Lần tuyệt chủng thứ 6 có thể bắt đầu - Liệu chúng ta có quá muộn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2020, Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một phân tích khiến những người lạc quan nhất cũng cảm thấy lo lắng. Báo cáo nêu rõ 83% số loài động vật có vú hoang dã, 50% thực vật và 15% số loài cá đã tuyệt chủng kể từ sự trỗi dậy của nền văn minh nhân loại. Hiện tại, tốc độ tuyệt chủng đang ở mức cực kỳ đáng báo động, nó cao gấp từ 100 đến 1.000 tấn tốc độ tuyệt chủng tự nhiên; và cao gấp từ 10 đến 100 lần so với 5 sự kiện đại tuyệt chủng trong lịch sử Trái Đất. 

Trước tốc độ này, hơn 15.000 nhà khoa học lỗi lạc nhất thế giới đã đồng loạt đưa ra lời cảnh báo rằng: Chúng ta đang bước vào cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6, có thể đưa nền văn minh đi đến sự sụp đổ vào năm 2100. Điều đáng nói là khác những lần tuyệt chủng trước, nguyên nhân lần này lại chính là con người. Vậy nguồn gốc của những điều này là do đâu? Liệu con người có thể làm gì để ngăn chặn chúng?

Những ghi nhận lịch sử

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vương quốc Anh, sự kiện đại tuyệt chủng thường được xác định thì khi 75% số loài trên thế giới mất đi trong một khoảng thời gian ngắn, dưới 2,8 triệu năm. Lịch sử địa chất Trái đất từng ghi nhận 5 đợt tuyệt chủng hàng loạt, trong đó phải kể đến đợt tuyệt chủng lớn nhất kết thúc vào kỷ Permi, cách đây 250 triệu năm, đã tiệt diệt 90% các loài sinh vật biển và 75% các loài động, thực vật trên cạn, để lại một châu Âu gần như không còn sự sống.

Gần đây, 4 trận động đất lớn tại Đường Sơn ở Trung Quốc năm 1976, trận động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, động đất tại Haiti năm 2010 và tại Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm nay đã lấy đi sinh mệnh của gần 1,6 triệu người. Đó không phải là những con số mà là những con người, những thành viên trong gia đình.

Vậy nguyên nhân của thảm họa này là gì? Trong khi một số nguyên nhân đã được xác định, một số vẫn còn là một bí ẩn hoặc không được biết đến rộng rãi.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đại tuyệt chủng là một quá trình diễn ra một cách chậm rãi trong một khoảng thời gian lâu dài. Số khác cho rằng nó diễn ra đột ngột thông qua các sự kiện kịch tính như va chạm với tiểu hành tinh, phun trào núi lửa trên diện rộng, dịch chuyển cực hay các cơn bão Mặt trời. Trên thực tế, có những sự kiện gần đây chứng minh cho giả thuyết này.

Vào tháng 1 năm nay, dựa trên dữ liệu địa chấn, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện lõi Trái đất gần đây bỗng chuyển dịch chậm lại, thậm chí là có lúc ngừng quay.

Vào những năm 1990, nhà địa chất Jim Berkland thuộc Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã đưa ra những dự đoán chính xác về các trận động đất sắp diễn ra, dựa trên việc phân tích lực hấp dẫn bất thường của Mặt trăng và Trái đất. Ông cho rằng từ trường dao động ngay trước một trận động đất đã dẫn đến những thay đổi hành vi đặc biệt là ở cá, chim, chó và mèo.

Nhà khí tượng học Kevin Martin của Cơ quan Thời tiết Nam California cho rằng có thể có mối liên hệ giữa động đất, thời tiết và hoạt động của mặt trời. Ông cũng đã dự đoán chính xác trận động đất vào ngày 9/1/2009 tại Northridge, Hoa Kỳ.

Giả thuyết của Berkland càng nhận được nhiều sự ủng hộ khi trận động đất sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 và trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023 xảy ra trong thời gian trăng tròn. Trong khi đó, các cơ quan khí tượng lại không hề biết điều này.

(Ảnh minh họa: Unsplash)
Sóng thần. (Ảnh minh họa: Unsplash)

Hoạt động quân sự

Vào ngày 3/9/2017, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ báo cáo một trận động đất mạnh 6,3 độ richter gần bãi thử hạt nhân của Triều Tiên. Triều Tiên xác nhận rằng họ đã kích nổ quả bom hydro A-15 kiloton, và đây là một bất ngờ lớn đối với cộng đồng ngoại giao và quốc phòng. Hơn 200 người thiệt mạng, trong đó hầu hết là các nhà khoa học hạt nhân của Triều Tiên. Dù sau đó Triều Tiên đã ký một hiệp ước hòa bình nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu trận động đất được gây ra bởi một loại vũ khí mới?

Trong nhiều năm, có tin cho rằng Hoa Kỳ đã phát triển một loại vũ khí tiên tiến sử dụng sóng âm gọi là HARP để tăng cường hệ thống liên lạc và giám sát. Tuy nhiên, vì nó bắn những chùm năng lượng làm nóng tầng điện ly, nên đã làm thay đổi thời tiết, và có thể là nguyên nhân dẫn đến động đất.

Cuối năm 2005, HARP hoạt động mạnh mẽ và dường như đã khiến cho cơn bão Ophelia diễn biến theo cách rất kỳ lạ. Nó thay đổi hướng nhiều lần so với tất cả các dự đoán khí tượng thông thường, như thể là có thứ gì đó đang chơi đùa với cơn bão, để xem liệu họ có thể điều khiển cường độ và hướng của nó hay không.

Tương tự, vào tháng 7/2008, một cơn bão hiếm hoi mang tên Bertha bất ngờ hình thành ngoài khơi châu Phi. Đó là một cơn bão cấp rất thấp nhưng sau đó các máy phát HARP đã hoạt động trong vòng 8 giờ và Bertha đã từ một cơn bão yếu cấp 1 thành cơn bão cấp 4 dữ dội. Ngay sau khi HARP ngừng hoạt động, cơn bão liền suy yếu.

Trước đó, vào cuối tháng 4/2008, chỉ vài ngày sau khi HARP hoạt động trở lại, bão Nargis đã bắt đầu và đổ bộ vào đất liền với sức gió lên đến 217km/giờ. Đến khi HARP tạm dừng thì bão cũng dần suy yếu.

Đến cuối ngày 11/5 tại Thành Đô, Trung Quốc, có báo cáo về hành vi kỳ lạ của động vật, những đám mây phát sáng bất ngờ xuất hiện. Nếu vẽ một đường thẳng từ đường di chuyển của bão Nargis, ta sẽ đến Thành Đô. Quả thực, sau đó, Thành Đô đã xảy ra một trận động đất với cường độ 8 độ richter và gây ra các vụ nổ ở dãy núi Schwan, phá hủy Kho vũ khí lớn nhất của Trung Quốc và các căn cứ thử nghiệm vũ khí mới của họ. Các cơ sở hạt nhân cũng bị hư hại nghiêm trọng.

Các chuyên gia cho biết năng lượng giải phóng tương đương với một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất. Không tự nhiên khi trong 2 tuần đó, cơn bão Nargis và trận động đất ở Thành Đô đã cướp đi sinh mạng của hơn 160.000 người. Điều đó cho thấy một số quốc gia đã nắm những công nghệ có khả năng hủy diệt toàn bộ nền văn minh trên Trái đất.

Tác động từ vũ trụ

Có rất nhiều sự trùng hợp thú vị trong thiên văn học. Ví như đường kính của Mặt trăng là 2.160 dặm. Số 2160 cũng chính là số năm của mỗi kỷ nguyên thiên văn trong quá trình tiến hóa của quỹ đạo. Cực Bắc của Trái Đất lệch khỏi trục khoảng 1 độ mỗi 72 năm, và để nó quay đủ 1 vòng thì mất khoảng 26.000 năm. Theo ước tính tốt nhất, Mặt trời nằm cách trung tâm Thiên hà 26.000 năm ánh sáng. Một quỹ đạo của hệ mặt trời quanh tâm Thiên hà mất khoảng 260 triệu năm. Ở đây, chúng ta có thể thấy các âm hưởng của con số 26 lặp đi lặp lại và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những con số này đều không phải ngẫu nhiên. Thực tế là còn có nhiều lực khác đang hoạt động trong vũ trụ.

Tập đoàn Radio của Mỹ nhận thấy rằng chất lượng truyền sóng ngắn để liên lạc trên toàn cầu tùy thuộc vào chu kỳ những vết đen và cơn bão xuất hiện và biến mất trên Mặt trời. Do vậy, Kỹ sư vô tuyến điện John Nelson đã được yêu cầu đưa ra một phương pháp dự đoán khi nào chúng sẽ xảy ra. Những gì ông phát hiện ra là một bất ngờ. Đó là nhiễu vô tuyến tăng và giảm theo chuyển động của các hành tinh chính trong Hệ mặt trời. Theo đó, vị trí của các hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Hải Vương dường như có tác động mạnh mẽ nhất đến các tín hiệu vô tuyến. Đồng thời, các cơn bão Mặt trời có thể dẫn đến việc mất liên lạc trên toàn cầu.

Trái đất quay theo quỹ đạo trong không gian cũng có thể va chạm với các tinh cầu khác gây ra sự kiện thảm khốc cho hành tinh.
Trái đất quay theo quỹ đạo trong không gian cũng có thể va chạm với các tinh cầu khác gây ra sự kiện thảm khốc cho hành tinh. (Ảnh minh họa: Urikyo33/Pixabay)

Năm 1984, hai nhà địa chất đã công bố một bài báo khoa học về “Tính tuần hoàn của các sự kiện tuyệt chủng trong quá khứ địa chất”, dựa trên việc xem xét bằng chứng hóa thạch về sự tuyệt chủng diễn ra hơn 250 triệu năm. Họ nhận thấy sự tuyệt chủng quy mô lớn diễn ra trên hành tinh của chúng ta có tính chu kỳ. Điều gì có thể gây ra một chu kỳ như vậy? Họ cho rằng Mặt trời quay quanh một ngôi sao đã chết hoặc một sao lùn nâu nằm ngoài Vành đai Kuiper với hàng trăm triệu thiên thể. Còn có một khu vực khác được gọi là đám mây Oort chứa hàng nghìn tỷ thiên thể. Quá trình này đã làm xáo trộn hàng trăm triệu thiên thể trong Vành đai Kuiper và Đám mây Oort khiến chúng bị bắn tung vào Trái đất theo chu kỳ 26 triệu năm/lần, tương ứng với chu kỳ quay của ngôi sao ấy. Thật trùng hợp, con số 26 lại xuất hiện!

Cuộc đại tuyệt chủng thứ 6

Bên cạnh những tác động từ vũ trụ và các hoạt động quân sự, những hoạt động khác của con người cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Trái đất. Theo ước tính, mỗi năm Trái đất đang mất đi khoảng 27.000 loài động thực vật, nấm, côn trùng và vi sinh vật.

Với sự suy thoái trên diện rộng của các môi trường sống có đa dạng sinh học cao, các cuộc diệt chủng đang xảy ra một cách thầm lặng. Tuy nhiên, tốc độ tuyệt chủng hiện tại đã đủ lớn để có thể được quan sát một cách rõ nét những thiệt hại mà nó gây ra. Từ khi con người tác động mạnh mẽ vào sinh quyển của Trái đất, họ đã giết chết các giống loài khác với một tốc độ chưa từng có tiền lệ. Một cách trực tiếp, họ săn bắt bất cứ loài nào mà họ muốn để ăn thịt, lấy sừng hoặc để tiêu khiển. Con người tiêu thụ 350 triệu tấn thịt, 200 triệu tấn cá mỗi năm. Rất nhiều trong số đó thuộc về các loài nằm trên đỉnh tháp thức ăn, biến con người trở thành một kẻ săn mồi siêu hạng toàn cầu.

Một cách gián tiếp, chúng ta phá hủy, thu hẹp hoặc làm ô nhiễm môi trường sống tự nhiên của toàn bộ sinh vật thông qua việc chặt phá rừng, chuyển đổi các cảnh quan tự nhiên để phục vụ nông nghiệp và xây dựng đô thị, xả thải vào môi trường. Con người chặt phá rừng với tốc độ khoảng 10 triệu hecta mỗi năm, tương đương với một mảng rừng có diện tích của một sân bóng đá bị biến mất sau mỗi 2,3 giây. Rác thải của con người xuất hiện từ dưới đáy đại dương lên mặt đất, mặt nước, trong không khí và thậm chí là cả trong không gian vũ trụ. Con người thêm vào bầu khí quyển 43,1 tỷ tấn CO2 vào năm 2019; 36,3 tỷ tấn vào năm 2021. Trong khi đó, lượng CO2 phát sinh từ các hoạt động núi lửa toàn cầu chỉ là dưới 1 tỷ tấn mỗi năm.

Và điều gì đến cũng đã đến, một cuộc thăm dò năm 1998 do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ thực hiện cho thấy 70% các nhà sinh vật học cho rằng một sự kiện tuyệt chủng gây ra bởi con người đang diễn ra. Trong cuốn Tương lai của sự sống, Giáo sư Edward Osborne Wilson của Đại học Harvard đã tính toán rằng, nếu như tốc độ phá vỡ sinh quyển của con người như hiện nay, một nửa số dạng sống của Trái đất sẽ tuyệt chủng vào năm 2100. Nếu điều này là đúng thì con cháu của chúng ta sẽ đối mặt với cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 trong lịch sử Trái đất, cũng sự kiện tuyệt chủng đầu tiên được gây ra bởi con người.

Chúng ta có thể làm gì trước khi quá muộn?

Đứng trước nguy cơ trên, nhân loại đã áp dụng nhiều chính sách để cải thiện cả về mặt kỹ thuật cũng như công nghệ, phân tách các chất ô nhiễm. Tuy nhiên, giải pháp này lại vô tình làm phát sinh những vấn đề khác, và tất cả cũng chỉ là ở bề mặt. Để giải quyết tận gốc, thiết nghĩ chúng nên nhìn từ một góc độ khác. Các vấn đề nghiêm trọng nhất thường xảy ra ở nơi mà có sự xung đột giữa con người và các sự vật xung quanh. Sự suy thoái của môi trường xảy ra cùng tốc độ với sự suy thoái của đạo đức con người.

Tiêu chuẩn đạo đức giống như quy luật của 9 hành tinh quay quanh Mặt trời. Chúng cũng là quy tắc của vũ trụ đối với con người mà con người phải tuân theo. Các quy luật đó chi phối các mối quan hệ giữa con người với nhau; và giữa con người với môi trường. Chỉ khi con người làm mọi việc theo tiêu chuẩn đạo đức phổ quát này, môi trường xung quanh con người mới được cân bằng và không xảy ra vấn đề. Nhiều nền văn minh đã bị hủy diệt trong lịch sử, và những sự hủy diệt này đều liên quan đến sự xuống cấp về đạo đức của con người.

Chẳng hạn, con người đang cố gắng thay thế những thứ thiết yếu như nước, không khí và đất bằng các sản phẩm nhân tạo. Họ thậm chí muốn sinh sản con người thông qua nhân bản vô tính. Khi được đo bằng tiêu chuẩn đạo đức phổ quát, những hành vi này là không tuân theo đạo đức và nguy hiểm.

Con người bảo vệ môi trường theo cách tương tự. Họ chỉ bảo vệ những gì họ cho là có lợi, và cố gắng thay đổi những gì họ cho là vô dụng. Thật ra họ không bảo vệ môi trường, mà là đang thay đổi nó.

Tật bệnh thay đổi lịch sử, ôn dịch tái tạo nhân loại. Đại dịch Covid-19 như một lời cảnh báo, giúp con người có dịp nhìn lại cuộc sống và điều gì thật sự có ý nghĩa đối với mình, từ đó có những nhận thức mới sâu sắc hơn. Một báo cáo dựa trên khảo sát về đức tin của Barna Group cho thấy 44% người Mỹ trưởng thành “tin vào Chúa hơn” từ sau đại dịch. Kết quả này dựa trên cuộc khảo sát với 2.000 người trưởng thành vào năm 2022. Cụ thể, 77% người cho biết họ tin vào một Đấng tối cao, 74% phát triển về mặt tâm linh.

Phương Lam
Theo Ngẫm radio



BÀI CHỌN LỌC

Lần tuyệt chủng thứ 6 có thể bắt đầu - Liệu chúng ta có quá muộn?