Khoa chúc do: Thuật chữa bệnh thần bí cổ xưa trong Đông y

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Trong Đông y cổ xưa có rất nhiều khoa mục trị bệnh rất đặc biệt, không cần bắt mạch, châm cứu, uống thuốc, chỉ dựa vào bùa, chú, cấm kỵ, cầu khấn để trị bệnh. Bởi vì khoa mục này trong phân loại đứng thứ 13 nên thường gọi là khoa 13 chúc do.

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

“Chúc” nghĩa là “Chú” - chú quyết, “Do” tức là nguyên do của bệnh. Khoa chúc do thành một môn từ cư sĩ Long Thọ, là thuật di tinh biến khí, có thể trị các bệnh nhỏ. Có người vào miếu Thần kinh sợ thành bệnh, có người bị ác khí núi rừng bị chứng bệnh như say như ngây, đó đều là tà quỷ bám vào. Tất cả chứng bệnh tâm thần hoảng hốt, ngây ngây, đều có thể sử dụng chú ngữ để hóa giải đến an hòa.

Trong kinh điển Đông y “Hoàng Đế nội kinh” có nói đến chúc do, nói rằng chỉ có thể dùng với người cổ đại. Hoàng Đế hỏi rằng: “Trẫm nghe nói cách trị bệnh của người xưa, có thuật di tính biến khí, có thể chúc do (niệm chú quyết) là khỏi. Ngày nay trị bệnh, thuốc độc trị bên trong, châm cứu trị bên ngoài, có người khỏi cũng có người không khỏi. Vì sao vậy?”

Thầy của Hoàng Đế là Kỳ Bá trả lời: “Người cổ đại sống giữa những loài cầm thú, động tác để tránh giá lạnh, sống ở nơi râm mát để tránh nóng nực, trong tâm không có cái mệt mỏi bởi quyến luyến, hâm mộ, bên ngoài không có cái mệt nhọc của quan tước, đó là thế giới điềm đạm, nên tà không thể xâm nhập được. Do đó thuốc độc không trị được ở bên trong, châm cứu không trị được ở bên ngoài, do đó có thể di tinh chúc do (niệm chú) trị khỏi”.

(黄帝问老师歧伯(示意图片:〔明〕石锐画作局部)
Hoàng Đế hỏi thầy Kỳ Bá. (Một phần bức tranh của Thạch Nhuệ đời Minh)

Thuật chúc do vô cùng thần kỳ, hễ là bị ngoại thương đến chết, đều có thể khiến chết mà sống lại. Tương truyền, thuật chúc do Phá Đầu lão tổ người Hà Nam Trung Quốc truyền ra. Thời Tống, Tống Thái Tổ nghe danh tiếng của tổ sư, nên đã vời ông vào cung. Khi đó, có viên quan nhỏ bị hoàng thượng giết, tổ sư lén lấy đầu của ông ta nối lại, khiến ông ta sống lại. Thái Tổ nổi giận, sai võ sĩ chặt đầu tổ sư. Các đồ đệ lấy trộm thi thể của ông đem về, dùng pháp thuật chữa trị sống lại.

Từ đó, Phá Đầu lão tổ chạy trốn vào trong núi, không bước ra trần thế nữa. Đến nay đã ngàn năm, và lưu truyền 2 môn phái. Một phái phải có số tiền lớn mời thì mới thi triển pháp thuật. Một phái thì không lấy một xu, thấy người chết thì ắt sẽ cứu chữa. Người nhập môn phải thề, nếu trái lại thì người chết nhà tan, do đó không dám làm trái dẫu chỉ một chút. Khách buôn gạo đất Sở, đa phần là học theo phái không thu tiền tạ ân, pháp thuật rất linh nghiệm.

Có 2 người họ Phùng và họ Trần, bán gạo đến quê nhà của tiểu thuyết gia Ngô Xí Xương, ở trong nhà ông chủ hãng gạo. Hai người cùng nhau ra ngoài cắt tóc, ngồi đợi trong hiệu cắt tóc chờ đến lượt. Hiệu cắt tóc có nhân viên trẻ, đang lấy ráy tai cho khách. Lúc này, từ bên ngoài có một kẻ vô lại bước vào, trêu đùa nhân viên, từ phía sau đẩy nhân viên một cái. Bất ngờ, nhân viên nhào về phía trước, cái lấy ráy tai đâm vào tai khách, người khách lập tức ngã ra chết. Mọi người trong hiệu cắt tóc đều kinh hoàng không biết làm gì. Chủ tiệm cắt tóc chỉ huy mọi người bắt trói tên vô lại, và chuẩn bị báo quan.

Trông thấy tất cả những chuyện này, ông Phùng nói với ông Trần rằng: “Chúng ta không thể thấy chết mà không cứu, ông dùng pháp thuật cứu ông ta sống lại đi?”

Ông Trần “Ừ” một tiếng. Người chủ hiệu cắt tóc nghe thấy hai người trò chuyện, vội vàng bước đến quỳ xuống cầu xin. Ông Phùng vội vàng ngăn lại và nói: “Như thế này thì không thể cứu được, chúng tôi cứu người là xuất phát từ cái tâm, ắt phải nghe theo sự an bài của chúng tôi thì mới có thể cứu sống được. Ông mau chóng chuẩn bị một cân rượu trắng, một tá giấy trắng, đưa cho ông Trần làm phép”.

Ông Trần nói: “Mau xõa tóc cho tôi”.

Chỉ thấy ông Trần một tay bắt quyết, phun rượu vào lỗ tai người chết, sau đó dùng giấy trắng dán lên, vừa niệm chú lầm lầm vừa vẽ bùa. Sau đó là phun rượu, phủ giấy lên vẽ bùa. Cứ như thế làm, phủ lên hơn chục lớp giấy, rượu trắng và giấy cũng đã dùng hết. Ông Trần lại bảo người bện lại tóc cho ông ta, rồi lại sai người nhổ cái lấy ráy tai ra. Sau đó dìu người đó ra ngoài cửa, rồi hô lớn một tiếng: “Đi”.

Người đó liền chạy như bay về nhà.

Về đến nhà, vợ con hỏi, ông ta cũng không trả lời, lên giường nằm bất động. Người nhà không biết có chuyện gì, đành túc trực bên giường cả đêm. Đến sáng hôm sau, người đó tỉnh lại và nói: “Tôi nhớ là lấy ráy tai bị đâm vào tai, đau ngất đi, tại sao bây giờ lại ở nhà? Lẽ nào là mơ ngủ?”

Nhưng sờ lên đầu thì rõ ràng là tóc đã cắt rồi, đã cạo rồi, không giống là giấc mơ. Đang suy nghĩ không biết là thế nào thì chủ tiệm cắt tóc, nhân viên cắt tóc, và tên vô lại kia đến hỏi thăm. Lúc này ông ta mới biết đầu đuôi sự tình. Ông ta nói: “Tôi chịu ân tái sinh của người khách buôn gạo, phải đi tạ ơn ông ấy”.

Tên vô lại nói: “Đều là lỗi của tôi, tôi đã chuẩn bị lễ hậu, đến mời ông cùng đi bái tạ”.

Nói rồi, mọi người cùng nhau đi đến hãng gạo.

大家一起来到米行(示意图片:[明] 戴进画作局部)
Mọi người cùng nhau đến hãng gạo. (Một phần bức tranh của Đới Tiến, đời Minh)

Ông chủ hãng gạo thấy mọi người đem lễ vật đến, biết là đến tạ ơn cứu mạng, thì vội vàng ngăn lại và nói: “Không được. Tôi biết họ không thể nhận lễ vật, hiện nay họ còn ở trên lầu phía sau đang ngủ, đứng quấy nhiễu họ”.

Mọi người nói: “Sao có thể chịu ơn mà không nói lời cảm ơn. Cứ cho là họ không muốn lễ vật đi, thì chúng tôi cũng phải bày tỏ tấm lòng với họ, cũng muốn hỏi là sau này có bị tái phát không”.

Ông chủ hãng gạo không có cách nào, đành dẫn họ đến dưới lầu. Ông gọi hai người khách, ông Phùng mở cửa sổ, nhìn thấy mọi người, vội vàng xua tay nói: “Nhất định không được cảm tạ, nếu không thì ân sẽ thành thù đó”.

Kẻ vô lại kia và người bị thương bất giác quỳ xuống. Vẫn chưa kịp nói thì nghe thấy tiếng cửa sổ sau mở và vọng đến tiếng nhảy xuống nước.

Ông Phùng giậm chân nói: “Các người ép chết ông Trần rồi”.

Sau đó ông Phùng xuống lầu, cùng mọi người đến bờ sông sau lầu. Những người phu thuyền nói, thấy một người nhảy xuống sông, rồi mất tích, cũng không vớt được. Ông Phùng cũng không truy cứu mọi người, bán hết số gạo của ông Trần rồi vội vàng ra đi.

Hương Ngạn Thị nói: Pháp thuật của khách buôn gạo rất thần kỳ, không nhận lễ vật thì thôi, tại sao lại né tránh quỳ lạy mà nhảy xuống sông chạy trốn? Huyền môn cao thâm khôn lường, thực sự không thể nào hiểu nổi.

Trung Hòa
Theo SOH

Nguồn tham khảo: Tục Khác Song Nhàn Thoại - quyển 1, của Ngô Xí Xương, đời Thanh

 

 



BÀI CHỌN LỌC

Khoa chúc do: Thuật chữa bệnh thần bí cổ xưa trong Đông y