Duy trì ý thức về ranh giới là sự tu dưỡng mà người trưởng thành nên có

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta thường nghe câu: "Đời người có chừng mực, quá sẽ là tai họa”. Câu nói thật sâu sắc, chí lý.

"Chừng mực" này chính là chỉ biên giới, người không thể nắm chắc chừng mực, mức độ, thường thường không có cảm giác ranh giới.

Những người không có ranh giới thường có xu hướng nhiệt tình quá mức, không coi mình là người ngoài cuộc, hoặc không biết cách chịu trách nhiệm về sự việc và cảm xúc của mình.

Trong cuộc sống hiện thực, kiểu người không có ranh giới này chỗ nào cũng có, thường khiến người khác khó chịu.

1. Quan tâm quá mức sẽ xâm phạm ranh giới của người khác

Mỗi khi về nhà dịp lễ Tết, luôn có người thân vây quanh bạn, đối với bạn "ân cần hỏi han, quan tâm mọi mặt".

  • “Đã có đối tượng chưa? Khi nào thì đưa về?”
  • "Tiền lương bao nhiêu, khi nào thì chuẩn bị mua nhà?"
  • "Mua xe bao nhiêu tiền? Có thể cho tôi lái thử được không?"
  • "Tết này mua gì cho bố mẹ? Xem qua cái nào?"

Kiểu quan tâm này của người thân, thường khiến chúng ta thật bối rối. Muốn nói với họ rằng, đây là chuyện riêng tư của cá nhân, nhưng lại sợ làm tổn thương họ, không nói ra thì không chịu được với kiểu quan tâm này.

Pexels.

Kỳ thực, tất cả những điều này là do thiếu ý thức về ranh giới.

Những người có vẻ quan tâm lại thường dòm ngó sự riêng tư của người khác dưới chiêu bài quan tâm, điều này gây nên sự khó chịu cho người được hỏi.

Có một câu nói rất hay, "Hành động có điểm dừng, lời nói có ranh giới". Dù nói hay làm gì, cũng nên duy trì ranh giới, bởi vì ý thức về ranh giới là tu dưỡng tốt nhất của một người.

Một khi ai đó vượt quá ranh giới, sẽ phá vỡ vùng an toàn tâm lý của người khác, và dễ bị người ta chán ghét. Việc vô tình xâm phạm ranh giới của người khác, không phải là sự tu dưỡng.

Chúng ta có thể duy trì sự nhiệt tình và tò mò của mình đối với người khác, nhưng chúng ta nên hành động một cách chừng mực, nói chuyện có lý trí, và không nên mạo muội vượt quá giới hạn. Bởi vì nhiệt tình quá mức là vi phạm ranh giới của người khác.

2. Trong hoàn cảnh nào cũng nên giữ ranh giới

Người đọc Trương Ái Linh, thường nói cô rất thanh cao. Bởi dù mối quan hệ của cô với bạn bè có tốt đến đâu thì cô vẫn sẽ duy trì những ranh giới nhất định.

Ngay cả khi nghèo khó, không có sự đảm bảo về cuộc sống, chỉ sống được bằng nửa miếng bánh, và cà phê mỗi ngày, cô cũng không bao giờ làm phiền bạn bè hay thậm chí vay tiền của họ mà chỉ dựa vào tiền nhuận bút để nuôi sống bản thân.

Kỳ thực, đây không phải là bởi vì cô kiêu ngạo, mà là bởi vì Trương Ái Linh có ranh giới rất rõ ràng. Dù bạn bè có tốt đến đâu thì cô cũng là chính mình, cô cũng không thể quá coi họ như mình.

Nên giữ ranh giới. (Pexels)

Điều này khiến tôi nhớ tới một người bạn thời trung học, luôn “không coi mình là người ngoài cuộc”.

Cô ấy không bao giờ coi mình là người ngoài, cô ấy có thể sử dụng đồ của tôi và lấy đồ ăn nhẹ của tôi tùy thích.

Có một lần đặc biệt quá đáng, lấy nước sôi tôi vừa mới đun xong dùng, dùng xong cũng không bổ sung lại lần nữa. Cũng không nói cho tôi biết đã dùng hết nước nóng, khiến tôi tức giận.

Dù mối quan hệ có tốt đến đâu thì chúng ta cũng phải coi mình như người ngoài, vì người khác không có nghĩa vụ phải chia sẻ lợi ích của họ với chúng ta.

Xa mà không xa lạ là một loại năng lực, gần mà không hòa tan là một loại trí tuệ. Hiểu được ranh giới giữa con người với nhau là bài học mà người trưởng thành nên tu học.

3. Cuộc sống muôn màu

Chắc hẳn trong đời bạn đã gặp rất nhiều người như vậy:

Dù là dịp nào đi chăng nữa, chỉ cần họ tham gia trò chuyện đều phải lấy mình làm trung tâm, từ gia đình đến công việc. Những chuyện tầm thường đó dường như không có hồi kết, còn không quan tâm người khác có muốn nghe hay không, cứ nói tiếp.

Họ dùng việc riêng của mình để gieo rắc vào tâm trí mọi người, phủ đầu mọi người. Kết quả là những người xung quanh rơi vào trạng thái “điều này có thể chịu đựng được thì còn điều gì không thể chịu đựng được nữa”.

Cũng có người thích kể khổ với người khác. Hết lần này đến lần khác, họ dùng sự tức giận, đau buồn và bất bình của chính mình để bắt cóc người khác về mặt tinh thần.

Những người này, chưa bao giờ biết đến giữa mình và người khác là có ranh giới, không hiểu người là người mà ta là ta.

Cảm xúc và sự vật của bạn chỉ là cảm xúc và sự vật của riêng bạn. Chỉ chia sẻ khi người khác sẵn sàng lắng nghe, nếu không nó sẽ là gánh nặng.

Nắm bắt ranh giới của chính mình, chịu trách nhiệm về công việc và cảm xúc của chính mình là dấu hiệu của một người có học thức tốt.

Theo Tống Vân - Aboluowang - Nguồn: Áo giáp nửa mặt
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Duy trì ý thức về ranh giới là sự tu dưỡng mà người trưởng thành nên có