Bậc thầy yoga Ấn Độ ngồi thiền trên ngọn cây

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo chân ký giả đài truyền hình truyền hình tìm hiểu về cuộc sống tu hành hàng ngày của thầy yoga Ấn Độ.

Trong video, một thầy yoga Ấn Độ đang ngồi thiền tĩnh toạ tại trên ngọn cây đại thụ cao chót vót, dường như ông đang hòa cùng làm một với đất trời. Tư thế của ông tường hoà, đẹp đẽ, tựa như hoa sen nở trên cây. Xung quanh ông là bầu không khí yên bình. Cảnh tượng này khiến người xem cảm thấy thư thái, bình hòa, đồng thời cũng khiến mọi người tò mò tự hỏi: Làm thế nào ông có thể lên trên cao như thế, hơn nữa lại có thể ngồi trên cành cây nhẹ nhàng như vậy.

Việc thiền định đòi hỏi sự tập trung cao độ và một nội tâm an tĩnh. Vị thầy yoga này triển hiện cảnh giới phi phàm, khiến mọi người cảm nhận được sức mạnh nội tại, và hơi thở bình hoà của ông làm cho mọi người cảm thấy như họ đang hoà vào trong thiên nhiên, cảm thụ được vẻ đẹp và bí ẩn của sinh mệnh.

Himalaya được xem là dãy núi cao nhất thế giới, là nơi tập trung của các bậc thầy yoga Ấn Độ. Nhiều thầy yoga đã trải qua khổ tu trong thời gian dài ở nơi đây, từ đó siêu việt khỏi cảnh giới phàm trần. Họ được coi là bậc thầy nắm được rất nhiều thần thông.

Nhiều người hâm mộ đã tới tìm kiếm và viếng thăm những nhà yoga này. Tuy nhiên muốn gặp được nhà yoga chân chính rất khó. Thứ nhất, các bậc thầy yoga này thường sống ẩn dật trong núi sâu, rừng già. Thứ hai, hầu hết họ đều rất khiêm tốn và ít xuất hiện. Họ không muốn thể hiện kết quả tu hành của mình quá nhiều hoặc không muốn được thăm viếng quá nhiều.

Vì vậy, ai muốn tới thăm các nhà yoga trên núi Himalaya, cũng sẽ phải vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Người đó cần đủ nghị lực và thời gian, liên tục tìm kiếm manh mối, hỏi thăm tin tức, đồng thời cũng cần tôn trọng ý nguyện và tín ngưỡng của những bậc thầy yoga, không gây can nhiễu tới việc tu hành của họ.

Ai muốn tới thăm các nhà yoga trên núi Himalaya, cũng sẽ phải vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách (Ảnh chụp màn hình)
Ai muốn tới thăm các nhà yoga trên núi Himalaya, cũng sẽ phải vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách (Ảnh chụp màn hình)

Người phóng viên đã mất rất nhiều ngày để tìm ra dấu vết của nhà yoga. Lúc đó bậc thầy yoga đó đang thiền trong nước, không ai biết được ông đã ngồi thiền bao lâu trong nước. Ông bất chợt ra khỏi mặt nước, sau khi trao đổi với phóng viên một chút, cả hai người bắt đầu leo ​​lên núi. Họ leo lên những vách đá thẳng đứng như những bức tường. Cơ thể của nhà yoga linh hoạt như một con thằn lằn, ông leo lên cực kỳ nhanh, tay chân bám vào những phiến đá chênh vênh trên vách đá. Dường như cơ thể ông hòa làm một vào vách đá.

Trong khi đó, người phóng viên phía sau phải leo rất vất vả. Sự tương phản này thật ấn tượng. Nó cũng cho thấy rõ tác dụng của các kỹ năng yoga và tinh thần tu dưỡng đối với cơ thể và ý chí của nhà yoga. Ông nhanh chóng leo lên đỉnh vách đá và ngồi thiền, đả toạ ở trên đó.

Còn người phóng viên vẫn loay hoay leo lên, khi phóng viên leo lên đến đỉnh vách đá, bậc thầy yoga đó đã lên tới ngọn cây nhỏ với những ngón chân đặt chắc lên cành cây, chắp tay hợp thập trước ngực và khẽ khép hờ mắt, khuôn mặt điềm tĩnh, tiến vào thiền định. Hơi thở của ông đều đặn và chậm rãi. Nội tâm bình an như nước, hòa vào làm một với thiên nhiên. Thời khắc đó, ông hoàn toàn đắm chìm trong thế giới nội tâm của mình, tận hưởng sự tường hoà và yên tĩnh.

Khi phóng viên leo lên đến đỉnh vách đá, bậc thầy yoga đó đã lên tới ngọn cây nhỏ với những ngón chân đặt chắc lên cành cây, chắp tay hợp thập trước ngực và khẽ khép hờ mắt, khuôn mặt điềm tĩnh, tiến vào thiền định (Ảnh chụp màn hình)
Khi phóng viên leo lên đến đỉnh vách đá, bậc thầy yoga đó đã lên tới ngọn cây nhỏ với những ngón chân đặt chắc lên cành cây, chắp tay hợp thập trước ngực và khẽ khép hờ mắt, khuôn mặt điềm tĩnh, tiến vào thiền định (Ảnh chụp màn hình)

Sau đó, nhà yoga tiếp tục đưa phóng viên vượt núi băng đèo. Đôi lúc thì ông ngồi thiền, đôi lúc lại tiếp tục leo lên vách đá.

Tới buổi tối, ông xuống nước tắm theo một nghi thức làm sạch của yoga truyền thống Ấn Độ. Đây là nghi thức dựa trên thuyết ngũ hành trong triết học Ấn Độ là không khí, nước, lửa, đất và không gian. Mục đích của nghi lễ này là để làm sạch cơ thể và tâm trí, chuẩn bị cho việc thiền định. Sau đó, hành giả tạo ra một ngọn lửa rực cháy, rồi ngồi đả toạ bên cạnh đống lửa. Đây được gọi là “thiền lửa”, một phương pháp luyện tập yoga cổ xưa được cho là có thể thanh lọc và tịnh hoá những ô nhiễm trong thân thể và tâm trí.

Đây được gọi là “thiền lửa”, một phương pháp luyện tập yoga cổ xưa được cho là có thể thanh lọc và tịnh hoá những ô nhiễm trong thân thể và tâm trí (Ảnh chụp màn hình)
Đây được gọi là “thiền lửa”, một phương pháp luyện tập yoga cổ xưa được cho là có thể thanh lọc và tịnh hoá những ô nhiễm trong thân thể và tâm trí (Ảnh chụp màn hình)

Củi cháy trong lửa tượng trưng cho sự tham dục. Còn ngọn lửa tượng trưng cho trí huệ và sự thanh khiết. Ngồi thiền bên ngọn lửa đang cháy có thể giúp tiến vào trạng thái sâu hơn của thiền định thông qua việc đốt cháy những cảm xúc tiêu cực và lo phiền, để đạt được sự cân bằng và hài hòa về nội tâm.

Đến chín giờ tối, thầy yoga dẫn các phóng viên đến một hang động và tiếp tục đốt lửa để thiền định. Sau một ngày đi khắp nơi, người phóng viên mau chóng chìm vào giấc ngủ. Nhà yoga vẫn giữ duy trì trạng thái ngồi thiền suốt đêm, không hề có động tĩnh. Không ai biết là ông rốt cuộc là đang ngồi thiền hay đang ngủ.

Vào 6 giờ sáng hôm sau, người phóng viên tỉnh dậy, phát hiện ra thầy yoga đã không còn ở trong hang nữa. Người phóng viên bắt đầu cảm thấy bất an, liên tục gọi thầy yoga nhưng không có phản hồi gì. Anh đành phải đi ra ngoài hang động.

Vào 6 giờ sáng hôm sau, người phóng viên tỉnh dậy, phát hiện ra bậc thầy yoga đã không còn ở trong hang nữa. Người phóng viên bắt đầu cảm thấy bất an, liên tục gọi nhà yoga nhưng không có phản hồi gì (Ảnh chụp màn hình)
Vào 6 giờ sáng hôm sau, người phóng viên tỉnh dậy, phát hiện ra bậc thầy yoga đã không còn ở trong hang nữa. Người phóng viên bắt đầu cảm thấy bất an, liên tục gọi nhà yoga nhưng không có phản hồi gì (Ảnh chụp màn hình)

Trong rừng rậm, anh vừa tìm kiếm, vừa lớn tiếng gọi nhà yoga. Sau một hồi lâu tìm kiếm, người phóng viên cuối cùng đã tìm thấy thầy yoga đang ngồi trên ngọn cây và thiền định.

Nhiếp ảnh gia điều khiển thiết bị bay không người lái lên đến ngọn cây lớn để ghi hình thầy yoga, đã ghi lại cảnh tượng vô cùng hiếm có này. Sau những giờ ngồi thiền trên ngọn cây, thầy yoga mới từ trên đi xuống. Để leo xuống từ một cái cây cao 50 mét là một điều khó khăn, nhưng ông lại có thể xuống một cách dễ dàng. Có vẻ như việc này đã quá quen đối với ông.

Nhiếp ảnh gia điều khiển thiết bị bay không người lái lên đến ngọn cây lớn để chụp ảnh nhà yoga, và ghi lại cảnh tượng vô cùng hiếm có này (Ảnh chụp màn hình)
Nhiếp ảnh gia điều khiển thiết bị bay không người lái lên đến ngọn cây lớn để chụp ảnh nhà yoga, và ghi lại cảnh tượng vô cùng hiếm có này (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi đi xuống, ông thực hiện phương pháp yoga tên là Nauli và nhiều động tác khó khác. Ông cũng dạy phóng viên phương pháp luyện tập nội hỏa yoga. Người phóng viên đã thực hành trong 15 phút theo sự hướng dẫn của ông, anh cảm thấy hơi nóng toả ra khắp người. Người phóng viên không khỏi kinh ngạc trước sức mạnh thần kỳ của yoga.

Sau đó, hai người lại tiếp tục leo lên vách đá. Động tác của nhà yoga rất nhanh nhẹn và chẳng mấy chốc đã bỏ lại người phóng viên ở phía sau. Người phóng viên ở đằng sau không thể di chuyển được, đành phải gọi nhà yoga quay lại giúp đỡ. Tới lúc này, phóng viên cũng phải nói lời tạm biệt với nhà yoga.

Những ngày ngắn ngủi này là một trải nghiệm vô cùng có ý nghĩa đối với người phóng viên. Nó đã giúp anh có một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tín ngưỡng của một bậc thầy yoga.

Trong thời gian này, anh cũng cảm nhận được sự bình an và sức mạnh của nội tâm. Nó cũng khiến anh hiểu được ý nghĩa thực sự của sinh mệnh, khơi dậy nguồn cảm hứng và cảm ngộ sâu sắc trong anh. Dù tiếc nuối, nhưng người phóng viên vẫn phải quay trở lại thế gian, và nhà yoga vẫn tiếp tục tu tập ở Himalayas.

Yoga truyền thống của Ấn Độ vốn là pháp môn tu luyện, nên người tu luyện yoga sẽ xuất hiện nhiều khả năng đặc biệt mà ngày nay gọi là công năng đặc dị. Còn yoga phổ cập hiện nay mà chúng ta vẫn thấy đông đảo người tập luyện, đó là người phương Tây sau khi học yoga Ấn Độ, họ đem về phương Tây và loại bỏ các yếu tố tu luyện đi, chỉ còn lại các bài tập luyện, tuy cũng có tác dụng khá tốt đối với sức khỏe, nhưng không xuất công năng đặc dị.

Điều này hoàn toàn giống với Thái Cực Quyền. Khi Thái Cực Quyền được ông tổ Đạo gia phái Võ Đang Trương Tam Phong sáng tạo ra, nó thực sự xuất sinh ra nhiều công năng đặc dị, khiến Thái Cực Quyền khi đó vô địch thiên hạ. Nhưng sau vài đời chân truyền, đến thời Hoàng Bách Gia, cho đến cuối đời ông vẫn không tìm thấy truyền nhân thích hợp, ông khóc và nói rằng: “Ta đã phụ tuyệt kỹ của Chinh Nam tiên sinh rồi, thuật này đã trở thành khúc ‘Quảng Lăng tán’ rồi”, tức là Thái Cực Quyền giống như khúc Quảng Lăng tán, trở thành một tuyệt kỹ đã bị thất truyền rồi.

Từ sau thời Hoàng Bách Gia, Thái Cực Quyền chỉ truyền thủ pháp, còn tâm pháp đã thất truyền. Điều này cũng giống yoga hiện nay, là chỉ luyện thủ pháp, còn tâm pháp thì chỉ đơn truyền, bí truyền giữa các bậc thầy và đồ đệ chân truyền tu luyện trong vùng núi sâu rừng già như dãy Himalaya mà thôi.

Minh An

Tổng hợp từ nguồn: Fugou Huang; NTDVN



BÀI CHỌN LỌC

Bậc thầy yoga Ấn Độ ngồi thiền trên ngọn cây