‘Lên núi không nhặt thịt, xuống nước không vớt cá’ có ý nghĩa gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sống ở nông thôn từ nhỏ, tôi đã theo cha mẹ, ông bà và những người lớn tuổi, học được rất nhiều câu tục ngữ xưa, mặc dù những câu tục ngữ xưa này chỉ một vài từ nhưng nghe vẫn ý nghĩa.

Tôi cho rằng đây là một kiểu học tập và cũng là kiến ​​thức, bởi vì những câu nói phổ biến này là kinh nghiệm của tổ tiên truyền lại, rất đáng quý. Như câu “lên núi không nhặt thịt, xuống nước không vớt cá”, ắt hẳn phải có lý do của nó.

"Lên núi không nhặt thịt", thịt ở đây là theo mùa, thịt thực sự chỉ những động vật nhỏ chết không rõ lý do trên núi. Không phải chúng ta không thể nhặt xác những con vật nhỏ chết trên núi mà phải xem tình hình chúng chết như thế nào và đã chết bao lâu. Như chúng ta đã biết, nhiều loài động vật hoang dã có độc tố riêng, chẳng hạn, con vật bị rắn độc cắn chết, nếu con người ăn thịt chúng sẽ bị trúng độc; hoặc động vật hoang dã chết vì bệnh tật cũng vậy.

"Lên núi không nhặt thịt", nhiều loài động vật hoang dã có độc tố riêng. (Ảnh: pixabay)
"Lên núi không nhặt thịt", nhiều loài động vật hoang dã có độc tố riêng. (Ảnh: pixabay)

Ở rừng núi có sự cân bằng giữa hệ sinh thái động vật. Trong hoàn cảnh bình thường, những con vật đó sẽ không chết, vì vậy nếu nhiều con vật nhỏ trên núi chết mà không có lý do, chính là ứng với câu tục ngữ: Lên núi không nhặt thịt. Vì vậy, bạn không thể mang đến tai họa cho bản thân hoặc gia đình chỉ vì muốn thỏa mãn sự thèm ăn nhất thời của mình.

Nếu thấy cá nổi trên mặt nước mà không xác định được nguyên nhân thì đừng vớt chúng lên. (Ảnh: pexels)
Nếu thấy cá nổi trên mặt nước mà không xác định được nguyên nhân thì đừng vớt chúng lên. (Ảnh: pexels)

“Xuống nước không vớt cá” cũng vậy. Ngày nay thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi, nhiều người sẵn sàng xả các túi hóa chất độc hại xuống sông sau khi sử dụng. Chai lọ thuốc xả trực tiếp ra môi trường dễ gây ô nhiễm nguồn nước, tôm, cá và các sinh vật sống ở đây cũng bị ảnh hưởng. Bây giờ cá tôm ở các sông nhỏ nông thôn không còn nhiều như trước cũng có nguyên nhân, vì vậy nếu thấy cá nổi trên mặt nước mà không xác định được nguyên nhân thì đừng vớt chúng lên.

Sống ở nông thôn từ nhỏ, tôi đã theo cha mẹ, ông bà và những người lớn tuổi, học được rất nhiều câu tục ngữ xưa. (Ảnh: pexels)
Sống ở nông thôn từ nhỏ, tôi đã theo cha mẹ, ông bà và những người lớn tuổi, học được rất nhiều câu tục ngữ xưa. (Ảnh: pexels)

Tóm lại, qua những phân tích đơn giản trên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng câu nói “lên núi không nhặt thịt, xuống nước không vớt cá” quả thực có cơ sở, cũng phù hợp với thực tế hiện nay. Vì vậy, một số câu tục ngữ ở nông thôn vẫn còn tác dụng cảnh báo nhất định, vẫn khẳng định được ý nghĩa tồn tại theo năm tháng và thể hiện sự thông thái của người xưa.

Bách Diệp

Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

‘Lên núi không nhặt thịt, xuống nước không vớt cá’ có ý nghĩa gì?