Lý Thượng Phúc bị cách chức Đại biểu Quốc hội ẩn chứa nguy cơ gì đối với Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người phát ngôn của Nhân Đại (Quốc hội) là ông Lâu Cần Kiệm đã tiết lộ: Ông Lý Thượng Phúc đã không còn là Đại biểu Quốc hội.

Sau khi có thông tin là không mở họp báo cho Thủ tướng, thì phát ngôn trên của ông Lâu Cần Kiệm lại là một thông báo gây bất ngờ nữa từ phía Trung Quốc. Bởi vì việc bổ nhiệm/bãi nhiệm chức vụ Đại biểu Quốc hội phải thông qua kỳ họp Quốc hội hoặc phiên họp của Ban Thường vụ Quốc hội. Nhưng ông Lý Thượng Phúc đã bị bãi chức Đại biểu Quốc hội mà không thông qua cuộc bỏ phiếu của Ban Thường vụ Quốc hội.

Vậy thì liệu đây có phải là do ông Tập Cận Bình tự mình quyết định? Hơn nữa, quyết định này lại không công khai trên truyền thông mà chỉ thông qua miệng người phát ngôn của Quốc hội.

Nếu Quốc hội phải kiên trì dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội phải báo cáo công việc lên ông Tập, vậy thì việc ông Tập bổ nhiệm/bãi nhiệm người nào đó là trong phạm vi quyền lực của mình.

Trong quá khứ, việc bổ nhiệm/bãi nhiệm chức vụ Đại biểu Quốc hội phải thông qua Ban Thường vụ Quốc hội, nhưng hiện nay không cần giả trang, ngay cả trình tự bổ nhiệm/bãi nhiệm cũng bị ông Tập bỏ qua.

Trong chương trình 'Chính luận thiên hạ' đăng ngày 4/3, từ nhận thức thông thường về chính trị, nhà bình luận các vấn đề thời sự - Giáo sư Chương Thiên Lượng đã nhìn nhận vấn đề của ông Lý Thượng Phúc như sau.

Trên thực tế, tuyên bố của người phát ngôn của Quốc hội là ông Lâu Cần Kiệm không phải là 'chủ động đưa ra trong cuộc họp báo', mà là khi kết thúc họp báo của cuộc họp dự bị Quốc hội vào ngày 4/3, lúc ông Lâu Cần Kiệm sắp rời hội trường thì một phóng viên của tờ 'Liên hợp Buổi sáng' của Singapore hỏi ông Lâu Cần Kiệm rằng: 'Ông Lý Thượng Phúc liệu có thể tham gia Lưỡng Hội không?'. Ông Lâu Cần Kiệm trả lời rằng: 'Ông Lý Thượng Phúc không thể tham gia kỳ họp Lưỡng Hội lần này, bởi vì ông Lý Thượng Phúc đã không còn là Đại biểu Quốc hội'.

Đây là một câu trả lời vô cùng kỳ lạ. Chúng ta biết rằng, lần cuối cùng Ban Thường vụ Quốc hội mở họp (trước kỳ Lưỡng Hội) là ngày 27/2. Ngày hôm đó, Tân Hoa Xã công bố báo cáo của Ban Thường vụ Quốc hội nói rằng: 'Ban Thường vụ Quốc hội thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) đã quyết định tiếp nhận (đơn xin) từ chức Đại biểu Quốc hội Toàn quốc khóa 14 của ông Tần Cương'. Ngoài ông Tần Cương còn có thêm 8 người khác nữa, trong đó có người bị cách chức, có người đệ đơn xin từ chức.

Nhưng trong 9 người này không có ông Lý Thượng Phúc. Khi đó, ngoại giới thắc mắc rằng: Liệu ông Lý Thượng Phúc có bị cách chức Đại biểu Quốc hội hay không. Lúc ấy, Giáo sư Chương thì đoán rằng: Cuộc điều tra của ông Lý Thượng Phúc vẫn chưa kết thúc.

Nhưng trong kỳ họp Lưỡng Hội lần này, ông Lâu Cần Kiệm đã nói rằng, ông Lý Thượng Phúc đã không còn là Đại biểu Quốc hội. Giáo sư Chương nói rằng: '(Nếu tôi là phóng viên của tờ Liên hợp Buổi sáng), tôi sẽ hỏi rằng, ông Lý Thượng Phúc chết rồi sao? Nếu ông ấy đã chết thì ông ấy không còn là Đại biểu Quốc hội. Nếu tử vong tự nhiên thì không cần mở họp quốc hội để xác nhận việc đó. Nếu ông Lý Thượng Phúc không chết, làm sao ông ấy không phải là Đại biểu Quốc hội? Dù thế nào thì Trung Quốc phải đi theo trình tự bãi chức Đại biểu Quốc hội chứ?'.

Lần trước, vào ngày 26/2, Bloomberg đăng bài viết với tiêu đề: 'Trung Quốc âm thầm xoá tên Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc ra khỏi trang web'. Trong đó nói rằng trong danh sách lãnh đạo cao nhất của Quân uỷ Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP) trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã không còn tên của ông Lý Thượng Phúc. Tức là lần trước CCP đã không bãi chức Uỷ viên Quân uỷ Trung ương của ông Lý Thượng Phúc theo trình tự. Lần này, khi bãi chức Đại biểu Quốc hội cũng là giẫm lên vết xe đổ của lần trước.

Giáo sư Chương có cảm giác, ông Tập Cận Bình đã 'cưỡi' lên cả Ban chấp hành Trung ương và Quốc hội. Vậy thì sau này, chức Uỷ viên Trung ương hay Đại biểu Quốc hội có cần phải 'bầu cử' hay không?

Vì sao từ 'bầu cử' lại quan trọng đến như vậy trong chính trị? Đến đây Giáo sư Chương chia sẻ nhận thức thông thường về chính trị.

Giáo sư Chương đưa ví dụ, một quốc gia dân chủ giống như nước Mỹ thì nguồn gốc của quyền lực sẽ quyết định người đó chịu trách nhiệm với ai, và ai có thể cho người ấy hạ đài.

Ví dụ như ở nước Mỹ, Tổng thống Mỹ có quyền bổ nhiệm các Bộ trưởng (đương nhiên còn phải thông qua phê chuẩn của Thượng viện). Bởi vì Bộ trưởng là do Tổng thống bổ nhiệm, cho nên Tổng thống có thể lập tức cách chức Bộ trưởng thông qua một mệnh lệnh hành chính.

Còn đối với Dân biểu của Quốc hội thì Tổng thống không có cách nào cách chức người ấy, bởi vì Dân biểu là do dân bầu. Trừ phi người ấy phạm tội vô cùng nghiêm trọng, sau đó thông qua Quốc hội để luận tội và đạt được sự đồng ý của hơn 2/3 thành viên Quốc hội, Dân biểu ấy mới ra khỏi Quốc hội. Bởi vì 2/3 thành viên Quốc hội tương đương với 2/3 dân số của Hoa Kỳ, cho nên 2/3 dân số Hoa Kỳ muốn Dân biểu đó hạ đài. Nếu không thì Tổng thống không có cách nào cách chức Dân biểu, bởi vì Dân biểu là do dân bầu.

Đối với chức Thống đốc cũng như thế. Thống đốc là do người dân của bang ấy bầu ra, cho nên Tổng thống không có quyền cách chức Thống đốc, Thống đốc cũng không nghe lời Tổng thống.

Nếu chức Đại biểu Quốc hội Trung Quốc là được Quốc hội bầu lên, hoặc là chức Uỷ viên Trung ương là do Đại hội đảng bầu ra, về lý thuyết thì 'ai bầu người đó lên thì họ cũng có thể cách chức người đó'. Đây là lý do vì sao chức Uỷ viên Trung ương phải thông qua Ban chấp hành Trung ương (giống như Phiên họp Toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá 20) mới có thể bị bãi chức, còn chức Đại biểu Quốc hội phải thông qua Ban Thường vụ Quốc hội mới có thể bị bãi chức. Đây là nhận thức thông thường cơ bản nhất về chính trị.

Mặc dù thiết kế chế độ của Trung Quốc nằm ở trên giấy nhưng nó cũng phải phù hợp với nhận thức thông thường. Nhưng ngay cả thiết kế chế độ trên giấy theo nhận thức thông thường như vậy cũng bị ông Tập Cận Bình phá vỡ. Hiện nay, Trung Quốc không chỉ tồn tại vấn đề về pháp trị, mà ngay cả Điều lệ đảng cũng bị ông Tập Cận Bình biến thành giấy vụn.

Do đó nếu ông Tập Cận Bình có thể tùy ý bổ nhiệm/bãi nhiệm chức Uỷ viên Trung ương và Uỷ viên Quân uỷ Trung ương thì những Đại hội đảng lần sau cũng không cần mở họp, không cần bầu ra Ban chấp hành Trung ương, bởi vì ông Tập Cận Bình có thể tự mình bổ nhiệm. Ban chấp hành Trung ương cũng không cần bổ nhiệm các chức vụ thông qua 'bầu cử'. Sau đó, nếu ai bị cách chức thì ông Tập Cận Bình chỉ cần hạ lệnh là xong. Cho nên Đại hội đảng và kỳ họp Quốc hội cũng không cần mở, ông Tập tự mình lấy tờ giấy rồi khoanh tròn ai lên ai xuống là được rồi.

Nhưng khi công việc của chính phủ và của đảng càng mờ ám, các quốc gia càng không muốn chơi với Trung Quốc.

Cũng liên quan đến thường thức chính trị ‘nguồn gốc quyền lực của một người quyết định người đó chịu trách nhiệm với ai’ thì trong kỳ Lưỡng Hội năm ngoái - 2023, khi rời nhiệm sở, cố Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường đã nói một câu rằng: ‘Người đang làm, Trời đang nhìn’. Giới chuyên gia nhìn nhận rằng, đây có lẽ là lời than thở có phần bất lực của ông Lý Khắc Cường, bởi vì ông Lý bị ông Tập chèn ép nhiều quá.

Trên thực tế, trong nhiệm kỳ của mình, ông Lý Khắc Cường đã bị chèn ép rất nhiều, còn thái độ của ông Tập lại hoàn toàn tương phản. Ông Tập là người đứng đầu Đảng, còn ông Lý là người đứng đầu Chính phủ, vì sao ông Lý Khắc Cường lại không thể ngóc đầu lên được? Điều này liên quan đến tâm thái và cách nhìn của ‘hồng nhị đại’ (thế hệ đỏ thứ hai).

Quyền lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến từ việc đề bạt của cựu lãnh đạo chứ không phải là do dân tuyển. Mà hiện nay tất cả quyền lực đều nằm trong tay ông Tập Cận Bình.

Ông Lý Khắc Cường không có quyền lực là do ông ấy xui xẻo gặp phải ông Tập Cận Bình. Mà ông Tập Cận Bình là ‘hồng nhị đại’.

Để làm rõ hơn tâm thái của hồng nhị đại thì trong tiếng Anh có một khái niệm là: Old money và New money, tạm dịch là Nhà giàu lâu năm và Nhà giàu mới nổi.

Old money là chỉ những người mà tổ tiên của họ luôn có tiền, cũng có thể nói là xuất thân từ gia đình quý tộc, sự giàu có truyền đời này qua đời khác. Ví như những gia tộc rất giàu có như Hoàng gia Anh, gia tộc Rothschild, Rockefeller, v.v. Đây gọi là Old money.

Còn những ngôi sao mới nổi trong làng công nghệ như Elon Musk, Bill Gates, Mark Zuckerberg thì thuộc về New money. New money có thể có nhiều tiền hơn Old money, ví như Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiền của ông có thể nhiều hơn tiền của gia tộc Rockefeller.

Nhưng về giai tầng xã hội thì gia tộc Old money coi thường New money. Bởi vì những gia tộc Old money có truyền thống quý tộc, về gia giáo thông thường là khá nghiêm khắc, những người con trong gia đình quý tộc đều phải đi học trường quý tộc. Ở Mỹ có rất nhiều trường tư thục với học phí vô cùng đắt, nhưng phụ huynh của những gia đình Old money vẫn muốn con em mình học ở đó, từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông, sau đó còn trải qua rèn luyện quân đội, rèn luyện những kỹ năng khác nhau như ngôn ngữ, văn học... Cho nên con em của những gia đình Old money vừa có thể lực, vừa có học vấn, có thể nói là văn võ song toàn. Đồng thời các em chỉ giao tiếp trong cộng đồng những gia đình quý tộc.

Đây là điều mà Old money rất chú trọng, chính là bồi dưỡng khí chất quý tộc.

Hơn nữa những gia tộc Old money có tiền truyền từ đời này sang đời khác. Còn gia tộc New money thì tiền của họ đến rất nhanh nhưng cũng ra đi rất nhanh.

Vì sao khái niệm Old money và New money lại liên quan đến ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường? Bởi vì ông Tập Cận Bình là hồng nhị đại, có thể coi là Old money, ông ấy coi thường New money là ông Lý Khắc Cường.

Hồng nhị đại cho rằng giang sơn là do cha anh của họ giành được, cho nên họ có cảm giác về sự ưu việt/ưu tú của mình. Điều này đã khiến ông Tập Cận Bình hành xử như vậy.

Còn ông Lý Khắc Cường chỉ là người học hành giỏi, được đề bạt lên trong thể chế, cho nên hồng nhị đại coi những người như ông Lý Khắc Cường là người làm công. Hơn nữa, phía sau ông Lý Khắc Cường không có bất cứ một đoàn thể nào ủng hộ ông ấy, còn phía sau hồng nhị đại Tập Cận Bình là cả một đoàn thể gia tộc đỏ vô cùng lớn với mục tiêu chung là: Duy trì hồng sắc giang sơn.

Hơn nữa, những gia tộc đỏ này vừa có tiền vừa có mối quan hệ, có thể hô phong hoán vũ trong giới chính trị Trung Quốc.

Trước đây, giữa Đặng Tiểu Bình và Trần Vân từng có một ước định như thế này: Mỗi gia tộc đỏ đều phải có hậu duệ làm đến cán bộ cấp tỉnh.

Hồng nhị đại dựa vào ưu thế gia tộc, mỗi gia tộc đều có người làm đến cán bộ cấp tỉnh. Thêm vào đó, những hồng nhị đại này từ nhỏ đến lớn chơi với nhau, cho nên hình thành một cộng đồng nhỏ. Tuỳ rằng có cãi nhau nhưng hễ có ai thách thức quyền lực của họ thì họ sẽ đoàn kết chống lại người đó.

Các cán bộ từ trung ương đến địa phương đều là người của hồng nhị đại. Thế lực to lớn này khiến ông Lý Khắc Cường không cách nào chống nổi. Ông Lý Khắc Cường làm Thủ tướng, ông Hồ Cẩm Đào còn nắm trong tay ‘tam quyền’ (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương), nhưng Bạc Hy Lai vẫn coi thường Hồ Cẩm Đào, bởi vì Bạc Hy Lai là hồng nhị đại.

Trong mắt của hồng nhị đại thì việc Bạc Hy Lai coi thường Hồ Cẩm Đào không phải là ‘dĩ hạ phạm thượng’, mà là do hồng nhị đại coi những người như Hồ Cẩm Đào chỉ là người làm công. Vì sao Bạc Hy Lai ngồi tù vì đảo chính? Bởi vì ông Tập Cận Bình cũng là hồng nhị đại. Còn nếu Bạc Hy Lai đảo chính những người đề bạt nhờ ăn học thì có lẽ không bị sao.

Do đó cũng không thể trách ông Lý Khắc Cường là yếu nhược, bởi vì ông ấy không thể làm gì hơn. Cho nên khi rời nhiệm sở, ông mới than thở rằng 'Người đang làm, Trời đang nhìn'.

Thuần Phong biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Lý Thượng Phúc bị cách chức Đại biểu Quốc hội ẩn chứa nguy cơ gì đối với Trung Quốc?