Ông Tập Cận Bình liên tục ẩn mình, phải chăng bị ảnh hưởng bởi những lời tiên tri?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong suốt nửa đầu tháng 8, ông Tập Cận Bình vẫn ẩn mình, cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị ngày 17 tháng 8 cũng không có hình ảnh nào của ông. Ngày 22/8, ông Tập Cận Bình xuất hiện trước công chúng ở Nam Phi, nhưng sau đó vắng mặt tại Diễn đàn doanh nghiệp BRICS. Ngày 23/8, ông lại xuất hiện tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS. 

Ông Tập Cận Bình biến mất khỏi tầm mắt công chúng theo từng giai đoạn, thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế. Điều này liên quan nhiều đến việc ông lo lắng cho sự an toàn của bản thân, về việc ám sát, về một cuộc đảo chính. Về số phận của ĐCSTQ và các nhà lãnh đạo của nó, người dân từ lâu đã đưa ra nhiều dự đoán khác nhau, và ông Tập Cận Bình không thể bỏ qua.

Sự an toàn của ông Tập Cận Bình là ưu tiên hàng đầu

Ngày nay, sự sụp đổ của ĐCSTQ đã trở thành chủ đề nóng hổi trên toàn thế giới, và số phận của ông Tập Cận Bình có liên quan mật thiết đến nó.

Sau khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử vào năm 2022, tưởng chừng như ông đã nắm được quyền lực, trong đảng không còn kẻ thách thức, nhưng gần đây những chuyện tồi tệ liên tục xảy ra, khiến ông Tập Cận Bình phải ẩn mình. Không biết dùng kế sách gì, và cũng không có ai tin cậy có thể sử dụng, ông Tập không chỉ lo lắng về an ninh chính trị, mà còn lo lắng về sự an toàn cá nhân của ông.

Hầu hết mọi người đều quên hết những tiên tri bất lợi dành cho ông Tập Cận Bình, nhưng bản thân ông Tập cũng không dám xem nhẹ chúng. Các bài phát biểu của ông Tập thường trích dẫn một số bài thơ hoặc cổ văn, chắc hẳn có rất nhiều người trong nhóm tham mưu của ông đang tìm kiếm nội dung tương tự, có lẽ họ cũng không bỏ qua những tiên tri liên quan đến ông Tập Cận Bình. ĐCSTQ tuyên bố là vô Thần, nhưng từ lâu việc các quan chức cấp cao của ĐCSTQ tìm kiếm lời khuyên riêng từ các cao nhân đã là điều bình thường.

Các cố vấn tham mưu của ông Tập Cận Bình ước tính không thiếu những người như vậy, những việc như bảo vệ long mạch của dãy Tần Lĩnh, bảo vệ long mạch của Bắc Kinh và mở rộng long mạch đến Hùng An, có thể chính là những người này chỉ dẫn hoặc đưa ra ý kiến. Ông Tập Cận Bình muốn giữ giang sơn đỏ, tiếp tục ngồi trên giang sơn đỏ, nhưng tiền đề là phải đặt an toàn của bản thân lên hàng đầu. Thế nên, đối với một số tiên tri có liên quan thì bản thân ông Tập Cận Bình và các tham mưu, cố vấn của ông không dám bỏ qua.

“Thiết bản đồ” dự đoán “con chim lông trắng đụng chết bên vách núi”

Cuốn sách tiên tri dân gian Trung Quốc “Thiết bản đồ” từng dự đoán rằng “con chim lông trắng đụng chết bên vách núi”. Phần trên của chữ Tập (習) là chữ Vũ (羽), và phần dưới là chữ Bạch (白) - màu trắng. “Con chim lông trắng đụng chết bên vách núi” được cho là điềm báo trước số phận của ông Tập Cận Bình.

Cuối năm 2017, trang mạng Zhengjian.org đã đăng một bài viết có chữ ký của tác giả "Dân Hân", nói rằng:

"Tôi hỏi bạn tôi đánh giá 'Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc' như thế nào?

Anh ấy nói bốn chữ 'Không tiền tuyệt hậu!' (Trước đây chưa từng có, và sau này cũng không có), và giải thích: Cái gọi là ‘Trước đây chưa từng có’ (Không tiền) ám chỉ sự thành công trong việc tập trung quyền lực của ông Tập nhanh chóng vượt qua Mao và Đặng, và hành động cực đoan bảo vệ ĐCSTQ cho đến chết của ông Tập cũng là chưa từng có; Còn cái gọi là ‘Sau này cũng không có’ (Tuyệt hậu) có nghĩa là Đại hội toàn quốc lần thứ 19 không xác định được người kế nhiệm, điều đó cho thấy rằng ĐCSTQ không có người kế vị!' Anh ấy còn nói, ‘Đã đến lúc lời tiên tri ‘Thiết bản đồ’ được tiết lộ cho thế giới rồi'”.

Vào mùa hè năm 2005, tác giả (Dân Hân) đến thăm ông Vương - người bạn học tiểu học ở quê nhà. Ông Vương là thành viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật của huyện, và là Giám đốc trạm văn hóa ở quê nhà. Ông ấy đã từng bị ĐCSTQ bức hại. Sau khi xem những hình ảnh về tảng đá “Tàng tự thạch” có mấy chữ “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong”, ông nói: “Đã đến lúc rồi, đây là ý Trời!”; “Việc đại sự giấu trong trái tim tôi hơn 50 năm, cuối cùng cũng đã có thông tin rồi!”

Ông Vương kể lại: Năm 1951, trong lớp ông có người bạn họ Lý, cha ông ấy là một Tú tài triều Thanh, trong gia đình ông có một cuốn Thiên thư tên là “Thiết bản đồ”, tiên đoán vận mệnh cuối cùng của mỗi triều đại, rất chính xác. Nó từng bị liệt vào danh sách sách cấm trong mọi triều đại, nhưng lại được lưu truyền bí mật trong dân chúng.

Một ngày nọ, anh bạn họ Lý giấu cha mang "Thiết bản đồ" đến trường, một số bạn cùng lớp đã đọc nó. “Thiết bản đồ” có nghĩa là lời tiên tri của mỗi hình vẽ đều chắc chắn như tấm thép, là kết cục đã được định trước và không thể thay đổi.

Theo lời của người cha của ông Lý, hình vẽ cuối cùng trong “Thiết bản đồ” là hình vẽ tiên tri ĐCSTQ sẽ diệt vong như thế nào. Qua khoảng trống giữa hai đỉnh núi, 4 con chim đen lần lượt bay qua, một con chim trắng đâm vào lưng chừng vách núi bên phải, máu bắn tung tóe trên vách núi, và rơi xuống núi. Dưới bức tranh viết một dòng chữ: “Con chim lông trắng đụng chết bên vách núi này”.

Có một dòng chữ được viết dưới hình vẽ của "Thiết bản đồ": “Con chim lông trắng đụng chết bên vách núi này”. (Hình ảnh trên mạng)

Theo giải thích của ông Vương: “Bức tranh này minh họa hai điểm: Một là ĐCSTQ sẽ diệt vong trong tay một nhà lãnh đạo được mệnh danh là ‘con chim lông trắng’; hai là nhà lãnh đạo này cuối cùng sẽ chết vì ĐCSTQ”.

Sau đó, có người tiết lộ tin tức, chính quyền huyện phát hiện ra và đã tịch thu “Thiết bản đồ”.

Ông Vương nói: Chữ Vũ (羽) trên chữ Bạch (白) chẳng phải chính xác là chữ Tập (習) đó sao? Tôi (tác giả Dân Hân) bị sốc trước sự kỳ diệu của lời tiên tri, và cảm thấy bí ẩn về "Thiết bản đồ" không rõ danh tính và niên đại này.

Lần cuối cùng tác giả (Dân Hân) gặp người bạn họ Vương là vào năm 2014. Ông Vương ngồi trên xe lăn ở độ tuổi 80. Dù cơ thể yếu ớt nhưng đầu óc ông vẫn minh mẫn. Khi chia tay, ông ấy liên tục căn dặn: Khi đến lúc, nhất định phải viết ra Thiên cơ ẩn dụ của “Thiết bản đồ” và cho thế giới biết.

Liệu “4 con chim đen + 1 con chim trắng” trong “Thiết bản đồ” có đại diện cho 5 thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ hay không? Cuối cùng, “con chim lông trắng đụng chết”, phải chăng là điềm báo trước cho số phận ông Tập Cận Bình? Mọi người có thể có những ý kiến ​​​​khác nhau, nhưng bản thân ông Tập Cận Bình và các cố vấn của ông Tập có thể có sự liên tưởng.

Việc tiên tri “con chim lông trắng đụng chết” trong “Thiết bản đồ” là tự “đụng chết”, hay “bị đụng chết” vẫn còn là điều bí ẩn khó giải đáp, nhưng việc ông Tập Cận Bình chủ yếu cần phòng ngừa là việc “bị đụng chết”, bị ám sát.

Hình ảnh và văn tự của Tượng thứ 46 của "Thôi bối đồ". (Ảnh chụp màn hình Internet)

"Bạch đầu ông" Tượng thứ 46 của “Thôi bối đồ”

Người thế gian vẫn luôn không ngừng giải nghĩa “Thôi bối đồ”, những lời tiên tri trước đó đã ứng nghiệm rồi, cách giải thích hiện tại dường như dần dần sáng tỏ.

Tượng thứ 46 của “Thôi bối đồ”, sấm viết:

Ảm ảm âm mai, sát bất dụng đao.
Vạn nhân bất tử, nhất nhân nan đào.

Tạm dịch:

Mịt mù ảm đạm, giết người không dao.
Vạn người không chết, một người khó thoát.

Tụng viết:

Hữu nhất quân nhân thân đới cung, chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông.
Đông biên môn lý phục kim kiếm, dũng sĩ hậu môn nhập đế cung.

Tạm dịch:

Có một quân nhân thân mang cung, chỉ nói ta là Bạch đầu ông.
Kiếm vàng ẩn giấu ở cửa Đông, cửa sau dũng sĩ nhập Đế cung.

Trung Quốc đã đến lúc thay triều đổi đại rồi, giải nghĩa tiên tri này như thế này có lẽ cũng không có tranh cãi, và ông Tập Cận Bình sẽ chết trong một cuộc đảo chính. Bản thân ông Tập Cận Bình và nhóm của ông vẫn luôn phòng ngừa các cuộc đảo chính và ám sát.

Trong câu “Vạn người không chết, một người khó thoát”, người không thể trốn thoát rõ ràng không phải là người bình thường, dẫu nhìn từ góc độ nào thì cũng có vẻ tương ứng với ông Tập Cận Bình.

Đại thể, có hai cách giải thích cho câu “Có một quân nhân thân mang cung, chỉ nói ta là Bạch đầu ông”.

Một cách giải thích là, ông Tập Cận Bình là "Bạch đầu ông", mặc dù ông Tập đã nắm được quyền kiểm soát quân đội, và dường như là không ai có thể đối địch nổi, nhưng thực tế không phải vậy.

Cách giải thích thứ hai đề cập đến một quân nhân lớn tuổi khác cuối cùng kết liễu ông Tập Cận Bình.

“Kiếm vàng ẩn giấu ở cửa Đông, cửa sau dũng sĩ nhập Đế cung” có vẻ đã nói rõ. Nếu bản thân ông Tập Cận Bình cho rằng một cuộc đảo chính quân sự sắp xảy ra, thì việc thanh trừng Quân đoàn Tên lửa hoặc các mối đe dọa tiềm ẩn khác, gần như chắc chắn sẽ xảy ra.

Bất kể "Bạch đầu ông" là ông Tập Cận Bình hay kẻ hủy diệt ông Tập, điều đó cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ gặp phải một cuộc đảo chính. Ông Tập Cận Bình và nhóm của ông có lẽ đã nhìn thấy Tượng thứ 46 của “Thôi bối đồ” từ lâu, và đang làm mọi cách có thể để ngăn chặn cuộc đảo chính xảy ra.

Mấu chốt của câu “Kiếm vàng ẩn giấu ở cửa Đông, cửa sau dũng sĩ nhập Đế cung” là người kết liễu ông Tập Cận Bình rất có thể ở bên ông. Người này phải có quyền huy động quân đội, cảnh sát vũ trang hoặc cảnh sát, thậm chí cả Cục An ninh Trung ương. Người này không những có thể “Kiếm vàng ẩn giấu ở cửa Đông”, mà còn có thể “cửa sau dũng sĩ nhập Đế cung”.

Điều này có thể nói là khó lường đối với ông Tập Cận Bình, những người xung quanh khó có thể tin cậy được. Ông Tập Cận Bình đảm nhận chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012. Thân tín của ông Tập là Lật Chiến Thư được chuyển sang làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương trước thời hạn, vào tháng 7 năm 2012, tháng 9 đảm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Trung ương, tháng 11 được thăng chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm 2017, ông Lật Chiến Thư được thăng chức vào Thường vụ Bộ Chính trị, sau đó thôi giữ chức vụ Chánh văn phòng Trung ương. Ông Đinh Tiết Tường thay thế, được coi là sự bổ sung thế hệ trẻ. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm 2022, Đinh Tiết Tường vẫn còn khá trẻ đã được thăng chức vào Thường vụ Bộ Chính trị và không còn giữ chức vụ Chánh Văn phòng Trung ương nữa, mà do ông Thái Kỳ, người cũng được thăng làm Thường vụ Bộ Chính trị tiếp quản. Có vẻ phi lý khi Thái Kỳ 67 tuổi còn Đinh Tiết Tường chỉ mới 60 tuổi. Ông Tập Cận Bình dường như tin tưởng Thái Kỳ hơn, và đã phong cho ông này nhiều chức danh, trong đó có chức Phó chủ nhiệm Ủy ban An ninh Quốc gia.

Sự an toàn của ông Tập Cận Bình luôn là ưu tiên hàng đầu, nếu ông Tập Cận Bình lo lắng về Tượng thứ 46 của “Thôi bối đồ”, điều ông thực sự cần đề phòng chính là những người xung quanh.

Gia Cát Lượng trong tranh minh họa “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung cuối đời Nguyên, đầu đời Minh. (phạm vi công cộng)

"Gia Cát Võ Hầu kê văn" nói càng rõ hơn

"Gia Cát Võ Hầu kê văn" được phát hiện tại Bồng Doanh Tiên Quán ở Phấn Lĩnh vào tháng 1 năm 1934. Nó được đăng trên "Nhật báo Công thương" của Hồng Kông vào ngày 25 tháng 12 năm đó, với tựa đề "Kê ngữ của Khổng Minh giáng bút". Những lời tiên tri của nó rất chính xác, chẳng hạn như:

“Thanh thiên bạch nhật do tây lạc, ngũ tinh kỳ xí hướng đông sinh” (Thanh thiên bạch nhật từ phương Tây xuống, cờ 5 sao sinh ra ở phương Đông) - Sự ra đời của ĐCSTQ từ phương Tây đến, cùng với lá cờ 5 sao của ĐCSTQ mọc lên ở phương Đông.

“Hồng nhật lạc hoàn bạch nhật lạc, ngũ tinh xán lạn văn minh quốc” (Mặt trời đỏ lặn xong rồi mặt trời trắng lặn, 5 sao rực rỡ nước văn minh). - Sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản, sự thất bại của Quốc dân đảng, và việc ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, và tự xưng là ‘văn minh’.

Về một số nội dung hiện tại, những nội dung rõ ràng hơn ít nhất bao gồm:

Xưng hùng Đông Thổ nhật dĩ chung, vật quy nguyên chủ phi kỳ sự. (Những ngày xưng hùng ở Đông Thổ (Trung Quốc) đã hết, vật sẽ trở về với chủ gốc)

Tam giáo Thánh nhân đồng trú thế, quần ma yêu quái khởi năng đào. (Thánh nhân Tam giáo cùng sống ở thế gian, quần ma yêu quái sao có thể trốn thoát)

Cung trung trượng kiếm trừ gian nịnh, bạch đầu biến tác xích đầu nhân. (Trong cung đình chống kiếm trừ kẻ gian tà xu nịnh, kẻ đầu bạc biến thành người đầu đỏ)
...
Điền gian tái xuất Hoa Thịnh Đốn, tạo phúc nhân gian thị chân mệnh.
Thử nhân nguyên thị Tử Vi Tinh, định quốc an dân công đức thịnh.
Chấp trung thủ nhất định càn khôn, nguy nguy đãng đãng hy Nghiêu Thuấn.

(Trong giân gian tái xuất Washington, tạo phúc cho nhân dân, đó là chân mệnh.
Người này vốn là sao Tử Vi, định quốc an dân công đức lớn.
Chấp trung giữ Đạo định Càn Khôn, cao cả rộng lớn hiếm có như Nghiêu Thuấn)

Chỉ trích vài câu trên, lời tiên đoán về sự thay đổi của triều đại đã rất rõ ràng. Câu “Trong cung đình chống kiếm trừ kẻ gian tà xu nịnh, kẻ đầu bạc biến thành người đầu đỏ” thực ra trùng khớp với Tượng thứ 46 của “Thôi bối đồ”. E rằng điều này sẽ khiến Tập Cận Bình và các cố vấn, tham mưu của ông ấy luôn lo lắng.

"Gia Cát Võ Hầu kê văn" dùng nhiều bạch thoại hơn để dự đoán sự kết thúc của ĐCSTQ và số phận của người lãnh đạo nó. Nó còn tiên tri Trung Quốc sẽ không bị hỗn loạn vì ĐCSTQ diệt vong, mà là tự có người do Thiên thượng an bài “định Càn Khôn”, sánh với “Nghiêu Thuấn”; vùng đất Trung Hoa sẽ trở lại với nền văn hóa Thần truyền.

"Kim Lăng tháp bi văn" được viết bởi Lưu Bá Ôn vào đầu thời nhà Minh. (Ảnh tổng hợp)

Lời tiên tri của “Kim Lăng tháp bi văn”

Tương truyền "Kim Lăng tháp bi văn" được viết bởi Lưu Bá Ôn vào đầu thời nhà Minh, và được phát hiện tại một ngôi tháp (Kim Lăng) ở Nam Kinh vào năm thứ bảy của Trung Hoa Dân Quốc (1918). Những sự kiện lớn được tiên đoán bằng chữ khắc đã được lịch sử xác nhận. Dòng chữ về tình hình hiện tại ít nhất bao gồm:

Mã bất điểm đầu thạch lạc để, hồng hoa khai tận bạch hoa khai.
Nhất tai hoán nhất tai, nhất hại hoán nhất hại.
Thập cửu giải nhân ngũ ngũ tuế, đại linh nhân kiệt sản tân quý.

(Ngựa không gật đầu đá chìm đáy, hoa đỏ nở hết hoa trăng nở.
Một tai họa đổi mọi tai họa, một họa hại đổi một họa hại.
Giai nhân mười chín, năm năm tuổi, địa linh nhân kiệt sinh quý mới)
...
Đầu sinh giác, nhãn sinh quang, thứ dân bất dụng hoảng.
Quốc vận hưng long thời nhật đáo, tứ thời hạ chủng thái bình lương.

(Đầu mọc sừng, mắt phát sáng, dân thường không phải sợ hãi.
Thời kỳ vận nước hưng thịnh đã đến, bốn mùa trồng lương thực thái bình.)

Nội dung của "Kim Lăng tháp bi văn" khó hiểu hơn một chút, nhưng lời tiên tri về sự thay đổi triều đại về cơ bản phù hợp với những lời tiên tri khác, và chúng đều báo trước sự sụp đổ sắp xảy ra của chế độ ĐCSTQ. Sau khi Tập Cận Bình tái đắc cử, ông không chỉ định người kế nhiệm, điều này cho thấy ĐCSTQ không có người kế nhiệm, số phận của bản thân ông Tập và số phận các đảng viên Cộng sản cũng đã được định đoạt.

Trong dân gian Trung Quốc từ lâu đã có câu nói “Mao đăng giang hồ tức” (gần âm: Mao Đặng Giang Hồ Tập), hay “Giang Hồ Tập vô” (Giang Hồ Tập là hết). Sự ẩn mình của ông Tập Cận Bình có lẽ đang cố gắng tránh những lời tiên tri này. Nhưng rất nhiều lời tiên tri gần như nhất trí với nhau, điều đó cho thấy ĐCSTQ sẽ khó thoát khỏi kiếp nạn diệt vong, liệu kỹ năng cứu mạng của bản thân ông Tập có thực sự thoát khỏi kiếp số chết khi tại nhiệm không?

Nghĩ về những lời tiên tri này, so sánh tình hình hiện tại với sự ẩn mình của ông Tập Cận Bình, không cần giải thích thêm, người ta hẳn có thể cảm nhận được rằng Trung Quốc đang trải qua những thay đổi to lớn trong lịch sử. Ông Tập Cận Bình cũng thường nói rằng “Thay đổi thời cuộc chưa từng có trong 100 năm”. ĐCSTQ đang gặp nguy hiểm, nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào, trên Internet có tin đồn rằng, tay chân của ông Tập Cận Bình không sẵn lòng đi cùng Tập Cận Bình làm vật tùy táng cùng với ĐCSTQ, và sẽ phản bội ông ta để cứu mạng họ vào những thời điểm quan trọng. Lúc này, ông Tập Cận Bình và những người theo ông Tập có thể không sợ hãi không?

Lối thoát ở đâu? Đối với ông Tập Cận Bình, việc từ bỏ ĐCSTQ là một cách để tự cứu mình. Đối với những người chưa rút khỏi các tổ chức ở mọi cấp độ của ĐCSTQ, chính sách tốt nhất là nhảy tàu giữ mạng.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Trung Nguyên, không nhất thiết là của NTDVN)

Trung Nguyên - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập Cận Bình liên tục ẩn mình, phải chăng bị ảnh hưởng bởi những lời tiên tri?