Tết Đoan Ngọ mang “Túi thơm” phòng ôn dịch, đuổi muỗi, côn trùng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, cũng là vào giữa hè, là giai đoạn ôn khí thuận dương dâng cao, muỗi, côn trùng thức tỉnh, bệnh độc phát sinh, độc khí dâng lên. Thời tiết này thường dẫn theo nhiều tật bệnh và ôn dịch, uy hiếp rất lớn đến người ta. Cổ nhân đã có cách để tránh tà và dịch bệnh, đó là đeo 'túi thơm'.

Đeo túi thơm, xác thực có khả năng tránh dịch đuổi côn trùng

Thực ra, đeo Túi thơm không chỉ là một tập tục, Túi thơm xác thực là có hiệu quả tránh dịch đuổi côn trùng. Túi thơm truyền thống gồm có: Hùng Hoàng (Khí hàn có độc), cỏ Huân (Cổ đại gọi là Hương thảo - cỏ thơm), và lá ngải, phối hợp rồi nghiền thành bột, chế thành Túi thơm. Trong các vị thuốc này, tuy Hùng Hoàng khí hàn có độc, nhưng lại là vị có uy lực tránh dịch đuổi côn trùng mạnh nhất.

Thần y Tôn Tư Mạc trong “Bị cấp thiên kim yếu phương” (Tạm dịch: Các bài thuốc quý giá ngàn vàng dùng khi nguy cấp) có viết: Năm thứ 2 Hán Kiến Ninh, xảy ra ôn dịch, chết rất nhiều người. Có một thư sinh tên là Đinh Quý Hồi đến từ Thục (Tứ Xuyên) thánh địa của Đạo giáo Thanh Thành Sơn, thấy người bị nhiễm ôn dịch quá nhiều, nên lấy từ trong túi thuốc ra “Hùng Hoàng hoàn”, chia cho mỗi người một viên nhỏ. Dùng vị linh dược này, không ai là không khỏi bệnh dịch.

Cát Hồng là đại y học gia, y dược gia thời nhà Tấn, ghi chép trong “Bão Phác Tử - Đăng Thiệp” rằng: Thời cổ, trên núi Viên Khâu có sinh trưởng cây thuốc trường sinh bất lão, nhưng trên núi lại có nhiều rắn lớn, Hoàng Đế muốn lên núi hái thuốc, sợ rắn cắn lên ngại khó. Tiên nhân Quảng Thành Tử bảo ông đeo “Túi thuốc Hùng Hoàng”, rắn gặp mùi vị của Hùng Hoàng (Hùng Hoàng là một loại khoáng chất có độc tính) sợ hãi tránh xa.

Xem ra, vị Hùng Hoàng trong Túi hương thực sự là công hiệu.

Còn Huân thảo là một loại có thơm nổi tiếng thời cổ đại; lá ngải, căn cứ ghi chép trong “Cổ kim y thống đại toàn” (Tạm dịch: Tổng hợp y học cổ kim) thời nhà Minh rằng: “Ngải có vị đắng, tính hơi ấm, có dương trong âm, không độc, cứu bách bệnh. Ngày 3 tháng 3, ngày 5 tháng 5, hái phơi khô, để lâu mới tốt, tránh được ác quỷ.”

Trong “Bản thảo cương mục” (Tạm dịch: Cương mục về các loại thảo dược) có viết: “Bị côn trùng, rắn cắn, dùng ngải cứu vài lần, có công hiệu”.

Có thể thấy rằng, cố nhân mang Túi thơm tránh dịch là có đạo lý. Túi thơm tuy nhỏ, dược hương tỏa ra đối với người ta chỉ là thoảng nhẹ, nhưng đối với những vi sinh vật cực kỳ nhỏ bé, hoặc virus, thì là vô cùng mãnh liệt, đồng thời có dược tính là khắc tinh trí mạng của virus, do đó virus không dám đến gần, thật là “Nhất vật hàng nhất vật” (Vật nào thì cũng có khắc tinh của nó - Vỏ quýt dày có móng tay nhọn)!

Hàng nghìn năm nay, túi thơm vẫn được coi trọng

Túi thơm, hàng nghìn năm nay vẫn được coi trọng, dược phương kết hợp nhiều loại đa dạng, có các đặc điểm khác nhau lưu truyền qua các thời đại, phối liệu phong phú, túi đựng cũng đa dạng sắc màu.

Thời chiến quốc, trong bài “Ly tao” của Khuất Nguyên có viết “Hỗ giang ly dữ tịch chỉ hề, nhận thu lan dĩ vi bội”. Đại ý là: Lấy các loại cỏ thơm như Giang ly, Tịch chỉ, Thu lan làm thành Túi thơm đeo.

Thời nhà Đường, Túi thơm được làm cầu kỳ chi tiết, tinh xảo đẹp đẽ. Vừa có tác dụng y dược vừa có tính thưởng lãm trang trí. Nhà thơ Bạch Cư Dị nhà Đường từng viết “Phất hung khinh phấn nhữ, noãn thủ tiểu hương nang” (Tạm dịch: Nhẹ như bông gòn treo trước ngực, ấm sực bàn tay túi nhỏ thơm).

Tới thời kỳ nhà Minh, nhà Thanh, các loại Túi thơm đa dạng với nhiều loại chất liệu làm túi, nào vải bố, tơ thêu, bông sợi, còn nạm khắc ngọc quý.

Phụ nữ tộc Mãn vào ngày hè nóng bức, bỏ thêm vào Túi thơm một thỏi kim loại tím, để tránh ôn dịch và giải độc, phòng muỗi đuổi trùng.

Vào tiết Đoan Ngọ đeo Túi thơm, là tập tục quan trọng của dân tộc Trung Hoa, đã qua mấy nghìn năm, lâu dài không phai nhạt, đủ để thấy công hiệu đặc thù của nó.

“Túi thơm tránh ôn dịch” điều hòa khí huyết, phòng bệnh tật

古書中有一種防疫香囊,叫作「辟瘟香囊」,包含六味中藥:吳茱萸、柴胡、 羌活、 大黃、 蒼朮、 細辛。(胡乃文開講提供)
Bài thuốc làm túi thơm của thầy thuốc Hồ Nãi Văn. (Ảnh do thầy thuốc Hồ Nãi Văn cung cấp)

Đông Y ngày nay, cũng đang tìm hiểu và thử nghiệm công dụng của Túi thơm. Thầy thuốc Hồ Nãi Văn đề xuất một phương thuốc “Túi thơm tránh ôn dịch”, rất hiệu quả. Phương thuốc lấy từ “Lý Dược Biền văn”, gồm Gừng sống, Đại hoàng, Sài hồ, Thương thuật, Tế tân, Ngô thù, cùng nghiền nhỏ cho vào túi nhỏ, treo trước ngực.

Từ dược lý mà xét, phương thuốc ấy có khả năng phòng dịch. Từ y lý mà nhìn, có thể đạt tới “Ngửi hương trừ bệnh”, thông qua hít thở dược khí, qua phổi rồi tiến nhập hệ tuần hoàn máu, từ đó lưu thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, đạt được tác dụng phòng trị bệnh.

Mang 6 loại dược liệu tổng hợp lại, có thể trị và dự phòng các tật bệnh ngoại cảm như Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa ( Gió, Lạnh, Nóng, Ẩm, Táo, Hỏa). Ứng dụng lâm sàng cho kết quả rất tốt, phát hiện khi hít hương thơm từ túi, người tắc mũi thấy thông ngay, người đau họng cũng thấy nhẹ bớt, người đau đầu, cũng hết đau đầu. Cơ bản là những người bị cảm mạo, các chứng trạng cũng bị tiêu, khỏi cảm.

Túi hương nhỏ bé tinh tế, thường được treo trước ngực. Nhưng cần chú ý, khi dùng lâu hương nhạt, cần thay dược liệu mới. Ngoài ra, phụ nữ có thai và trẻ em cần thận trọng khi dùng.

Thái Bình
Theo Epochtimes

 



BÀI CHỌN LỌC

Tết Đoan Ngọ mang “Túi thơm” phòng ôn dịch, đuổi muỗi, côn trùng