Thôi Bối Đồ tiên tri nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Thôi Bối Đồ” được coi là cuốn sách tiên tri đầu tiên của Trung Quốc. Tương truyền rằng cho đến ngày nay, hễ những gì trong cuốn sách này được giải thích, chưa có điểm nào sai lệch. Trong quẻ tượng của “Thôi Bối Đồ”, người ta đã từng giải ra tiên tri về một vị cầm quyền sẽ bị những người xung quanh âm mưu chống lại. Vậy tiên tri của Thôi Bối Đồ chỉ đến nhân vật nào?

Tiên tri tốt đẹp nhất về tương lai của Trung Quốc! Tượng thứ 44 trong “Thôi Bối Đồ” tiết lộ bí ẩn gì? Trung Quốc sẽ xuất hiện Thiên tử mới?

Gần đây, trên Internet xuất hiện một tin đồn lan đi nhanh chóng rằng chính “Hoàng đế Tập” đã lên ngôi và bắt đầu thanh trừng những người xung quanh ông.

Chưa hết, trên mạng lại rộ lên một tin đồn khác. Người ta nói rằng Trung Quốc sắp có “Thiên tử” mới, mà tượng 44 của “Thôi Bối Đồ” đã nói rất rõ ràng rằng “Hoàng đế Tập” sẽ không thể ngồi vững trên ngai vàng, dù có sự việc thanh trừng hay không cũng không quan trọng.

Tượng 44 của “Thôi Bối Đồ”

Hôm nay chúng ta sẽ nói về quẻ tượng thứ 44 của Thôi Bối Đồ khiến ông Tập thấy bất an và dự đoán về vị Thiên tử mới của Trung Quốc. Trước tiên chúng ta hãy xem lời tiên tri ở tượng thứ 44 nói gì:

Tượng 44 của Thôi Bối Đồ (Ảnh chụp màn hình)
Tượng 44 của Thôi Bối Đồ (Ảnh chụp màn hình)

Tượng thứ 44 Đinh Mùi

Quẻ tượng: Vị Tế

Sấm viết

Nhật nguyệt lệ thiên
Quần âm nhiếp phục
Bách linh lai triều
Song vũ tứ túc

Tạm dịch:

Nhật nguyệt đẹp trời
Âm tà nhiếp phục
Trăm Thần đến chầu
Hai cánh bốn chân

Tụng viết:

Trung quốc nhi kim hữu thánh nhân
Tuy phi hào kiệt dã chu thành
Tứ di trùng dịch xưng thiên tử
Bĩ cực thái lai cửu quốc xuân.

Tạm dịch:

Trung Quốc ngày nay có Thánh nhân
Không là hào kiệt cũng Chu Thành
Bốn phương lại xưng gọi Thiên tử
Bĩ cực thái lai chín nước xuân

Kim Thánh Thán, nhà phê bình văn học nổi tiếng cuối thời nhà Minh và đầu nhà Thanh, đánh giá cao tượng này và cho rằng: “Thử tượng nãi Thánh nhân phục sinh, tứ di lai triều chi triệu, nhất đại trị dã”

Nghĩa là: Tượng này là dấu hiệu cho thấy sự phục sinh của bậc Thánh nhân, khắp nơi đều đến bái triều, quy phục dưới sự cai trị của Ngài.

Vậy về vị hoàng đế mới này nên giải thích như thế nào?

Hoàng đế mới của Trung Quốc

Trước tiên chúng ta hãy xem câu đầu tiên: Nhật nguyệt lệ thiên; Quần âm nhiếp phục.
Một số người thông thạo “Kinh Dịch” cho rằng, quẻ tượng 44 của Thôi Bối Đồ là “Vị Tế”, Ly Hoả ở trên và Khảm Thuỷ ở dưới. Chữ Ly thông chữ Lệ, có nghĩa là vì có chỗ nương dựa mà rực rỡ.

Bộ sách kinh điển “Thoán” giải thích “Kinh dịch” cổ xưa, đã viết như sau: “Ly, lệ dã. Nhật nguyệt lệ hồ thiên, bách cốc thảo mộc lệ hồ thổ, trọng minh dĩ lệ hồ chính, nãi hoá thành thiên hạ”.

Câu này có ý nghĩa là: Mặt trời và mặt trăng nương nhờ bầu trời, khiến cho bầu trời sáng đẹp; cỏ cây gắn liền với đất mà làm cho trái đất trở nên mỹ lệ; và ánh sáng gắn với chính đạo, nên làm cho chính đạo hiển lộ rõ ràng. Nếu tuân theo quy tắc này mà hành sự, thì có thể giáo hoá bách tính, thiên hạ.

Mặt trời và mặt trăng nương nhờ bầu trời, khiến cho bầu trời sáng đẹp; cỏ cây gắn liền với đất mà làm cho trái đất trở nên mỹ lệ; và ánh sáng gắn với chính đạo, nên làm cho chính đạo hiển lộ rõ ràng. Nếu tuân theo quy tắc này mà hành sự, thì có thể giáo hoá bách tính, thiên hạ (Ảnh chụp màn hình)
Mặt trời và mặt trăng nương nhờ bầu trời, khiến cho bầu trời sáng đẹp; cỏ cây gắn liền với đất mà làm cho trái đất trở nên mỹ lệ; và ánh sáng gắn với chính đạo, nên làm cho chính đạo hiển lộ rõ ràng. Nếu tuân theo quy tắc này mà hành sự, thì có thể giáo hoá bách tính, thiên hạ (Ảnh chụp màn hình)

Như vậy từ đây có thể thấy “nhật nguyệt lệ thiên” hẳn là chỉ vị thiên tử mới sẽ theo con đường chính đạo và uy nghiêm mà khiến thiên hạ chấn động, vì vậy “Quần âm nhiếp phục” - nghĩa là những kẻ tiểu nhân phải khuất phục vì sợ hãi. Từ “quần âm” có thể hiểu là những kẻ tiểu nhân lén lút làm việc xấu, từ “nhiếp phục” trong từ điển có nghĩa là khuất phục vì sợ hãi.

Vậy câu Bách linh lai triều; Song vũ tứ túc chúng ta nên hiểu như thế nào? Trong từ điển nói rằng, “bách linh” có thể được hiểu là “bách linh điểu” (chim sơn ca) hoặc là các vị Thần linh khác.

Đại thi hào Lý Bạch từng viết trong bia ký: “Kim chủ thượng minh Thánh, hoài ư bách linh” (trong “Thiên trường tiết sử Ngạc Châu Thứ sử vi công đức chính bia”).

Có nghĩa là: Ngày nay quân chủ thánh minh, lòng nhớ trăm Thần linh.

Lưu Bá Ôn, bậc khai quốc công thần của nhà Minh cũng viết một bài thơ như vậy: “Quân bất kiến, thiên mục chi sơn nhị thiên nhận, thiên đế sở dĩ ký bách linh” (trong “Quân Thiên Nhạc”).

Có nghĩa là: Anh chẳng thấy núi Thiên Mục cao 2000 nhận, Thiên Đế dùng đế trông ngóng trăm Thần linh.

Từ góc độ này mà nói, vị Thiên tử mới này thật sự là đáng kinh ngạc, ngay cả các vị Thần linh cũng tới triều bái. Vậy thì “song vũ tứ túc” này có phải là thiên mã của các Thần linh không? Con thiên mã chẳng phải có một đôi cánh và bốn chân sao, đó chẳng phải là “song vũ tứ túc” sao?

Con thiên mã chẳng phải có một đôi cánh và bốn chân sao, đó chẳng phải là “song vũ tứ túc” sao (Ảnh chụp màn hình)
Con thiên mã chẳng phải có một đôi cánh và bốn chân sao, đó chẳng phải là “song vũ tứ túc” sao (Ảnh chụp màn hình)

Năm Tuất Dậu của sự thay đổi

Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng câu “song vũ tứ túc” này có thể còn mang một ý nghĩa khác. Nó ngầm biểu thị thời điểm xuất hiện của vị hoàng đế mới.

Trong số 12 cung hoàng đạo chỉ có con gà là có đôi cánh. Xếp sau con gà là con chó có bốn chân. Vậy “song vũ tứ túc” này liệu có phải tương ứng với năm Dậu và năm Tuất không? Và năm Dậu, Tuất gần nhất trước mắt chúng ta là hai năm 2029, 2030, tiếp theo xa hơn là năm 2041, 2042 hay 2053, 2054; chúng đều có khả năng xảy ra

Tất nhiên, đây đều là những cách giải thích của cư dân mạng. Nhưng những lời tiên tri, trước khi trở thành hiện thực, thực sự là có rất nhiều cách lý giải. Ví như tân hoàng đế sẽ xuất hiện vào năm Dậu và năm Tuất, vậy triều đại mới hay chế độ mới, sẽ như thế nào?

"Trung quốc nhi kim hữu Thánh nhân; Tuy phi hào kiệt dã Chu Thành". Dường như vị Thiên tử mới không chỉ là một vị quân vương mà còn là một Thánh nhân giáo hoá con người.

Câu tiếp theo “Tuy phi hào kiệt dã Chu Thành”, câu này tuy có số lượng từ ít nhưng thực chất lại chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ. Chúng ta hãy cùng phân tích nó. Đầu tiên đề cập tới bốn chữ “tuy phi hào kiệt”. Từ xa xưa, trên mảnh đất Trung Hoa, mỗi lần thay đổi triều đại đều là một vở kịch “binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc”, tuân theo luật kẻ mạnh là anh hùng. Tuy nhiên, vị Thánh nhân thiên tử này không phải là một “hào kiệt” như vậy. Vậy triều đại mới này có lẽ sẽ được kiến lập một cách hòa bình.

Vậy câu chuyện đằng sau từ “Chu Thành” là gì? Những người am hiểu lịch sử Trung Quốc cho rằng điều này rất có thể ám chỉ đến Chu Thành Vương, vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Chu cách đây 3.000 năm. Khi Chu Thành Vương lên nắm quyền, ông đã có hai thành tựu chính trị nổi bật: một là để người chú Chu Công Đán của ông xây dựng lại lễ nghi, phổ chế nhã nhạc, hình thành hệ thống lễ nhạc.

Chu Thành Vương, vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Chu cách đây 3.000 năm (Ảnh chụp màn hình)
Chu Thành Vương, vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Chu cách đây 3.000 năm (Ảnh chụp màn hình)

Vào thời cổ đại, con người rất coi trọng lễ và nhạc. Bởi vì thực tế là “lễ” thiết lập trật tự xã hội, còn “nhạc” bao gồm cả vũ đạo và âm nhạc, không chỉ là một hoạt động giải trí, mà là một phương thức cơ bản để người cổ đại giao tiếp với Thần linh và giao tiếp với nhau trong nhiều tình huống xã hội khác nhau. Nếu hệ thống lễ nhạc được thiết lập thì xã hội về cơ bản sẽ ổn định.

Một thành tựu lớn khác của Chu Thành Vương là phân đất phong chư hầu, tổng cộng phong 71 nước chư hầu và thực hiện quản lý phân tán. Theo khái niệm ngày nay thì đó là một chế độ quân chủ liên bang. Dưới thời Chu Thành Vương và con trai Chu Khang Vương, dân chúng sống hòa thuận, thiên hạ thái bình. Tương truyền, thời đó hơn 40 năm không sử dụng đến luật hình. Trong lịch sử nó được gọi là “Thành Khang chi trị” (Thời thái bình thịnh trị Thành - Khang)

Từ những phân tích ở trên, vị hoàng đế mới sẽ lên nắm quyền một cách hòa bình, thành lập một nhà nước liên bang được quản lý phân tán, thiết lập lại trật tự xã hội và dùng chính đạo để giáo dục lòng dân. Lúc đó thiên hạ sẽ thái bình và xuất hiện cảnh tượng ca múa mừng thái bình.

Vị hoàng đế mới sẽ lên nắm quyền một cách hòa bình, thành lập một nhà nước liên bang được quản lý phân tán, thiết lập lại trật tự xã hội và dùng chính đạo để giáo dục lòng dân (Ảnh chụp màn hình)
Vị hoàng đế mới sẽ lên nắm quyền một cách hòa bình, thành lập một nhà nước liên bang được quản lý phân tán, thiết lập lại trật tự xã hội và dùng chính đạo để giáo dục lòng dân (Ảnh chụp màn hình)

Hai câu cuối cùng của lời tiên tri dường như xác nhận suy luận này. Từ “tứ di” trongTứ di trùng dịch xưng Thiên tử” dùng để chỉ các bộ tộc từ khắp nơi trong thời cổ đại, còn ngày này có thể nói là các quốc gia xung quanh. Các quốc gia xung quanh đều cúi đầu xưng thần trước vị hoàng đế mới, và sự uy nghiêm của thiên triều được thể hiện rất rõ ràng.

Tiếp theo là câu “Bĩ cực thái lai cửu quốc xuân”, “cửu quốc” này có lẽ chỉ 9 quốc gia liên bang trong tương lai? Trung Quốc đã từng có cửu châu sau này sẽ có “Cửu Quốc”, điều này xem ra cũng hợp lý. Nhưng làm thế nào giải thích câu “bĩ cực thái lai” này?

“Bĩ cực thái lai” là một thành ngữ mô tả một tình huống từ xấu đến cực điểm, sau đó phản ngược lại và dần dần trở nên tốt hơn. Vì vậy, bậc Thánh nhân thiên tử này hẳn là vị quân vương sẽ dẫn dắt Trung Quốc thoát khỏi thời khắc đen tối nhất, từ trong khó khăn nhất hướng tới hồi sinh và tạo ra một thời đại mới. Nên “cửu quốc xuân” là chỉ mùa xuân của Trung Quốc sắp đến.

Vì vậy, có người cho rằng đây là lời tiên tri tốt đẹp nhất trong gần 200 năm lịch sử của “Thôi Bối Đồ”. Vậy mọi người có mong chờ vị hoàng đế mới này không?

Tất nhiên, một số độc giả cho rằng, mặc dù cách giải thích này mô tả một tương lai tươi sáng, nhưng đây có phải là cách giải thích cuối cùng của lời tiên tri này?

Quả thực trước khi một lời tiên tri trở thành hiện thực, luôn có nhiều cách giải thích và đôi khi chúng có thể rất khác nhau. Về tượng thứ 44 của “Thôi Bối Đồ”, còn có hai phiên bản giải thích khác nhau đang lan truyền trên Internet. Trong khuôn khổ bài viết này, xin giới thiệu với các độc giả để cùng suy ngẫm và lựa chọn theo cách mỗi cá nhân cho là hợp lý nhất.

Cách Giải thích thứ 2: Vĩnh Lạc Đại Đế

Trước năm 2012, một trong những cách giải thích phổ biến nhất là chỉ Minh Thành Tổ Chu Đệ, người sáng lập nhà Minh. Chúng ta thấy ngay câu đầu tiên: “Nhật nguyệt lệ thiên”, hai chữ “日月” (nhật nguyệt) đi cùng nhau không phải tạo thành từ “明” (minh) sao? Điều này phù hợp với phong cách nhất quán của Thôi Bối Đồ, sử dụng các câu đố chữ đơn giản để chỉ ra các mốc thời gian hoặc tên của các nhân vật quan trọng.

Minh Thành Tổ Chu Đệ, người sáng lập nhà Minh (Ảnh chụp màn hình)
Minh Thành Tổ Chu Đệ, người sáng lập nhà Minh (Ảnh chụp màn hình)

Ngoài ra, trước khi đăng cơ hoàng đế, Chu Đệ đã được phong là Yên Vương, sau này, sau khi trở thành hoàng đế, ông đã dời đô từ Nam Kinh đến Yến Kinh, nay là Bắc Kinh. Chữ “燕” (Yên) có hình tượng một đôi cánh, bốn chấm nhỏ ở phía dưới trông giống như bốn cái chân, nó trông rất hình tường, chẳng đúng là chỉ “song vũ tứ túc” sao.

Tuy nhiên, có bạn có thể hỏi, tượng thứ 36 trong “Thôi Bối Đồ” nói về Từ Hi Thái hậu nhà Thanh, vậy tượng thứ 44 sao lại liên quan đến thời nhà Minh nữa?

Trên thực tế, vì Thôi Bối Đồ đã tiên tri vận mệnh đất nước quá chính xác, và nó đã khiến cho người cầm quyền đương thời lo sợ. Tương truyền vì thế người ta đã xáo trộn thứ tự Thôi Bối Đồ. Do đó, khó có thể nói bài thơ nào tiên đoán sự kiện của triều đại nào. Nếu nói tượng thứ 44 đề cập tới thời nhà Minh, cũng không phải là không thể.

Hơn nữa, có thể nói Chu Đệ là vị hoàng đế có thành tựu nhất của triều Minh. Ông đã khai sáng nên vương triều “Vĩnh Lạc thịnh thế” huy hoàng nhất của nhà Minh. “Vĩnh Lạc” là niên hiệu của Chu Đệ và ông còn được gọi là “Đại đế Vĩnh Lạc”.

Thời đó, nhà Minh tráng lệ, dân chúng sung túc, an khang, Chu Đệ muốn chia sẻ bí quyết hạnh phúc và hy vọng cùng bách tính thiên hạ “hưởng phúc thái bình”, nên đã phái Trịnh Hòa sang phương Tây, để mở ra con đường tơ lụa trên biển. Trần Thành đi sứ Tây Vực mở lại con đường tơ lụa trên đất liền. Đồng thời, ông chinh phục Mông Cổ ở phía bắc, bình định An Nam ở phía nam, để mở rộng lãnh thổ.

Khi đó, nhà Minh có quan hệ chặt chẽ với nhiều nước trên thế giới, với phạm vi rộng hơn bất kỳ triều đại nào trước đó. Trong “Minh sử” kể rằng, dưới sự cai trị của Minh Thành Tổ”, “uy đức hà bị, tứ phương tân phục”, “phúc viên chi quảng, viễn mại Hán Đường” (ý nghĩa là uy đức vĩ đại đến mức khắp nơi trên thế giới đều bị thuyết phục; và mức độ rộng lớn vượt xa thời nhà Hán và nhà Đường). Điều này có lẽ phù hợp với những gì được nói trong bài thơ tiên tri về Tứ di trùng dịch xưng thiên tử?

Trong “Minh sử” kể rằng, dưới sự cai trị của Minh Thành Tổ”, “uy đức hà bị, tứ phương tân phục”, “phúc viên chi quảng, viễn mại Hán Đường” (ý nghĩa là uy đức vĩ đại đến mức khắp nơi trên thế giới đều bị thuyết phục; và mức độ rộng lớn vượt xa thời nhà Hán và nhà Đường) (Ảnh chụp màn hình)
Trong “Minh sử” kể rằng, dưới sự cai trị của Minh Thành Tổ”, “uy đức hà bị, tứ phương tân phục”, “phúc viên chi quảng, viễn mại Hán Đường” (ý nghĩa là uy đức vĩ đại đến mức khắp nơi trên thế giới đều bị thuyết phục; và mức độ rộng lớn vượt xa thời nhà Hán và nhà Đường) (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng có người lại nói rằng, tuy đất nước thịnh vượng vào thời Vĩnh Lạc, nhưng ngai vàng của Chu Đệ lại là do tranh đoạt từ cháu trai Kiến Văn Đế, nên có phần nào đó danh không chính, ngôn không thuận, cho nên để duy trì sự ổn định sẽ không thể thiếu trấn áp và sát hại. Nếu nhìn vào sử sách cũng nhận xét khách quan rằng ông đã từng làm điều ngang ngược, những lỗi lầm của ông là không thể che đậy được. Nên tuy là “Thiên tử” nhưng liệu ông có xứng đáng với danh hiệu “Thánh nhân”?

Bên cạnh đó, lời tiên tri còn nói rằng bậc Thiên tử sẽ dẫn dắt Trung Quốc “bĩ cực thái lai”, có thể nói ông là người có sức mạnh xoay chuyển càn khôn. Thiên hạ nhà Minh là do phụ thân của Chu Đệ là Chu Nguyên Chương chinh phục, Chu Đệ chỉ là một vị hoàng đế của thời hòa bình, dường như không có dũng khí như vậy.

Cách giải thích thứ ba: "Hoàng Đế” Tập

Tới năm 2012, và ngày tận thế được nhắc đến từ lâu vẫn chưa xảy ra. Tuy nhiên, một sự kiện lớn đã xảy ra ở Trung Quốc, đó là ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ngay sau đó, chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” khiến lòng dân vui mừng. Một năm sau, không biết có phải lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của Hoàng đế Vĩnh Lạc 600 năm trước, ông Tập cũng quyết định khởi động lại con đường tơ lụa. Kế hoạch “một vành đai, một con đường” nhanh chóng được triển khai, hai con đường tơ lụa trên biển và trên bộ được mở ra cùng lúc, thanh thế rất to lớn.

Năm 2012, ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ngay sau đó, chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” khiến lòng dân vui mừng (Ảnh chụp màn hình)
Năm 2012, ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ngay sau đó, chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” khiến lòng dân vui mừng (Ảnh chụp màn hình)

Lúc này, có người chợt phát hiện, trên đầu chữ “習” (Tập) có hình “羽” (vũ), chẳng lẽ là “vũ” trong “song vũ tứ túc” ở tượng 44? Hơn nữa, vì lý do lịch sử, ông Tập Cận Bình không có trình độ học vấn cao, không có công trên chiến trường nhưng vẫn trở thành chủ tịch nước. Đây chẳng phải là “tuy phi hào kiệt dã Chu Thành” sao?

Những người quan tâm đã tìm hiểu sâu hơn và phân tích rằng nếu nhìn vào hai nhà lãnh đạo trước ông Tập Cận Bình, là ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, họ được gọi tắt là Hồ Ôn (胡温). Ký tự tiếng Trung “胡” (Hồ) có một nửa là “月” (nguyệt), và chữ giản thể “温” (Ôn) trong tiếng Trung có chữ “日” (nhật) trên đỉnh đầu. Tiếp theo, chúng ta hãy xem Tập phu nhân là ai? Bành Lệ Viện (彭麗媛), ở giữa tên bà có chữ “麗” (lệ). Tất cả hợp lại chẳng phải là “nhật nguyệt lệ thiên” sao?

Phải chăng ông Tập Cận Bình chính là vị Thánh nhân thiên tử trong lời tiên tri, được cho là sẽ dẫn dắt Trung Quốc thoát khỏi mùa đông lạnh giá và hướng tới mùa xuân?

Năm 2015, cuộc gặp Tập - Mã (giữa ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu) đã đẩy sự kỳ vọng của mọi người lên đến đỉnh điểm. Vào ngày 7 tháng 11 năm đó, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và ông Tập Cận Bình đã gặp nhau tại Singapore. Dù giữa họ chỉ có vài câu nói vui vẻ, không có đối thoại thực chất, không có tuyên bố chung nhưng đây vẫn được coi là bước đột phá lịch sử. Bởi đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao hai bờ eo biển Đài Loan kể từ năm 1949.

Vào ngày 7 tháng 11 năm đó, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và ông Tập Cận Bình đã gặp nhau tại Singapore (Ảnh chụp màn hình)
Vào ngày 7 tháng 11 năm đó, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và ông Tập Cận Bình đã gặp nhau tại Singapore (Ảnh chụp màn hình)

Lúc này, mọi người chợt phát hiện ra, họ “Mã” của Tổng thống Mã Anh Cửu cũng có bốn chân, cùng với chữ “vũ” trong tên của ông Tập, chẳng phải chúng tạo thành “song vũ tứ túc” sao? Lẽ nào “Thánh nhân thiên tử” thực sự là ông Tập Cận Bình, và việc hai bờ eo biển Đài Loan thống nhất, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ sớm thành hiện thực?

Đáng tiếc, mọi thứ đã không phát triển như mọi người mong đợi. Tám năm đã trôi qua, sáng kiến ​​“một vành đai, một con đường” ngày càng vấp phải sự phản đối và tẩy chay của nhiều quốc gia. Còn Đài Loan thì sao? Mọi người đều đã thấy những gì đã xảy ra với đại lục: thường xuyên xảy ra thiên tai nhân hoạ, kinh tế sa sút, người dân oán thán ngày càng nhiều. Dường như, phía trước chỉ thấy quang cảnh của một mùa đông lạnh giá đang đến.

Xem ra bốn chữ “bĩ cực thái lai”, chữ “bĩ” sắp đạt đến cực điểm, nhưng “thái” đến khi nào sẽ tới? Nó sẽ xuất hiện trong nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập? Hay như đã phân tích ở phần đầu, liệu sẽ có một vị Thiên tử mới nào đó sẽ xuất hiện và đưa thế giới trở lại quỹ đạo chính?

Theo Phù Dao

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Thôi Bối Đồ tiên tri nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc