chúng ta cần làm là trừ bỏ nguồn gốc của khổ đế, đây gọi là diệt đế. Biện pháp diệt đế gọi là đạo đế.

Vậy nên tứ thánh đế được coi là cách để thoát khỏi lục đạo luân hồi, và khi thoát ra khỏi lục đạo luân hồi sẽ có thể trở thành Phật. Nhưng để làm được như vậy thực sự vô cùng khó. Nhưng theo Phật Thích Ca Mâu Ni, mỗi người chúng ta vốn đều là Phật, chỉ là chúng ta đã quên mất mà thôi. Tứ thánh đế chính là giúp chúng ta tìm lại ký ức đã mất đi. Khi tìm ra, mỗi người chúng ta sẽ là những người giác ngộ.

Theo Mã Kiểm Thư

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Điều gì xảy ra vào 7 ngày trước khi Thái tử Thích Ca Mâu Ni thành Phật?