Trọn 'hương vị' Tết xưa qua những tác phẩm đất sét mini của cô gái Hà Thành

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tết cổ truyền với mâm cỗ tết gia đình, bàn thờ gia tiên, cả gia đình quây quần gói bánh chưng, những món ăn truyền thống ngày Tết của mẹ là những điều đẹp nhất trong ký ức của Nguyễn Như Quỳnh (36 tuổi, Hà Nội). Điều khác biệt là Quỳnh biến những hoài niệm về Tết của tuổi thơ trong ký ức thành hiện thực bằng những tác phẩm đất sét mini gói trọn hồn Tết xưa.

Quỳnh kể, với cô Tết đẹp nhất là những cái Tết của tuổi thơ, đầy ắp những ký ức trong trẻo và tràn đầy những háo hức, mong chờ, mà khi làm người lớn rồi, ta khó có thể tìm lại được cảm giác ấy.

Tết trong ký ức của Quỳnh là những ngày giáp tết được theo bố mẹ về quê lễ Tết ông bà, được ùa vào vòng tay của ông bà đầy yêu thương ngóng chờ; là cả gia đình quây quần cùng gói bánh chưng trên chiếc chiếu hoa cũ kỹ, là mùi lá dong, gạo nếp quyện với đỗ xanh và thịt mỡ thơm ngậy, là mùi hương thảo quả thơm phức trong miếng bánh chưng xanh, là mùi khói bếp quyện với mùi hương trầm thơm ngào ngạt, là tiếng cười giòn cùng tiếng pháo nổ đì đùng ngoài hiên, là tiếng nô đùa của bọn trẻ ở trước sân nhà…

Từ nguồn cảm hứng sâu nặng với gia đình và những kỷ niệm về ngày lễ truyền thống, Như Quỳnh đã dành hết tâm sức suốt 3 tháng để tạo ra những mâm cỗ đậm vị Tết Việt từ mô hình đất sét mini - một bộ môn nghệ thuật thủ công mà chị đã theo đuổi hơn 1 thập kỷ.

Không có mô tả.
Cô gái Hà Thành tài hoa gói trọn hương vị Tết xưa trong tác phẩm nghệ thuật mini.
Có thể là hình ảnh về đồ uống
Mô hình cá chép cúng ông Công ông Táo được Quỳnh làm 'y như thật'
Có thể là hình ảnh về chuông gió và văn bản
Bộ mã được Quỳnh cắt bằng giấy
Không có mô tả ảnh.
Mâm ngũ quả của mẹ trong ký ức của Quỳnh có rất nhiều thức quả và không thể thiếu đó là quất và những trái ớt

Tết với Quỳnh là những ngày tất bật phụ phụ mẹ nhặt rau, rửa bát, trang hoàng nhà cửa đón Tết, Tết là những món ăn đặc trưng: bát canh măng hầm thịt chân giò, thịt đông trong vắt với những miếng thịt nhiều mỡ ngon ngậy, là món bóng xào không thể thiếu trong mâm cỗ cúng, là gà luộc, là bánh chưng xanh và là mâm ngũ quả đầy màu sắc bắt mắt để dâng lên ông bà.

“Tết cổ truyền với mình mang một ý nghĩa vô cùng đầm ấm, đó là ngày Tết đoàn viên. Là dịp mà những người con xa xứ được trở về quê hương, đoàn tụ với gia đình, cha mẹ sau một năm làm việc vất vả. Là dịp để mọi người quây quần bên mâm cỗ Tất niên, nói về những chuyện đã qua và cùng nhau đón chờ một năm mới với nhiều điều tốt đẹp…”, Quỳnh chia sẻ.

Không có mô tả ảnh.
Bát thịt đông 'ngon' như món mẹ làm
Không có mô tả ảnh.
Bát canh măng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết
Không có mô tả ảnh.
Tết cổ truyền là nét đẹp dân tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã yêu thích những ngày Tết và không khí nô nức, rạo rực muôn nơi.
Có thể là hình ảnh về 1 người, quả thông và nhãn
Sửa soan mâm ngũ quả
Không có mô tả ảnh.
Tết không thể thiếu các loại mứt
Có thể là hình ảnh về cúc bách nhật
Thịt, gạo để gói bánh chưng
Không có mô tả ảnh.
Không gian gói bánh chưng in đậm trong ký ức của Quỳnh
Có thể là hình ảnh về dim sum và nhãn
Những mô hình mini sống động qua bàn tay khéo léo của cô gái trẻ
Có thể là hình ảnh về 1 người
Lá dong đã sẵn sàng
Không có mô tả ảnh.
Những chiếc bánh chưng làm nên vị Tết
Không có mô tả ảnh.
Hồn Tết xưa qua đôi bàn tay cô gái Hà Thành

Năm tháng qua đi nhưng những kỷ niệm về Tết xưa, tình yêu thương gắn bó của gia đình vẫn luôn ở đó, là hành trang đồng hành cùng Quỳnh trên suốt quãng đường trưởng thành sau này. Và để khắc hoạ lại mảnh ký ức đẹp đẽ đó, Quỳnh đã tạo nên một mô hình tí hon bằng đất sét như cách lưu giữ lại mãi mãi những kỉ niệm xưa cũ đáng quý đó…

Không có mô tả.
Chú gà vàng óng là linh hồn của mâm cúng tổ tiên
Không có mô tả.
Những món ăn làm nên vị Tết đủ đầy
Không có mô tả.
Mâm cỗ mi ni của cô gái tài hoa

Không có mô tả.

Sống chậm lại để lưu giữ hồn đời sống

Quỳnh bắt đầu với bộ môn nặn nặn đất sét cách đây 13 năm. Để tạo nên những tác phẩm tỉ mỉ sống động, Quỳnh chia sẻ, cô học cách sống “chậm lại”, đi đâu, làm gì cũng tỉ mỉ quan sát, thu nhặt những hình ảnh đời sống để làm phong phú thêm thế giới quan của mình.

Không có mô tả.
Cô gái Hà Thành đã bắt đầu đam mê với nghệ thuật nặn đất sét từ 13 năm trước

Đến nay “gia tài” tác phẩm mini của chị Quỳnh khoảng 1.000 sản phẩm, từ những sản phẩm có kích thước nhỏ vài milimet kích thước lớn nhất chị sáng tạo ra là mô hình nàng tiên cá với kích thước từ 60cm đến 70 cm. Đây là bộ môn nghệ thuật thủ công đòi hỏi nhiều công phu, sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và thẩm mỹ cao.

Không có mô tả ảnh.
Lưu giữ hồn Tết xưa bằng cả trái tim
Không có mô tả ảnh.
Miếng nhỏ đậm đà vị Tết

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả.

Hiện tại, bộ môn Miniature đã phổ biến ở Việt Nam. Việc tiếp cận Miniature đã không còn quá khó khăn như lúc chị Như Quỳnh mới “nhập môn”, tuy nhiên để tạo nên những tác phẩm có khả năng rung động người xem, người sáng tạo đã phải gửi gắm vào tác phẩm rất nhiều tâm huyết, tình cảm, sự tinh tế và khả năng cảm nhận hồn của đời sống.

Quế Anh
Ảnh: Nguyễn Như Quỳnh



BÀI CHỌN LỌC

Trọn 'hương vị' Tết xưa qua những tác phẩm đất sét mini của cô gái Hà Thành