Hé mở sự huyền diệu của Thiền

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có lẽ người xưa đã phát hiện ra rằng, tư thế ngồi thiền có thể làm cho kỳ kinh bát mạch liên thông với nhau nhưng không gây đau đớn. Cùng với việc ngồi thiền, mọi bệnh tật sẽ dần dần giảm bớt và biến mất, từ đó đạt được sự thanh lọc cơ thể và thiền tu.

Khi Đức Phật thành Đạo, Ngài ngồi thiền định dưới cội Bồ đề, rồi sau đó Ngài ngồi thiền bảy ngày dưới cây ajapāla, bảy ngày dưới cây mucilinda và bảy ngày dưới cây rājāvatana. Đây là khởi đầu của toạ thiền của Phật giáo. Đối với nhiều người hiện đại bận rộn, đả toạ và tu thiền là điều tương đối xa vời và khó hiểu. Liệu việc ngồi thiền có thực sự giúp ích cho sức khỏe? Đạo lý y học đằng sau thiền định là gì, và cảm giác huyền bí của nó đến từ đâu?

Theo Wikipedia, tọa thiền (tiếng Phạn: pratisaṃlāna, pratisaṃlayana; tiếng Pali: paṭisallānā, paṭisallīna), còn được gọi là thiền toạ, đả toạ, tĩnh tọa, là chỉ tu thiền ở tư thế ngồi trong một căn phòng yên tĩnh, nó có nguồn gốc bắt nguồn từ yoga Ấn Độ. Việc đi bộ thiền tu được gọi là thiền hành, kinh hành (tiếng Phạn: caṅkramati; tiếng Pali: caṅkamati) Tu thiền có rất nhiều tư thế ngồi, và được tôn sùng nhất là thất chi tọa pháp. Trong kinh Tạng cũng ghi lại rằng sau khi Đức Phật thành Đạo, ban ngày Ngài sẽ ngồi thiền, buổi tối nỗ lực hoàn thành, Ngài ra khỏi căn phòng yên tĩnh và sau đó thiền hành trong bóng tối bên ngoài phòng.

Sau khi tọa thiền du nhập vào Trung Quốc, Đạo giáo và Nho giáo cũng đưa toạ thiền vào làm một trong những phương pháp tu luyện bản thân.

Hòa thượng tu thiền
Hòa thượng tu thiền. (Ảnh: Pixabay)

Tọa thiền thần kỳ

Đông y tin rằng nguyên khí là gốc rễ của sinh mệnh, và nguyên khí dồi dào thì khoẻ mạnh. Nguyên khí là do bản chất bẩm sinh của cơ thể con người hình thành, nó không ngừng sinh sôi phát triển là dựa vào sự nuôi dưỡng của lục phủ ngũ tạng. Đan điền ở vùng bụng dưới rốn là nơi nguyên khí hội tụ và tích trữ tinh khí của thận, việc tăng cường, bổ sung nguyên khí là thông qua việc bảo vệ thận và cường tráng tỳ vị.

Đông y cho rằng cơ thể con người có “mười hai kinh lạc” và “kỳ kinh bát mạch”. Nhiều người vốn quen với cách nói khí huyết của mười hai kinh mạch tuần hoàn với mười hai thời thần mỗi ngày. Kỳ kinh bát mạch cũng có tuần hoàn khí huyết tương tự. Các thầy thuốc Đông y đều biết rằng nội quan và huyệt công tôn là một nhóm, ngoại quan và lâm khấp là một nhóm, liệt khuyết và chiếu hải là một nhóm, và hậu khê và thân mạch là một nhóm.

Khi một người ngồi thiền, một khi hai tay kết ấn đặt trên hai chân bắt chéo và hơi mở nách, sẽ phát hiện rằng huyệt công tôn bên trái và nội quan bên phải tạo thành một đường thẳng; liệt khuyết bên trái và chiếu hải bên phải tạo thành một đường thẳng… Có lẽ người xưa đã phát hiện ra rằng, tư thế ngồi thiền có thể làm cho kỳ kinh bát mạch liên thông với nhau nhưng không gây đau đớn. Cùng với việc ngồi thiền, mọi bệnh tật sẽ dần dần giảm bớt và biến mất, từ đó đạt được sự thanh lọc cơ thể và thiền tu.

Các bậc hiền triết cổ đại của mảnh đất Thần Châu rất coi trọng việc bảo dưỡng nguyên khí đan điền, và thường sử dụng tĩnh tọa để hàm dưỡng đạo đức và dưỡng sinh kiện thể. Tĩnh tọa, hay còn gọi là đả toạ, là một bài tập cần thiết cho tất cả những người tu Nho, Phật, Đạo. Ngay từ 5.000 năm trước, một bậc Tiên nhân tên là Quảng Thành Tử đã từng nói với Hoàng Đế về Đạo trường sinh “Phải tĩnh phải thanh”. Hoàng Đế đã tu luyện viên mãn cưỡi rồng phi thăng, là bậc thuỷ tổ của văn minh Hoa Hạ được các thế hệ tôn sùng.

Thái cực chưởng môn Trương Tam Phong đã nói một cách sâu sắc: “Khí mạch tĩnh mà bên trong ẩn nguyên thần, gọi là bản tính; tâm tư tĩnh thì bên trong nuôi dưỡng nguyên khí, gọi là chân mệnh” (Đại Đạo luận). “Bậc Thần Tiên, luyện nguyên khí hoá nguyên thân, vốn có sự huyền diệu của Thần thông, nước lửa không làm tổn hại được…” (Huyền âm thiên)

“Nón trúc xanh, áo tơi xanh, gió bấc mưa phùn không phải về” Nhà thơ Trương Chí Hòa đời Đường, hóa trang thành lão ngư, mượn danh câu cá mà hành tu luyện! Giữ sự chân thật, dưỡng khí, nằm trên tuyết mà không lạnh, bước xuống nước mà không ướt. Một hôm, ông ngồi trên chiếu một mình bên sông và ngâm vịnh. Chợt trong đám mây xuất hiện Tiên hạc bay quanh đầu ông, không lâu sau, Trương Chí Hòa cưỡi hạc bay đi trước sự chứng kiến ngỡ ngàng của mọi người. Trong “Thần Tiên truyện”, “Thái bình quảng ký” có ghi lại nhiều câu chuyện tu luyện thành Tiên như thế.

Người tinh hoa có thể thành Đạo, người kém chút thì có thể chữa bệnh, còn có thể an thần và kéo dài tuổi thọ, tăng trí khai tuệ. Cho dù đó là tăng lữ, võ sĩ, thầy thuốc các triều đại, hay danh sĩ nổi tiếng trong triều đại nhà Ngụy Tấn, văn nhân trong triều đại nhà Đường Tống, cho đến các học giả Nho giáo trong triều đại nhà Minh Thanh, tất cả họ đều có một mối duyên bền chặt với đả toạ tu thân dưỡng tính.

Ông Hồ Nãi Văn, một thầy thuốc Đông y nổi tiếng người Đài Loan, đã tiết lộ tác dụng kỳ diệu của việc ngồi xếp bằng đả toạ. Nó có thể thông kỳ kinh bát mạch và đả thông tuần hoàn đại chu thiên, cộng thêm với sự nâng cao của tâm tính, thì chính là bước trên con đường tu Phật tu Đạo, phản bổn quy chân...

Trong tác phẩm “Cổ Kim truyền thụ bút pháp”, cha của Thái Văn Cơ, một tài nữ thời Đông Hán, là Thái Ung (133-192) được ‘Thần nhân truyền dạy’ thư pháp. Trong tác phẩm “Bút luận”, ông nhấn mạnh rằng trước khi viết chữ cần điều chỉnh trạng thái “trước tiên lặng lẽ ngồi tĩnh tâm, ý dễ chịu, không nói, không thở sâu, thần thái trầm lắng, như ngồi trước bậc chí Tôn, thì tất cả đều rất tốt”. Không chỉ nói đến việc viết thư pháp, nếu tĩnh tâm thành ý, yên tĩnh trang nghiêm tôn kính, tập trung tư tưởng tĩnh khí như thế thì những việc tề gia trị quốc, làm quan cầu học, có gì là không thể làm tốt được?!

Tô Đông Pha quan lộ long đong nhưng khoáng đạt và lạc quan, ông đặc biệt sùng bái việc tĩnh tọa. Chính bản thân ông hiểu được rằng “phép tĩnh tọa chí giản chí dị, bí quyết chỉ là kiên trì lâu dài không bỏ, là có công thâm sâu, và thực hành 20 ngày, tinh thần đã khác hẳn. Cảm thấy dưới rốn thực sự ấm, chân nhanh nhẹn và khuôn mặt rạng rỡ”.

Lục Du Phong, một thi nhân kiên trì tĩnh toạ đã lâu, dù đã ngoài tám mươi tuổi vẫn còn sung sức, tinh anh minh mẫn, thơ văn càng bình hòa và tinh mỹ.

Tĩnh tọa là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của Vương Dương Minh, một bậc Đại Nho được mệnh danh là Thần nhân trong quân đội Đại Minh. Thiền không chỉ giúp ông có sức khoẻ dồi dào, còn cho ông công năng cầu mưa, cầu gió, dự đoán trước tương lai. Ngoài giai thoại chạy tới Đạo quán để đả tọa trong đêm tân hôn, còn có câu chuyện “Long Trường ngộ đạo” nổi tiếng, mặc dù bị đày đến vùng đất hoang vu Quý Châu, ông vẫn giữ tâm thái an định.

Trong lúc thiền định, đột nhiên ông đốn ngộ, rằng Đạo của các bậc Thánh hiền là vốn bắt nguồn từ thiện niệm trong tâm, không cần phải mong cầu lấy ở những thứ bên ngoài. Vì vậy ông đã tạo ra tâm học “đi đến tận cùng của lương tri, sự hợp nhất của tri thức và hành động”. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là khi ông 50 tuổi, ông đã gặp lại kiếp trước của mình tại chùa Kim Sơn ở Trấn Giang - thân thể xá lợi của một lão tăng viên tịch ngồi tọa thiền trên tấm nệm bồ đoàn. (Trên tường có một câu kệ: Năm mươi năm sau, Vương Dương Minh mở cửa cũng là người đóng cửa. Tinh linh sau khi đóng lại trở về, mới tin thân thể bất hoại của Thiền môn)

Trong lúc thiền định, đột nhiên ông đốn ngộ, rằng Đạo của các bậc Thánh hiền là vốn bắt nguồn từ thiện niệm trong tâm, không cần phải mong cầu lấy ở những thứ bên ngoài.
Trong lúc thiền định, đột nhiên ông đốn ngộ, rằng Đạo của các bậc Thánh hiền là vốn bắt nguồn từ thiện niệm trong tâm, không cần phải mong cầu lấy ở những thứ bên ngoài. (Ảnh: Wikipedia)

Công phu tĩnh định

Thiền toạ trông có vẻ đơn giản, nhưng có thể nhập tĩnh hay không là điều tối quan trọng. Tất cả các loại suy nghĩ sẽ kéo đến khiến tâm ý nhảy nhót, khi mới bắt đầu sẽ có quá trình này. Đừng nóng vội, hãy từ từ, thả lỏng cơ thể, nhắm mắt nghỉ ngơi tĩnh tâm, lắng nghe tiếng gió, tiếng nước, tiếng chim hót, sự thanh nhàn hiếm có... ngồi ngây ra cũng là sự nghỉ ngơi hài hoà, để thoát khỏi áp lực công việc, lo lắng cạnh tranh, tham lam phiền muộn, quên đi tính toán công danh lợi lộc, cám dỗ và và ghen tị, loại bỏ những suy nghĩ hỗn tạp, thanh lọc trái tim vứt bỏ suy nghĩ mệt mỏi, quên tất cả yêu ghét, dần dần để cho đầu óc trống rỗng và trái tim sẽ không vọng động, mới có thể tĩnh xuống, định được lâu dài. Đó là đi dần từ nông cạn đến thâm sâu hơn, kiên trì mới có thể dần tiến vào bước tốt đẹp đó.

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử giảng: “Trí hư cực, thủ tĩnh đốc”, nghĩa là: “Khi giữ cái tâm hư không đến cùng cực thì tâm thái cực kỳ tĩnh lặng”

Trong “Thái Thanh trung hoàng chân kinh” viết “chuyên tu tĩnh định, thân như ngọc”, nghĩa là: “Chuyên tâm tu thiền tĩnh lặng thì thân như ngọc”

Tâm sáng như trăng và bầu trời trong sáng, quên cả sự vật và bản thân, thiên nhân hợp nhất, an thái tường hoà. Tĩnh có thể sinh trí huệ. Thái Thượng Lão quân đã nói: “Nhân năng thường thanh tĩnh, thiên địa tất giai quy”, nghĩa là: Nếu một người có thể luôn thanh tĩnh, chân khí và linh khí từ trời đất sẽ quay trở lại sinh mệnh của họ.

Trong “Dịch - hệ từ” viết: “Tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ”. Nghĩa là: Không suy nghĩ và vô vi, thân thể và tâm trí an tĩnh, bất động , vì vậy có thể cảm ứng thiên hạ và mọi sự đều thông tỏ.

Có lẽ chính tinh khí Thần của Thiên địa nhân xuyên suốt theo chiều dọc và chiều ngang mới đạt đến cảnh giới cao như vậy!

Tiên thi Lí Bạch, nhà thơ của “tĩnh toạ quan chúng diệu”, “tâm tĩnh hải âu tri”, không chỉ có thể cảm nhận được sự huyền bí tâm linh của muôn loài, mà còn trải nghiệm được sự thù thắng siêu phàm, ngộ được Đạo giải thoát luân hồi:

“Đại thiên nhập hào phát, trạm nhiên minh chân tâm, khoáng kiếp đoạn xuất một”

Tạm dịch: “Vũ trụ trong đầu sợi tóc, tĩnh tọa bất động thấy rõ cái tâm chân thực, đạt triệt ngộ thoát luân hồi muôn vạn kiếp” - (Lư Sơn Đông lâm tự dạ hoài).

Vương Duy, người dâng hương và tụng kinh “An thiền chế độc long”, đã chế ngự những con “rồng độc” trong trái tim, tượng trưng cho ham muốn trần tục, tĩnh tới mức có thể nghe được âm thanh của hoa quế rơi.

“Tâm như đàm thuỷ tĩnh vô phong, nhất tọa sổ thiên tức, dạ bán hốt kinh kỳ sự, khán kình ba thôn nhật”.

Tạm dịch: “Tâm tĩnh lặng như mặt nước đầm lặng gió, ngồi tĩnh tọa hàng vạn ý nghĩ biến mất, nửa đêm bỗng thấy việc kỳ lạ, thấy cá kình trong sóng nước lúc mặt trời mọc”

Trong “Hảo sự cận”, Lục Du đã mô tả niềm hạnh phúc của yên tĩnh tĩnh tọa: “Ai biết được nơi cách biệt này lại có không ít tăng nhân nhập định Lư Sơn”. Đây là đánh giá của ông về sự tĩnh và định của mình trong “Dạ toạ trung đình lương thậm”.

Minh An
Theo secretchina

Tìm hiểu phương pháp thiền định, nâng cao đề kháng, sống khỏe an nhiên. Chi tiết xem tại đây.



BÀI CHỌN LỌC

Hé mở sự huyền diệu của Thiền