Tất cả những gì mất đi ngay ban đầu vốn không thuộc về bạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong mệnh có ắt sẽ có, trong mệnh không có thì không nên cưỡng cầu.

Lâm Ngữ Đường nói: "Hoằng Nhất pháp sư là một trong những thiên tài tài hoa nhất trong thời đại chúng ta, cũng là một người kỳ lạ nhất, một người độc lập nhất”.

Nửa đầu cuộc đời, ông là con của một gia đình quyền quý và được hưởng mọi vinh hoa trên đời.

Nửa đời sau, ông lại lui vào cửa Phật, thường làm bạn với Thanh Đăng Cổ Phật.

Số phận đã đưa ông lên đỉnh cao, rồi lại đẩy ông xuống vực sâu, khiến ông có được tất cả những thứ mà mọi người ngưỡng mộ, lại khiến ông mất tất cả.

Trong những trầm như vậy, ông dần dần thấu hiểu: Cuộc đời con người là một quá trình đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn.

Không phải điều ước nào cũng có thể thành hiện thực, không phải tất cả những câu chuyện đều có thể trọn vẹn. Hầu hết những thứ trên thế gian, chúng ta chỉ có thể sở hữu tạm thời.

Hiểu được điều này, mới có thể buông bỏ chấp niệm, giải thoát quá khứ, và đạt được sự hòa giải thực sự với chính mình.

Ảnh Pixabay

1. Mối quan hệ không phù hợp với bạn, không thể giữ được

Có câu: "Đầu cành nhân gian, đều tự thừa lưu". Mỗi người đều sẽ vì những cơ duyên khác nhau, mà đi đến bến đỗ cuộc đời của riêng mình.

Lý Thụy Đồng cũng không ngoại lệ đó.

Tháng 10 năm 1898, phong trào cải cách thất bại, Lý Thụy Đồng bị buộc phải cùng gia đình chuyển đến Thượng Hải. Ở đó, ông đã gặp người bạn tốt nhất trong đời mình - Tiêu Hảo Viên. Hai người thường xuyên cùng nhau ngâm thơ, uống rượu, làm thơ. Mối quan hệ của họ vô cùng thân thiết, như hình với bóng.

Khi Lý Thụy Đồng gặp khó khăn, Tiêu Hảo Viên còn dành riêng một nơi trong nhà mình cho ông ở. Nhưng thực tế, tình bạn sâu đậm nhất cuối cùng sẽ xuất hiện rạn nứt.

Năm 1914, một cuộc chính biến đã gây ra chấn động tài chính, tài sản của Tiêu Hảo Viên tan thành mây khói chỉ trong một đêm.

Kể từ đó, hai người bắt đầu có sự khác biệt về chí hướng. Tiêu Hảo Viên không cam chịu tầm thường, không muốn trở thành kẻ cỏ rác, quyết định lên kinh đô lập nghiệp. Lý Thụy Đồng thì an phận thủ thường, ở lại tiếp tục làm giáo viên.

Vào một ngày tuyết rơi, Tiêu Hảo Viên đứng trước cửa nhà Lý Thụy Đồng hét lên: "Tôi phá sản rồi, từ nay biệt ly”. Kể từ đó, hai người không bao giờ gặp lại nhau nữa.

Như câu nói: "Cùng nhau chèo thuyền vượt sông, đến bờ thì mỗi người một đường”. Tình cảm trên đời, phần lớn đều như vậy. Mọi người sẽ vì chí hướng giống nhau mà đi cùng nhau, cuối cùng vì mục tiêu khác nhau mà quên lãng nhau trong cuộc đời.

Trong phim Sơn Hà Cố Nhân có viết: "Có người chỉ có thể ở bên cạnh bạn một đoạn đường, sớm muộn cũng sẽ phải chia tay”.

Khi còn trẻ, chúng ta cũng từng ngỡ tưởng rằng, gặp nhau chính là mãi mãi. Sau này mới hiểu ra, một đoạn tình cảm lâu dài ngoài có sự vui thích ban đầu, còn cần có quan điểm phù hợp, bước đi đồng bộ.

Ảnh Pixabay

Có thể vì họ có chí lớn, muốn đi xa phiêu lưu; bạn lại vô tư, tận hưởng sự thoải mái hiện tại. Có thể vì họ bất mãn với thế tục, tìm kiếm linh hồn tuyệt đỉnh; bạn lại ôn hòa bao dung, theo đuổi tư tưởng bình thản. Như câu: "Chí hướng khác nhau, đi không cùng đường”. Người với người một khi trở nên không phù hợp nữa, thì mối quan hệ nhất định sẽ dần dần trở nên xa cách. Đối mặt với sự rời đi, mỉm cười vẫy tay tạm biệt, chính là sự tôn trọng lớn nhất đối với nhau.

2. Điều không thuộc về bạn, cưỡng cầu không được

Năm 1880, Lý Thụy Đồng sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Thiên Tân, được học với danh sĩ, văn tài xuất chúng. Giống như nhiều văn nhân thời bấy giờ, từ nhỏ ông đã lập chí thi cử đỗ đạt. Tuy nhiên, con đường thi cử của ông lại gặp nhiều trắc trở.

Năm 18 tuổi, ông tham gia kỳ thi Nho học, trượt. Năm 19 tuổi, ông thi lại, vẫn không thành. Sau đó, vì biến cố gia đình, ông cùng mẹ và gia đình chuyển đến Thượng Hải, nhưng điều này không ảnh hưởng đến quyết tâm của ông.

Năm 23 tuổi, ông một lần nữa lấy hết can đảm tham gia kỳ thi Hương cống tỉnh Giang Tô, vẫn trượt. Đối mặt với ba lần thất bại, ban đầu Lý Thụy Đồng cũng rất thất vọng, bất bình.

Mọi người đều nói rằng bài văn của ông rất hay, nhưng lại không có mệnh đỗ cao. Dần dần, ông nhận ra: Khoa cử không còn là lối thoát cho mình nữa. Thay vì cứ mãi nắm chặt lấy thứ công danh hão huyền ấy, tốt hơn hết là hãy buông tay và làm những việc thực tế.

Khi những xu hướng tư tưởng mới xuất hiện, ông gia nhập hàng ngũ thanh niên tiên tiến và bắt đầu viết kịch, sáng tác ca khúc để góp phần phát triển nền văn hóa mới.

Sau này, tài năng nghệ thuật của ông ngày càng bộc lộ và ông nổi tiếng khắp Thượng Hải.

Có một câu nói rất hay: “Nhà tù lớn nhất thế giới chính là chấp niệm trong lòng”. Tự do và hạnh phúc, chỉ thuộc về những người vô cầu vô dục.

Nếu không có được và không thể buông bỏ thì chỉ khiến bản thân thêm đau khổ, dằn vặt.

Trong tiểu thuyết "Bạch Lộc Nguyên", Lục Tử Lâm, gia thế giàu có, có uy tín ở địa phương. Nhưng anh ta không hài lòng với điều này, luôn nhòm ngó vị trí trưởng tộc của Bạch Kiền. Với lòng ghen tị, anh ta đi khắp nơi hối lộ dân làng, cuối cùng cũng trở thành hương ước của Bạch Lộc Nguyên. Nhưng sau khi lên nắm quyền, anh ta lại giấu diếm sổ sách, tham ô, bắt ép dân làng nộp thuế cao. Dưới sự áp bức từng bước của anh ta, dân làng đã nổi dậy. Cuối cùng, Lục Tử Lâm bị bắt vào tù.

Ảnh Pixabay

Lục Tử Lâm chưa bao giờ tưởng tượng rằng, mọi thứ mình có được bằng bất cứ giá nào cuối cùng vẫn là công dã tràng.

Sách "Chu Dịch" có câu: "Vạn vật trên thế gian, đều có số mệnh của riêng nó”. Một số thứ đã được định sẵn. Đứng nhón chân để với tới, bạn có thể bị bong gân.

Khi bạn học cách buông bỏ và nhìn về phía trước, bạn có thể tháo gỡ nút thắt của mình và tìm ra lối thoát mới. Cuộc sống rất ngắn ngủi, bạn cũng có thể nhìn nó với một góc nhìn thoáng hơn.

Đừng quá bị ám ảnh bởi quyền lực và của cải không thuộc về mình, đừng cố tranh giành danh vọng không phải của mình.

Lấy tâm bình thường đối đãi với những thăng trầm, và trân trọng mọi thứ bạn có được bằng trái tim hạnh phúc.

Khi bạn bắt đầu chấp nhận hiện thực, dụng tâm lĩnh hội cuộc sống hiện tại, mỗi một ngày đều sẽ càng thêm kiên định so với trước kia.

3. Không phù hợp với cuộc sống của bạn, khó có thể đến được

"The Truman Show" cho biết: "Tôi luôn có cảm giác, giống như cả đời này tôi không thể tự chủ được nữa". Để thỏa mãn những mong đợi của người khác, nhiều người sẽ đầu hàng thực tế và sống một cuộc sống bình thường như nước chảy bèo trôi như lá vàng thì rụng, cũng không có dũng khí chỉnh đốn lại bản thân.

Nhưng Lý Thuỵ Đồng, lại mạnh dạn lựa chọn một con đường nhân sinh khác với số đông. Trong nửa đầu cuộc đời, ông đã nếm đủ mọi mùi vị trong thế giới hồng trần. Ông khao khát tình yêu, nhưng chưa bao giờ có được một tình yêu say đắm lâu dài.

Ông theo đuổi lý tưởng, tham gia làn sóng cải cách nhưng thất bại và buộc phải chạy trốn.

Ông gột rửa hết ưu phiền để đứng trên bục giảng, tận tâm giảng dạy và trả lời các câu hỏi nhưng vẫn phải đối mặt với đủ loại mối quan hệ phức tạp giữa con người với nhau... Bao năm qua, ông đã gánh vác trọn vẹn sứ mệnh của mình nhưng vẫn không thể thoát khỏi cảnh khốn cùng của cuộc đời.

Khổ sở trùng trùng điệp điệp, làm cho ông không khỏi suy nghĩ nhiều lần: “Đây thật sự là cuộc sống mình muốn sao?”

Một lần, ông cùng người bạn tốt Hạ Vi Tôn uống trà ở đình giữa hồ, Hạ Vi Tôn nói: "Loại người như chúng ta, xuất gia làm hòa thượng cũng rất tốt. Câu nói đùa này, Lý Thuỵ Đồng ghi vào trong lòng. Ông bắt đầu đến chùa Hổ Bào bên cạnh Tây Hồ bái phỏng, thực hiện cách thức ăn nhẹ, tìm đại sư nghe giáo lý của nhà Phật.

Dần dần, ông trở nên sống nội tâm và yêu thích cuộc sống biệt lập, thường ngồi một mình trong góc, để tâm hồn tự do lang thang.

Không mất nhiều thời gian trước khi ông quyết định quy y, xuống tóc làm tăng. Từ đó, giới nghệ thuật thiếu một nghệ sĩ Lý Thuỵ Đồng, giới Phật học có thêm một vị cao tăng Hoằng Nhất pháp sư.

Ảnh Pexels

Vào tháng 12 âm lịch của mùa đông, ông chịu đựng cái lạnh khắc nghiệt, thiền định và tụng kinh. Trong đêm lạnh giá, ông tĩnh lặng nghĩ về quá khứ, tham thiền ngộ đạo.

Không có cẩm y ngọc thực, ông cũng không hề bôn ba xung quanh mà sống cuộc sống kham khổ khắc chế. Ông không cảm thấy khổ mà cảm nhận được sự thoải mái trước nay chưa từng có.

Thế nhân đều cho rằng ông hành động bốc đồng, chỉ có Hoằng Nhất pháp sư chính mình mới hiểu, đây chính là điều tốt đẹp nhất.

Tăng Sĩ Cường nói: "Mỗi một sinh mệnh đều là độc nhất vô nhị, bạn phải tìm được con đường mình cần đi, không nên già đi chỉ nhìn vui buồn của người khác”.

Trên thế giới này, không có khuôn mẫu cuộc sống tuyệt đối. Có người thích sơn hào hải vị, cũng có người thích cơm rau dưa. Có người theo đuổi công danh lợi lộc, cũng có người tình nguyện bình bình đạm đạm. Đừng ép mình phải sống theo những gì người khác mong đợi.

Bạn có thể làm những gì bạn thích và vạch ra một quỹ đạo cuộc sống độc đáo. Cuộc sống ngắn ngủi và phù du. Cầu mong tất cả chúng ta đều tìm thấy điều mình mong muốn trong lòng, rồi gắn bó với nó đến hết cuộc đời, hết lòng và không bao giờ dừng lại.

Trong Tăng Quảng Hiền Văn có viết: "Mệnh lý có lúc cuối cùng cũng sẽ có, mệnh lý vô thời mạc cưỡng cầu”.

Mọi thứ trên thế giới này không phải của bạn cuối cùng cũng sẽ rời đi, là của bạn sớm muộn gì cũng quay lại với bạn. Gặp thì cầm lên, mất thì buông tay. Được hay mất, đều là an bài tốt nhất của vận mệnh. Mọi việc chỉ cần dốc hết toàn lực, tranh thủ, cố gắng, thì không có gì phải tiếc nuối. Buông xuống chấp niệm liền nghênh đón cuộc sống mới.

Theo Triệu Lệ - Aboluowang - Nguồn: A Book Every NightXin
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tất cả những gì mất đi ngay ban đầu vốn không thuộc về bạn