Mặc áo bông giữa mùa hè nóng nực - chứng sợ gió kỳ lạ chữa như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vạn vật nhờ tiết Xuân đâm chồi nảy lộc, tới mùa Hạ phát triển mạnh mẽ tốt tươi, mặt trời cũng chói chang chiếu rọi như muốn bảo người ta tránh đi kẻo nắng rát. Chỉ cần nghe thấy từ ‘Mát’ là đã thấy nhẹ cả người! Cô gái trẻ như hoa mới nở, vậy tại sao lại mặc áo bông giữa mùa hè?

Giới thiệu: Thy thuc Đông Y Ôn Tn Dung nhiu năm đm mình trong Đông y, hàng ngày tiếp xúc vi nhng bnh nhân muôn hình muôn v đến cha bnh, ngoài vic cha bnh, bà còn phân tích t nông cn đến thâm sâu cho bnh nhân, tìm ra ct lõi ca ngun bnh.

Sách “Thất tình quải tâm - Mê vân già huệ nguyệt” là trước tác th 7 ca bà, thu lc 34 câu chuyn sinh đng trong quá trình cha bnh, thp lên mt ngn đèn trí hu sáng sut cho thế nhân đang đau đn trong bnh tt và thng kh trong bin kh cuc đi.

Bác sĩ Ôn Tn Dung hin là Giám đc Phòng khám Đông y Minh Hu thành ph Đài Trung, Đài Loan.

***

Cô nương tuổi mới 32, nghỉ ở nhà dưỡng bệnh, ngoài trời chang chang nắng, nhiệt độ 34 oC, có lúc lên tới 38 oC, cô vẫn phải mặc áo bông. Với bước chân mệt mỏi vô lực, cô bước vào phòng khám, chọn góc khuất ngồi chờ, trông thấy cô, mọi người phát ngốt cả lên. Có lẽ cô đã quen với những ánh mắt tò mò, nên trong lòng chẳng động. Cô nương thần thái mơ hồ, sắc mặt trắng xanh, tinh thần rời rã, trẻ tuổi vậy mà đau yếu bơ phờ, là bị bệnh gì đây?

Tìm gốc bệnh cần ngược dòng về khi cô mới sinh ra được bốn tháng, bà yêu quý cháu, luôn thích ẵm bỗng, không may trượt chân, hai bà cháu ngã. Cô bé ngay từ lớp mẫu giáo đã phải thường đi khám về cơ, xương. Khi học tiểu học thì bắt đầu bị đau ngực khi hô hấp. Lên tới trung học thì tần suất bị đau càng nhiều. Trời trở lạnh, càng đau thêm, nên từ đó bắt đầu mặc áo dày giữ ấm.

Một hôm, cô ngồi bên cửa sổ đọc sách, một trận gió thổi tới, ngực cô đau buốt. Cô cảm thấy như cơn gió đã làm đau cô, từ ấy cô tuyệt duyên với gió, nó linh nghiệm như đọc chú kim cô vậy, chỉ cần hơi có gió thổi, dù là gió tự nhiên, hay từ quạt điện, điều hòa, đều làm ngực cô đau buốt. Về sau, chỉ cần dùng lực mạnh một chút để hít thở, nói chuyện, đi lại thì ngực đều đau, một cảm giác đau như cào xé.

Từ đó trở đi, cô nương chỉ dám thở khẽ, nói nhỏ, rất ít nói, đi lại chậm rãi, rất ít khi ra ngoài. Hầu hết các việc lớn nhỏ, đều do mẹ làm giúp, đến cả việc cắt tóc cũng nhờ mẹ cắt cho. Cho đến tận hôm nay, vết thương từ thủa nhỏ, cứ âm thầm đeo bám, như mây đen che phủ, đến khi nào mới có cảnh trời trong mưa tạnh mây tan?

Một năm trước, cô bị đau răng, ăn vào thức ăn lạnh hoặc nóng đều tê buốt, đặc biệt là vào mùa đông, đau tới mức phải xin bác sĩ làm thủ thuật rút tủy. Không lâu sau, một loạt răng bên trái cũng bị đau, nhức lên tận óc, lại phải tìm bác sĩ rút tủy răng, từng cái từng cái một. Tới mùa hè thì răng đỡ đau hơn. Đau răng ảnh hưởng tới ăn uống, nên năm qua cô giảm tới 15 kg, người gầy tóp.

Mùa đông năm ngoái, chứng đau răng lại phát tác, đau hết hàng bên phải, ngày một đau hơn, không chỉ đau tận óc, tai nghe âm thanh cũng đau, đau tới mức toàn thân run rẩy.

Cô đành phải tới bác sĩ rút tủy răng. Bác sĩ cảm thấy kỳ quái, răng đã rút hết tủy rồi, sao vẫn còn đau?

Nha sĩ nói với cô, không thể lấy tủy nhiều răng đến thế trong một khoảng thời gian ngắn, cho cô thuốc giảm đau rồi bảo cô đừng tới tìm ông nữa, bởi bác sĩ cũng hết cách rồi. Cô nương uống thuốc nhưng răng đau vẫn hoàn đau, không thể nhai cơm. Cô thấy nha sĩ không muốn giúp cô rút tủy răng, cô một mực cho rằng răng cô vẫn đau là do nha sĩ rút tủy răng còn sót. Thế là cô tìm nha sĩ khác, yêu cầu làm tủy răng.

Hiện tại, cô hô hấp vẫn thấy đau ngực, có ba răng đau buốt óc. Nghe tiếng động là tai đau. Nghe như chuyện đùa, nhưng không có cách gì thoát được. Bà mẹ đứng bên nóng ruột giục con cởi áo bông, nhưng cô vẫn không nhúc nhích, đây là bệnh gì vậy? Thật là: ‘Vạn hác sinh bi phong, lục nguyệt bất tri nhiệt.’ (tạm dịch: khe núi sinh chướng khí, tháng sáu không biết nóng.’

Chữa trị châm cứu

Làm sao để tiêu trừ mấy độ ký ức buồn thương? Thử châm huyệt Thái Dương, Ấn Đường, đều châm từ trên xuống dưới. Để tiêu trừ trạng thái uể oải, cần đề thăng dương khí, châm huyệt Bách Hội, châm hai kim cùng lúc. Cô nương sợ gió, thuận nước đẩy thuyền, trục tà phong, châm huyệt Phong Trì, Khúc Trì. Tiếng nói nhỏ, bổ thận thủy, thận tinh, châm huyệt Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Chử.

Cô nương đau răng, rút tủy rồi vẫn đau, hiển nhiên đây không phải là đau răng, mà là đau dây thần kinh Tam Xoa, châm huyệt Hạ Quan, Giáp Xa thấu sang Đại Nghênh, Địa Thương thấu sang huyệt Đại Nghênh, Thừa Tương. Răng đau hơn một năm, đau lâu sinh ứ tắc, châm huyệt Huyết Hải, Tam Âm Giao. Chán ăn thiếu dinh dưỡng, cần bổ khí huyết, châm huyệt Túc Tam Lý, Tam Âm Giao.

Đau ngực, chắc không phải đau sinh lý mà là cái đau từ tâm lý phản ánh ra, hít thở cũng đau, suốt từ thuở trung học cho đến nay, gần 20 năm, sao có thể như vậy được? Khí uất kết trong ngực, châm huyệt Thần Môn, Nội Quan, Đản Trung.

Tai nghe tiếng động cũng đau, vậy thì cứ tỉnh giấc là đau ư? Ở đâu có miền thanh tĩnh không tiếng động? Chẳng phải là sắp phát điên lên sao? Châm huyệt Giác Tôn thấu sang Khúc Tân, châm huyệt Thái Dương từ trên xuống dưới, châm tiếp ba huyệt Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, từ trên xuống dưới, một kim xuyên thấu ba huyệt, có tác dụng an thần trấn tĩnh.

Đi bộ cũng bị đau ngực, cho nên rất ít đi lại, vậy thì sống làm sao? Tăng cường gân cốt, châm huyệt Túc Tam Lý, Dương Lăng Tuyền. Cách châm, số lần châm đều dựa trên khả năng chịu đựng của cô nương mà tăng hoặc giảm, không phải mỗi huyệt đều phải châm trong mỗi lần chữa trị.

Thầy thuốc Ôn Tần Dung và cuốn sách 'Thất tình quải tâm - Mê vân già huệ nguyệt' của bà. (Tổng hợp)

Dùng thuốc chữa trị

Nhìn từ bề ngoài, cô nương thuộc tượng hàn, dương hư, tinh khí không đủ. Khi tôi bảo cô cho xem đầu lưỡi, hai bên lưỡi sưng nhẹ hơi đỏ, nhìn một triệu chứng này là chẩn đoán ra thể trạng thiếu dương, hàn bao hỏa, hỏa uất kết không thoát ra được. Dùng thuốc Đông y bào chế Long đảm tả can thang, tả can hỏa; dùng Sài hồ sơ can thang, khai thông khí bế. Dùng thuốc đơn giản đánh trực diện, uống thêm thuốc nước an thần.

Lần khám thứ hai, cô nói răng đã bớt đau, có thể nhai được. Chỉ còn lại ba răng chưa rút tủy, tôi khuyên cô giữ lại, không đi rút tủy nữa. Nếu răng có vấn đề, tôi sẽ chữa trị giúp. Cô vẫn mặc áo bông, tôi tăng liều lượng Long đảm tả can thang.

Lần khám thứ ba, sắc mặt cô nương trở lên hồng nhuận, thư thái tươi cười. Bà mẹ đứng bên lòng vẫn như lửa đốt, thúc giục con cởi áo bông ra. Tôi mời bà ra phòng sau ngồi chờ, khuyên bà đừng nóng ruột, để con bỏ áo bông cần phải có thời gian.

Thời điểm then chốt để nhổ bật gốc bệnh bắt đầu, thành hay bại là ở chiêu này.

Tôi nói với cô nương: ‘Tôi đã trục xuất hết phong tà trên thân cô rồi. Từ hôm nay trở đi, cô không sợ gió, mà gió phải sợ cô đó!’

Cô nương nghe xong ngây ra, rất nghi hoặc, là chuyện gì đây? Không đợi cô mở miệng, tôi tiếp luôn: ‘Bây giờ cô bỏ áo bông ra, cởi ra xong sẽ hết đau ngực, cũng không đau tai nữa.’

Tôi vừa nói vừa châm huyệt Bách Hội, hai kim cùng lúc, nhanh tay châm các huyệt Phong Trì, Thần Đình, Ấn Đường.

Cô nương cứ chần chừ không muốn cởi. Tôi nắm tay cô bảo: ‘Đừng sợ, cô sắp được tự do rồi, hãy nhanh chóng thoát khỏi sự khống chế của phong tà.’

Tôi rất muốn ra tay giúp cô cởi áo khoác, nhưng tôi biết không nên làm như vậy, cần phải nhẫn để cô tự mình cởi áo bông.

Bà mẹ ngồi phía sau mở to mắt, không dám tin vào mắt mình, cô con gái suốt 20 năm, bốn mùa khoác áo ấm, nay đang tự cởi áo ngoài. Tôi vừa nhìn, ôi Trời ơi! Bên trong vẫn còn thêm hai áo lót dày, áo len hai chiếc, tổng cộng bốn chiếc, tôi nhìn mà thấy phát sốt!

Tôi bảo: ‘Cô thật đáng nể, rất dũng cảm! Này, thử sờ xem, cả ba áo trong đều ướt đẫm mồ hôi.’

Tôi kéo tay cô, chạm vào y phục, vào lưng cô, tất cả đều ướt. Cô nương nở nụ cười bẽn lẽn: ‘Ồ, sao lại ướt hết cả!’

Lần khám thứ 4, trông thấy cô tôi hơi thất vọng! Bởi vì cô lại mặc áo bông, nhưng cô lại báo tin vui: cô đã tiến bộ rất nhiều, có thể ăn nhiều hơn, ngủ tốt hơn, đi bộ cũng nhiều hơn. Đau tai, đau ngực, đau răng đều giảm thiểu.

Tôi hỏi ngay: ‘Vậy sao co vẫn mặc áo bông? Không thể bỏ được thói quen đó sao?’

Cô nương ngại ngùng cúi đầu. Lúc sau, tôi nói: ‘Nào, chúng ta cởi áo khoác ra. Đợi mùa đông trời lạnh hãy mặc, co đã không sợ lạnh nữa rồi!’

Lần này cô không do dự, cởi ngay áo ngoài, bên trong chỉ có một áo dài tay.

Cô nương mỗi ngày đều phải dùng giấy vệ sinh nhét lỗ tai. Trong nhà không ai được mở nhạc, xem TV cũng cần tắt tiếng, đi nhẹ nói khẽ. Cả nhà bị hãm vào vòng xoáy của ‘yêu thương’ đó. Cái quan cuối cùng này, đột phá nó thế nào đây?

Tôi nghĩ một lúc rồi nói: ‘Thiên nhiên có nhiều điều mỹ diệu, có tiếng của đất trời, hãy nghe nào, ngoài kia chim nhỏ trên cành hót, cô nghe thấy chúng nói gì không?’

Cô nương ngẩn ra pha chút hiếu kỳ. Cục giấy bịt tai có ngăn được hết âm thanh không? Tôi nói tiếp: ‘Bây giờ, co bỏ nó ra và hãy lắng nghe nhé.’

Ai ngờ cô bỏ ngay cục giấy nút tai, nghiêng đầu nghe ngóng nhưng không nghe thấy gì, tôi thì thầm một cách thần bí: ‘Hãy lắng nghe nhé, con chim kia bảo bạn gái nó rằng: Tôi yêu em. Con chim mái trả lời nũng nịu: Ghét ghê!’

Cô nương nghe xong cười thích thú, cô không bịt lỗ tai vào nữa.

Lần khám thứ 5, cô chỉ mặc hai áo dài tay, tới trước của phòng còn chủ động cởi bớt một áo, không ngồi nép một góc, cũng không bịt lỗ tai. Bà mẹ vui mừng kể, con gái ở nhà mặc áo ngắn tay, còn tự bật quạt điện thổi mát. Còn tự lái xe đi cắt tóc. Cả nhà được giải tỏa, có thể bật điều hòa làm lạnh, bật quạt, TV, đài, nói chuyện không cần khẽ tiếng. Cô nương có thể đi làm bình thường.

Sau cơn mưa trời sẽ sáng, hai mươi năm đau bệnh không biết làm sao, nay đã bình phục hoàn toàn, mây đã tản và khói đã tan.

Người ngày nay không thiếu thứ gì, nhưng biết bao người đang khốn đốn trong sự hoang vắng tinh thần cùng bao ưu tư bức xúc! Đường đời luôn rộng mở, sao vẫn có nhiều người tự mình làm hẹp lối về?

Thật là:

Đường đời chật hẹp người chen lấn
Lối đạo thênh thang hiếm kẻ tìm
Nhân sinh một giấc mơ màng
Trăm năm thoắt đã qua miền phù vân.

(Vô Danh cư sĩ - Thần thoại miền nhân thế)

Tuyển từ “Thất tình quải tâm – Mê vân già huệ nguyệt” (Thất tình vướng trong tâm, mây mù che trăng sáng) / Nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan.

Ôn Tần Dung - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Mặc áo bông giữa mùa hè nóng nực - chứng sợ gió kỳ lạ chữa như thế nào?