Nghe một bản nhạc có thể biết vận mệnh quốc gia

Giúp NTDVN sửa lỗi

Âm nhạc vô cùng kỳ diệu, thông qua một bản nhạc, ít thì có thể dự đoán được việc tốt hay việc xấu trong đời của một người, lớn thì có thể tiên đoán được sự thịnh suy của cả một quốc gia.

Họa loạn biểu hiện ở âm thanh

Cuốn sách cổ “Khai Thiên Truyền Tín Ký” có ghi chép rằng ở Tây Lương Châu, Trung Quốc vốn có phong tục yêu thích âm nhạc, có một sáng tác mới tên là “Lương Châu”. Vào những năm Khai Nguyên triều đại nhà Đường, Đô đốc phủ Tây Lương là Quách Tri Viễn đã dâng tặng bản nhạc này lên Hoàng đế Huyền Tông. Huyền Tông triệu tập tất cả các Vương lại cùng thưởng thức bản nhạc. Khi tiếng nhạc kết thúc, các Vương đều hết lời ca ngợi, duy chỉ có Ninh Vương không chúc mừng.

Hoàng đế Huyền Tông thấy vậy hỏi tại sao, Ninh Vương đáp: "Bản nhạc này nghe có vẻ hay, nhưng thần nghe người ta nói rằng một bản nhạc bắt đầu bằng âm Cung và kết thúc ở âm Thương, giữa bản nhạc có các âm Giốc, Chủy và Vũ cấu thành, không có bản nhạc nào mà mở đầu và kết thúc không dựa vào Cung và Thương. Đoạn nhạc này mở đầu cách xa âm Cung và ở giữa rất ít dùng Cung, còn âm Chủy và Thương lại dùng rất loạn và còn tăng mạnh.

Thần nghe nói âm Cung là Vương, Thương là bề tôi. Nếu âm Cung không cường thịnh tất quyền lực yếu, âm Thương nếu thừa tất bề tôi có tham vọng đi quá giới hạn. Quyền lực yếu tất nhiên bị phía dưới uy hiếp, có ý đồ đi quá giới hạn tất nhiên sẽ phạm thượng. Mọi việc phát sinh từ những khởi đầu nhỏ bé, và hiện hiện ở âm thanh. Từ truyền bá ca hát mà nhìn thấy sự việc của con người. Thần lo sợ một ngày nào đó dân chúng trong nước tan tác bỏ chạy tán loạn, loạn thần có thể tạo phản uy hiếp hoàng thượng, tất cả đều là điềm báo trước trong khúc nhạc này”.

Hoàng đế Huyền Tông im lặng lắng nghe và không nói lời nào. Sau khi cuộc nổi loạn An Sử xảy ra, cả đất nước hỗn loạn, lúc đó mới chứng thực tài năng tuyệt diệu phán đoán tình hình qua âm nhạc của Ninh Vương.

Văn Thiên Tường nghe nhạc biết quốc vận

Văn nhân Lỗ Tề ở thời nhà Nguyên sau khi trải qua sự hỗn loạn vào cuối triều đại nhà Nguyên đã biên soạn một số giai thoại do ông thu thập thành cuốn "Chí chính trực ký". Trong đó có ghi chép về Văn Thiên Tường, vị tướng trung thành của triều đại Nam Tống.

Vào những năm đầu của triều đại nhà Nguyên, Văn Thiên Tường, tể tướng của triều đại Nam Tống, lập kế hoạch chống lại nhà Nguyên để khôi phục triều đại Nam Tống nhưng không thành công và bị bắt ở Diên Kinh (nay là Bắc Kinh). Khi nghe thấy bài hát "A Thích Lai" của quân đội nhà Nguyên, ông đã rất kinh ngạc và hỏi đó là bài hát gì? Người nhà Nguyên trả lời: “Đây là bài hát triều Nguyên của chúng tôi, có nguồn gốc từ phương Bắc”.

Văn Thiên Tường thở dài nói: "Đây chính là âm thanh của Hoàng Chung (chuông vàng). Xem ra, phục hưng Nam Tống không có hy vọng".

Tại sao Văn Thiên Tường có thể nghe được xu hướng vận mệnh quốc gia qua một bài hát "A Thích Lai"? Hoàng Chung là luật đầu tiên trong 12 nhạc luật cổ nhạc. Trong mắt người xưa, Hoàng Chung mang một hàm ý rất đặc biệt: “Hoàng Chung, âm Cung là quân vương”. Vào thời nhà Thanh, Đàm Tự Đồng đã giới thiệu trong cuốn "Báo Bối Nguyên Chinh Thư" rằng: "các nhà toán số nói rằng Hoàng Chung là gốc rễ của vạn sự". Có lẽ "A Thích Lai" là một bài hát dựa trên giai điệu của Hoàng Chung, vì vậy Văn Thiên Tường nghe và dự đoán được việc Đại Nguyên sẽ thống nhất thiên hạ trong tương lai.

Bản tình ca khiến con người chìm trong mê đắm

Trên thực tế, từ thói quen hàng ngày của con người có thể đoán được tương lai của họ: có người có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của một người qua nét chữ, có người có thể phán đoán được sự thịnh suy của đất nước qua một bản nhạc. Có vẻ như việc gọi văn hóa truyền thống phương Đông là văn hóa thần truyền, quả là chính xác. Những bài hát ngày nay đa phần là tình ca, chắc chắn sẽ khiến con người thời nay mê mẩn, đắm chìm trong cái tình mà không thể dứt ra được. Đây cũng là một dự đoán.

Minh An
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Nghe một bản nhạc có thể biết vận mệnh quốc gia