Quân đội Israel sẽ tác chiến đô thị ở Gaza như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc chiến của Israel với Hamas sắp bước vào giai đoạn tiếp theo, với việc lực lượng Israel chuẩn bị cho các hoạt động trên bộ có thể xảy ra ở Gaza, kế hoạch này có thể thay đổi đáng kể tiến trình xung đột và có tác động to lớn đến hơn 2 triệu dân thường ở nơi đây. Nhưng liệu rằng quân đội tinh nhuệ hàng đầu thế giới sẽ chiến đấu như thế nào trong một môi trường đô thị phức tạp, đầy cạm bẫy?

Cuộc tấn công trên bộ của Israel đã không bắt đầu vào ngày 16/10. Tuyên bố chính thức của Israel là cuộc tấn công trên bộ bị trì hoãn do điều kiện thời tiết; nhưng theo giới phân tích đây chỉ một cái cớ.

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự trì hoãn này. Thứ nhất, cho dù Mỹ có hỗ trợ Israel đến mức nào đi chăng nữa, họ vẫn mong muốn giải cứu công dân của mình khỏi những kẻ khủng bố. Và thứ hai là cần thời gian cho công tác cứu trợ thông qua việc mở cửa khẩu Rafah giữa Ai Cập và Gaza, đồng thời cho phép những người tị nạn có hộ chiếu nước ngoài rời khỏi chiến trường.

Trước khi Israel tiến hành cuộc tấn công trên bộ, có mấy vấn đề cần được xem xét: Đầu tiên là vấn đề con tin. Ngoài Israel, Mỹ, Pháp và Anh đều có con tin bị Hamas bắt giữ và các nước này phải trả lời trước chính công dân của mình. Có vẻ như mục đích bắt giữ con tin của Hamas không phải để đàm phán để trao trả một số lượng lớn tù nhân Palestine mà để làm lá chắn sống, tạo áp lực lên nội bộ buộc các nước phương Tây. Bằng cách này, thế giới càng hỗn loạn thì càng phù hợp với quan niệm về bố cục quốc tế của ĐCSTQ.

Thứ hai, Israel cần sẵn sàng chiến đấu trên hai mặt trận. Hiện tại, Hezbollah ở miền bắc Lebanon chưa can thiệp tích cực và toàn diện nhưng vẫn đầy rẫy nguy cơ, bởi so với Hamas, Hezbollah gần với quân đội chính quy hơn là tổ chức khủng bố và có lượng tên lửa dồi dào với khoảng 150.000 đến 180.000 quả. Hezbollah có hỏa lực và lực lượng mặt đất mạnh gấp đôi Hamas, đồng thời được trang bị thiết bị và vũ khí tối tân hơn.

Liệu Hezbollah có thực sự mở mặt trận thứ hai ở phía bắc?

Trước hết, Hezbollah là chi nhánh đối ngoại của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, nó chỉ hành động cho Iran chứ không phải Hamas nên sẽ không hy sinh bản thân vì người Palestine. Thứ hai, nếu Hezbollah nhìn thấy điểm yếu của tuyến phòng thủ phía Bắc của Israel thì sẽ nhìn thấy cơ hội. Ngoài ra hiện nay, sự hội nhập của trục Trung Quốc -Nga-Iran đã tạo ra tình hình bất ổn rất lớn. Cho nên sự tham gia của Hezbollah vào cuộc chiến được đánh giá là gần như chắc chắn.

Vậy khả năng chiến đấu ở hai mặt trận của Israel là gì? Theo Tamir Hayman, Cựu giám đốc Cơ quan tình báo quân sự Israel, nếu xét từ các cuộc chiến tranh trước đây ở Trung Đông, thì quân đội Israel có thể đối phó với nhiều hơn một mặt trận, thậm chí ba mặt trận. Điều này quả thực đúng như vậy.

Đến nay, công tác huy động quân đội Israel đã hoàn tất với 360.000 quân dự bị, đưa tổng quân số vượt quá 500.000 người. Và, lần đầu tiên sau hơn bốn thập kỷ, toàn bộ lực lượng thiết giáp Israel được triệu tập. Đây là lực lượng rất lớn, tuy quân đội Israel không tiết lộ số lượng quân vì lý do an ninh tác chiến nhưng được hiểu rằng lực lượng thiết giáp này có ít nhất hơn một nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực.

Cả Hamas và Hezbollah đều đã sử dụng tên lửa chống tăng do Nga sản xuất do Iran cung cấp trong các cuộc chạm trán trước đây với xe tăng Israel, nhưng địa hình sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Chiến đấu tại khu đô thị đông đúc của thành phố Gaza khác hoàn toàn với cuộc chiến với Hezbollah trong các khu rừng đồi núi ở Galilee và miền nam Lebanon. Với các thiết bị được phát triển đặc biệt cho vũ khí chống tăng của Nga, xe tăng chiến đấu chủ lực của Israel sẽ khiến đối thủ từ phía Bắc phải e dè.

Điều Israel cần cân nhắc là ai sẽ cai trị Dải Gaza sau chiến tranh? Cả Hoa Kỳ và Israel đều tuyên bố rằng Israel sẽ không ở lại Gaza để cai trị 200 triệu người Palestine. Khi đó, câu trả lời đã quá rõ ràng: lực lượng Fatah sẽ cai trị. Và để thực hiện một thỏa thuận chính trị như vậy, không chỉ cần có sự đồng ý của Fatah, do Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas lãnh đạo ở Bờ Tây, mà còn phải có sự chấp thuận của hai nước láng giềng và đồng minh quan trọng là Jordan và Ai Cập.

Đây là bí mật đằng sau cuộc đàm phán bốn bên giữa Tổng thống Biden, ông Abbas, Quốc vương Jordan và Tổng thống Ai Cập. Nếu có thì ông Biden sẽ phải đối mặt với một mớ hỗn độn về chính sách đối nội, bao gồm cả lạm phát cao và tình trạng nhập cư ở biên giới phía Nam. Nhưng tổng thống Mỹ là bậc thầy trong việc thành lập liên minh và đoàn kết các đồng minh. Điều này có thể thấy qua việc ông đã một tay thúc đẩy Phần Lan và Thụy Điển, những nước luôn trung lập, gia nhập NATO.

Việc Tổng thống Palestine Abbas đưa ra nhận xét lên án Hamas cho thấy Fatah đang cắt đứt quan hệ với Hamas, tuy nhiên, những nhận xét này trái ngược với quan điểm của Trung Quốc là không lên án Hamas, điều này cho thấy rõ ràng rằng Bắc Kinh đã nhiều lần ủng hộ Palestine.

Vậy quân đội Israel sẽ đối mặt với giao tranh trên đường phố đô thị và chiến tranh hai mặt trận như thế nào?

Tính đến ngày 6/10, thành phần của những kẻ khủng bố ở Dải Gaza bao gồm: 40.000 thành viên Hamas, 15.000 chiến binh thánh chiến Palestine và 10.000 kẻ khủng bố từ các nhóm khác, nâng tổng số phần tử khủng bố lên 65.000 người.

Hamas cũng đã dành hai thập kỷ để xây dựng một mê cung các đường hầm phòng thủ sâu để chống lại các cuộc tấn công trên bộ của Israel. Mạng lưới đường hầm rộng lớn này, ở một số nơi có độ sâu tới 30 mét dưới bề mặt, là cốt lõi của các công sự mà nhóm khủng bố đã chuẩn bị trong nhiều năm qua. Lối vào đường hầm được giấu ở tầng trệt của các ngôi nhà, nhà thờ Hồi giáo và trường học, đồng thời những con đường và ngõ hẹp ở những khu vực này được cho là đã được gài bẫy và bom tự chế, chuẩn bị cho cuộc giao tranh trên đường phố với quân đội Israel.

Điều này có nghĩa là một cuộc tấn công trên bộ ở phía bắc Gaza sẽ đầy nguy hiểm và có khả năng gây thương vong nặng nề cho cả hai bên cũng như những thường dân bị bỏ lại. Cả người dân địa phương và khoảng 200 con tin Israel bị bắt làm con tin đều có thể đóng vai trò là lá chắn sống, điều này sẽ khiến việc vượt qua hàng phòng thủ của Hamas trở nên khó khăn hơn. Một phát ngôn viên của Hamas cho biết người dân Palestine là bức tường sắt của Hamas, điều này phù hợp với tuyên bố của ĐCSTQ rằng chính người dân Trung Quốc là ‘Vạn Lý Trường Thành sống’ của chế độ, đây là mô tả chân thực về việc người dân được dùng làm lá chắn sống.

Không có nhiều vấn đề trong việc giải quyết phần phía bắc của Hezbollah, nhưng liệu quân đội hùng mạnh của Israel có gặp phải thất bại ở Dải Gaza, tương tự như quân đội Nga ở Ukraine không? Chuẩn tướng Hisham Ibrahim, chỉ huy Lực lượng thiết giáp của Quân đội Israel, cho biết quân đội Nga không sử dụng các hoạt động chung, điều đó có nghĩa là các trung đoàn thiết giáp chiến đấu như những đơn vị xe tăng riêng biệt thay vì hình thành đội hình tích hợp với bộ binh, công binh chiến đấu và các đơn vị pháo binh. Những đội xe tăng Nga được huấn luyện sơ sài đã dàn hàng ngang mà không có sự hỗ trợ nào và để cho quân Ukraina tàn sát.

Trong khi đó, đội xe tăng của Israel được coi là một trong những lực lượng được huấn luyện và chuẩn bị tốt nhất trên thế giới. Binh sĩ Israel cũng đã quen với việc chiến đấu trong môi trường vũ trang tổng hợp.

Ngoài ra, Israel còn có những lợi thế khác khi đối đầu Hamas: Thứ nhất, Hamas không có tên lửa chống tăng "tấn công hàng đầu" như "Javelin" của Mỹ và NLAW của Anh để tấn công vào phần yếu nhất của xe tăng - đó là phần trên của xe tăng. Thứ hai, xe tăng của Israel dù tương đối nặng và có thể có khả năng cơ động kém nhưng có thể chịu được những đòn đánh nặng.

Bên cạnh đó xe tăng của Israel không chỉ dựa vào các nguồn tin được cung cấp để tấn công mục tiêu mà còn tự mình thu thập thông tin để chia sẻ và sử dụng cho các nguồn hỏa lực khác. Nói cách khác, khi một xe tăng phát hiện ra mục tiêu, thì nhiều xe tăng xung quanh nó cũng sẽ cùng lúc phát hiện ra mục tiêu.

Thất bại trong trận chiến xe tăng Nga ở Ukraine không có nghĩa là sự kết thúc của kỷ nguyên xe tăng. Ví dụ, sự kiện xảy ra ngày 7/10 có thể chứng minh rằng khi hàng nghìn tên khủng bố tràn vào Israel qua 29 lỗ hổng trên hàng rào biên giới, quân đội Israel đã sử dụng tất cả vũ khí trên xe tăng như: đại bác, súng máy, thậm chí đơn giản là nghiền nát chúng. Xe tăng đã đi đầu trong việc ngăn chặn hàng trăm kẻ khủng bố đang cố gắng xâm nhập vào Israel.

Vì hầu hết các thiết bị quan sát và camera ở biên giới đã bị Hamas phá hủy nên xe tăng chỉ sử dụng hệ thống giám sát còn hoạt động mà chúng mang theo để cung cấp những thông tin quan trọng cho quân đội. Chúng là chìa khóa để khôi phục quyền kiểm soát các cộng đồng này và chấm dứt đổ máu, và không gì có thể làm điều đó tốt hơn xe tăng.

Tham khảo SOH
Viên Minh (Tổng hợp)

Thế giới Quân sự


BÀI CHỌN LỌC

Quân đội Israel sẽ tác chiến đô thị ở Gaza như thế nào?