Hai triều đại giống hệt nhau từ khi khởi đầu đến khi diệt vong, phải chăng là Thiên định?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong quá trình phát triển lịch sử có rất nhiều tình huống trùng hợp đặc biệt kỳ lạ. Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại có hai triều đại tương tự nhau, dù là bắt đầu hay kết thúc thì hai triều đại này gần như giống hệt nhau, khi phân tích hai triều đại, người ta không khỏi kinh ngạc về sự trùng hợp của lịch sử. Vậy hai triều đại này là những triều đại nào? Họ có những điểm tương đồng nào?

Hai triều đại này không có mối liên hệ với nhau đó là nhà Tần và nhà Tùy. Điểm tương đồng lớn giữa nhà Tần và nhà Tùy là cả hai đều chấm dứt tình trạng chia cắt kéo dài của dân tộc Trung Hoa, sau đó thống nhất thành công vùng Trung Nguyên và thành lập các triều đại mới.

Nhà Tần

Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc đã xảy ra tình trạng hỗn loạn, những khuyết điểm của chế độ phong kiến ​​ở Đông Chu và Tây Chu dần lộ rõ, các chư hầu đều cố thủ với quân đội và dân chúng trên lãnh thổ của mình, và không đáp lại lời kêu gọi của vua nhà Chu. Sự kiểm soát với các nước chư hầu của nhà Chu dần suy yếu, tuy mang danh là ‘Thiên tử’ nhưng xét về địa vị và quyền lực mà triều Chu nắm giữ thì không còn có thể gọi là ‘Thiên tử’ nữa. Kể từ thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc, nhiều chư hầu đã khao khát thống nhất thiên hạ, nhưng thiên hạ chỉ có một vua nên chiến tranh giữa các nước chư hầu vẫn tiếp diễn mãi.

Vua của bảy nước chư hầu thời Chiến Quốc đấu tranh với nhau, hy sinh sự phát triển của lực lượng sản xuất để theo đuổi sức mạnh quân sự, dẫn đến nhân dân bị tước đoạt sinh mạng, nhiều năm chiến tranh khiến nhân dân mệt mỏi, tình cảm phản chiến mạnh mẽ này đã tạo ra tâm lý nền tảng để Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ.

Nhà Tùy

Trước khi thành lập nhà Tùy, Trung Quốc cũng bị chia 5 xẻ bảy của thời Nam Bắc triều, các vua Tây Tấn tiến về phía nam thành lập triều Đông Tấn. Sau đó, Lưu Dụ tiếm quyền, Đông Tấn diệt vong, thay thế bởi triều Lưu Tống.

Thời kỳ Nam Bắc triều là thời kỳ cực kỳ đen tối trong lịch sử, trong thời kỳ này có rất nhiều nước nhỏ, đều tự xưng là hoàng đế. Giữa các hoàng đế thường xuyên va chạm, xung đột, dẫn đến chiến tranh liên miên. Sau này Dương Kiên thành lập nhà Tùy, chấm dứt hàng trăm năm hỗn loạn.

Sự giống nhau

Ngoài ra, nhà Tần và nhà Tùy còn có một điểm chung, đó là sau khi chấm dứt loạn thế và thành lập một triều đại thống nhất, cả hai đều chọn xây dựng một số công trình, và những công trình này lớn đến mức truyền lại cho thế hệ sau, được sử dụng cho đến tận ngày nay.

Ví dụ như Tần Thủy Hoàng đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành, kể từ đó, Vạn Lý Trường Thành đã nhận được sự quan tâm của các triều đại về sau, và không ngừng được hoàn thiện để chống lại sự xâm lược của ngoại bang.

Nhà Tùy đã xây dựng Đại Vận Hà, là kênh đào lớn nhất và dài nhất và lâu đời nhất trên thế giới, việc quyết định xây dựng Đại Vận Hà của Tùy Dạng Đế Dương Quảng thực sự là đúng đắn, nhưng nó được thực hiện quá vội vàng và mang lại gánh nặng lớn cho người dân thời đó, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tùy. Đại Vận Hà được sử dụng ở các triều đại tiếp theo, vai trò quan trọng của Đại Vận Hà đã chứng tỏ tầm nhìn của ông.

Dương Quảng (Ảnh: sound of hope)
Dương Quảng (Ảnh: sound of hope)

Nhà Tần và nhà Tùy khi tồn tại có rất nhiều điểm chung, và những điểm tương đồng vẫn tồn tại ngay cả sau khi 2 triều sụp đổ, nghĩa là nó được nối tiếp bởi các triều đại rất hùng mạnh.

Sau khi nhà Tần sụp đổ, là thời kỳ Sở và Hán tranh giành quyền bá chủ, cuối cùng Lưu Bang giành chiến thắng, thành lập nhà Hán. Nhà Hán có "Văn Cảnh chi trị" nổi tiếng.

Sau khi nhà Tùy sụp đổ, đại Đường bước lên vũ đại lịch sử và đã kiến lập nền văn hóa huy hoàng, thời kỳ "Trinh Quán chi trị", "Khai Nguyên thịnh thế" vô cùng nổi tiếng trong lịch sử.

Một điểm chung khác giữa nhà Tần và nhà Tùy là cả hai đều tạo ra những hệ thống chưa từng tồn tại trước đây.

Tần Thủy Hoàng thống nhất cân đo, quy định ‘xe đồng quỹ, thư đồng văn’ (xe chung đường, sách chung chữ), đồng thời, về mặt thể chế chính trị, Tần Thủy Hoàng thành lập ‘Tam công Cửu khanh’ trong chính quyền trung ương, trực tiếp từ bỏ chế độ phong kiến ​​dẫn đến hình thành sự sụp đổ của nhà Chu, thay vào đó ông thống trị thiên hạ bằng hệ thống châu quận, huyện, những chế độ này của Tần Thủy Hoàng được các thế hệ sau nối tiếp.

Nhà Tùy thiết lập hệ thống gồm ba tỉnh và sáu bộ, đồng thời áp dụng hệ thống thi cử của triều đình để tuyển chọn nhân tài. Hệ thống thi cử của triều đình đã mở ra con đường thăng tiến cho học trò xuất thân từ các gia đình nghèo, thúc đẩy tuyển chọn nhân tài và chuyển đổi giai cấp, đồng thời kiềm chế một cách tinh vi quyền lực của các giới quý tộc, nuôi dưỡng lực lượng từ các gia đình nghèo trong triều đình có thể cạnh tranh với họ.

Sự truyền thừa của nhà Tần và nhà Tùy cũng giống nhau, tuy mỗi triều đại đều có những cống hiến to lớn cho lịch sử nhân loại, nhưng thực tế mọi thứ đều sẽ đến ngày diệt vong. Tuy nhiên, sự diệt vong nhanh như nhà Tần và nhà Tùy không nhiều, nhà Tần diệt vong ở thế hệ thứ hai, nhà Tùy cũng diệt vong ở thế hệ thứ hai. Âm mưu tranh giành ngai vàng giữa nhà Tần và nhà Tùy cũng có tính tương đồng khá cao.

Như chúng ta đã biết, ban đầu Tần Thủy Hoàng chọn Phù Tô làm hoàng đế, tuy nhiên, sau khi Tần Thủy Hoàng lâm bệnh qua đời, Lý Tư và Triệu Cao đã cấu kết làm giả chiếu thư và đưa Hồ Hợi lên ngôi để để thâu tóm quyền lực. Hồ Hợi được bọn Lý Tư và Triệu Cao đứng sau lưng nên âm mưu giết chết Phù Tô.

Vào thời nhà Tùy, điều tương tự cũng xảy ra, Dương Kiên ban đầu phong con trai cả của mình là Dương Dũng làm thái tử, nhưng Dương Quảng và những kẻ chủ mưu đã gài bẫy Dương Dũng, và cuối cùng phế truất chức Thái tử của Dương Dũng, Dương Quảng cũng là con trai thứ hai.

Ngoài ra, Dương Quảng và Hồ Hợi đều là những kẻ độc ác, gây ra sự hỗn loạn và chuyên chế trong thời gian trị vì của mình, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của triều đại.

Những người sáng lập ra hai triều đại thống nhất này, Tần Thủy Hoàng và Tùy Văn Đế, đều là những vị vua thông thái. Tuy nhiên, hai người con kế vị hai vị vua thông thái này không thể so sánh được với họ về năng lực và khí chất.

Tuy Tần và Tùy cách nhau mấy trăm năm, nhìn lại dòng sông dài của lịch sử từ khi khai triều đến khi diệt vong, hình ảnh phản chiếu của họ rất giống nhau, có lẽ đây không phải là trùng hợp ngẫu nhiên, mà là tất yếu.

Suy cho cùng, trong dòng sông dài của lịch sử nhân loại được phát triển theo chu kỳ và có tính quy luật. Người xưa cũng có câu: ‘hợp lâu tất tan, tan lâu tất hợp’ câu nói này luôn đúng với vận mệnh lịch sử của các triều đại. Thông qua những câu chuyện lịch sử, chúng ta càng có cái nhìn sâu sắc hơn về quy luật tất yếu của xã hội nhân loại.

Quách Hiểu - Sound of hope
Lý Ngọc biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Hai triều đại giống hệt nhau từ khi khởi đầu đến khi diệt vong, phải chăng là Thiên định?