Tiên tri về cuộc xung đột Israel - Hamas: Israel sẽ tấn công Iran?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc chiến Israel - Hamas đang có xu hướng leo thang và mở rộng, liệu có khơi mào cho Thế chiến thứ 3 không? Nhà tiên tri người Anh Parker nói: "Tôi thấy một cuộc tấn công của Israel vào Iran trong thời gian tới, và họ sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran"...

Xung đột Israel-Hamas

Trong những ngày qua, thùng thuốc súng ở Trung Đông lại bùng nổ. Sáng 7/10, tổ chức vũ trang Hamas của Palestine đã phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, chỉ trong vòng 20 phút ngắn ngủi, tổ chức này đã cho bắn hơn 5.000 quả rocket vào Israel, đồng thời, lực lượng vũ trang mặt đất của Hamas đã xâm chiếm miền Nam Israel và bắt cóc một số lượng lớn con tin.

Mặc dù Israel ngay lập tức kích hoạt hệ thống phòng không "Vòm sắt" uy lực,đánh chặn được một số lượng đạn tên lửa, nhưng trong thời gian ngắn ngủi và số lượng đạn tên lửa quá nhiều, nhiều mục tiêu trên mặt đất đã bị bắn trúng, khiến hơn 700 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Israel gọi ngày này là "ngày tồi tệ nhất trong lịch sử Israel", ngay lập tức tuyên bố tình trạng chiến tranh và sẽ tiến hành công kích đáp trả. Ngày hôm sau, người Palestine tuyên bố rằng hơn 400 người đã thiệt mạng.

Chỉ trong hai ngày, cuộc xung đột giữa Israel và Palestine leo thang nhanh chóng, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố rằng, Israel chính thức bước vào một "cuộc chiến lâu dài và gian nan". Trong khi đó, một đồng minh của Palestine là Iran đã công khai ủng hộ Hamas.

Xung đột Israel-Hamas ngay lập tức trở thành một vấn đề ở Trung Đông. Mỹ cũng không thể ngồi yên nữa, Tổng thống Biden ngay lập tức phát biểu, nói rằng sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel là “vững chắc và không lay chuyển”. Cùng lúc đó, hàng không mẫu hạm của Mỹ nhanh chóng tiến tới vùng biển gần Israel, tuyên bố rằng tất cả máy bay và tàu đều đã sẵn sàng.

Mặc dù Trung Đông ở rất xa chúng ta, nhưng một số người trên Internet đã bày tỏ lo ngại, cho rằng cuộc chiến Nga-Ukraine ở phía Bắc đã xảy ra hơn một năm và chưa dừng lại, thì một cuộc chiến ở Trung Đông lại bắt đầu. Lẽ nào chiến tranh thế giới thứ ba sắp xảy ra rồi sao?

Tiên tri của Parker

Ngày 9/10, hai ngày sau khi xung đột Israel-Palestine nổ ra, nhà tiên tri tâm linh người Anh Craig Hamilton-Parker cho rằng, sự kiện này sẽ tiếp tục leo thang, nhưng Chiến tranh thế giới thứ 3 có thể sẽ không xảy ra.

Nhà tiên tri tâm linh người Anh Craig Hamilton-Parker đưa ra tiên tri mới vào ngày 9/10. (Chụp video)

Nói đến nhà tiên tri Parker, chúng tôi đã giới thiệu trong các bài viết trước đây, ông có khả năng thấu thị và có thể nhìn thấy tương lai. Ông cũng nghiên cứu khá nhiều về “Kinh Dịch”, đôi khi sử dụng các lý luận của “Kinh Dịch” để đưa ra dự đoán.

Trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, khi gần như cả thế giới không mấy lạc quan về ông Trump, nhưng ông Parker rất kiên quyết cho rằng, chính trị gia nghiệp dư này sẽ trở thành tổng thống tương lai của nước Mỹ. Sau khi ông Trump đắc cử thành công, ông Parker cũng trở nên nổi tiếng.

Sau đó, ông đã đoán trúng về các sự kiện lớn như cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ ở Hồng Kông, Anh tách khỏi Liên minh Châu Âu (EU) và đại dịch Covid-19. Và ông đã trở thành một nhà tiên tri đương đại nổi tiếng trên khắp thế giới.

Từ trước khi chiến tranh Nga-Ukraine bắt đầu, ông Parker đã nhìn thấy tình hình tương lai của khu vực này, cho rằng Nga sẽ xâm chiếm Ukraine vào năm 2022 và cuộc chiến sẽ kéo dài từ 18 tháng đến 2 năm. Cho đến nay, có vẻ như dự đoán của ông khá chính xác.

Đối với cuộc xung đột Israel-Hamas hiện tại cũng vậy, trong một buổi phát trực tiếp ngày 14/9, ông Parker nói rằng, ông nhìn thấy “một cuộc xung đột sắp xảy ra” ở khu vực Israel-Palestine. Ông thậm chí còn nói rất cụ thể: "Tôi thấy một cuộc tấn công của Israel vào Iran trong thời gian tới, và họ sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran".

Ông Parker còn nói thêm: "Đó sẽ là một cuộc tấn công khá nghiêm trọng, tôi hy vọng mình sai!"

Trong buổi phát sóng trực tiếp ngày 9/10, ông Parker một lần nữa dự đoán: "Cảm giác của tôi là chuyện này sẽ leo thang, không chỉ ở Gaza, mà rõ ràng là toàn bộ thế giới Ả Rập sẽ tham gia vào cuộc xung đột này".

Theo tình hình hiện tại, rõ ràng là Iran đã tham gia vào cuộc chiến. Liệu Israel có có hành động trả đũa Iran như ông Parker nói, và liệu toàn bộ thế giới Ả Rập có tham gia cuộc chiến hay không? Chúng ta vẫn cần chờ thêm.

May mắn thay, ông Parker nói, ông không thấy Thế chiến thứ 3 sẽ nổ ra, mặc dù điều đó có khả năng xảy ra.

Tiên tri trong “Kinh Thánh”

Trên thực tế, liên quan đến cuộc xung đột Israel-Hamas và cuộc chiến ở Trung Đông, một số người quen thuộc với Kinh Thánh nói rằng, trong Kinh Thánh sớm đã có những lời tiên tri liên quan.

Cuốn Kinh Thánh tiếng Do Thái lâu đời nhất và hoàn chỉnh nhất thế giới là Codex Sassoon. (Miền công cộng)

Một mục sư cho biết trong Kinh Thánh có 1.817 lời tiên tri, tương ứng với khoảng 737 sự kiện riêng biệt, trong đó có 590 sự kiện lớn và cho đến nay 570 sự kiện đã ứng nghiệm.

Về tình hình ở Trung Đông, trong Thi Thiên thứ 83 của Kinh Thánh có lời tiên tri rất rõ ràng. Thi Thiên nói rằng, những kẻ thù của dân tộc Do Thái sẽ "hội ý với nhau và liên minh với nhau", "Họ nói: Đến đây đi, chúng ta sẽ tiêu diệt bọn chúng, để chúng không còn là một quốc gia nữa! Để cái tên Israel không còn được nhớ đến nữa!”

Vậy những kẻ thù này là ai? “Chính là người Edom và người Ishmael sống trong các lều trại, còn có người Moab, người Hagar, người Gebal, người Ammon, người Amalek, người Philistines và cả cư dân Týros, Assyria cũng kết hợp với họ”.

Một số người am hiểu lịch sử đã giải thích rằng người Edom, người Ishmael, người Moab và người Hagar đều là tổ tiên của người Ả Rập hiện tại.

Người Philistines đã biến mất trong lịch sử, nhưng nhiều nhà khảo cổ học tin rằng người Palestine hiện tại có thể chính là hậu duệ của họ.

Assyria đại diện cho Babylon và Ba Tư trong Kinh Thánh. Babylon hiện nay là Iraq, còn Ba Tư là Iran.

Ammon ở Jordan, còn Gebal và Týros thì thuộc Liban ngày nay.

Người Amalek là dân tộc du mục sa mạc. Họ là kẻ thù truyền kiếp của người Israel trong Cựu Ước, sau đó thì biến mất khỏi lịch sử.

Nói chung, ngoại trừ Iran, những kẻ thù này về cơ bản đều là thành viên của liên minh các quốc gia Ả Rập. Tuy nhiên, khi nói đến việc đối phó với Israel, Iran rõ ràng đứng về phía người Ả Rập. Do đó, lời tiên tri về việc họ thành lập liên minh để chống lại người Israel là chính xác. Vậy giữa họ và người Israel có mối hận thù sâu sắc nào không?

Nơi ở của Chúa

Tiết 12 trong Thi Thiên 83 nói rằng, đó là việc chiếm đoạt một nơi – “Họ nói rằng: Chúng ta phải chiếm nơi ở của Chúa để làm cơ nghiệp của mình”.

Vậy “nơi ở của Chúa” là nơi nào? Đây là nơi mà Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa nằm ở Đông Jerusalem ngày nay, và là nơi người Do Thái xây dựng Ngôi Đền vào thời cổ đại.

Do Thái xây dựng Ngôi Đền vào thời cổ đại. (Ảnh: Mô hình Ngôi đền của vua Solomon - wikipedia)

Vậy làm tại sao hai bên lại nảy sinh mối hận thù ở nơi này?

Câu chuyện cần bắt đầu với Abraham - tổ tiên của người Do Thái cách đây 4.000 năm.

Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh có ghi chép rằng, người vợ Sarah của Abraham không thể sinh con. Sau đó, Sarah yêu cầu tỳ nữ Hagar ngủ với Abraham. Hagar sinh được một con trai và đặt tên là Ishmael. Sau đó, Ishmael lại sinh được 12 người con trai. Những người con trai này là tổ tiên của người Ả Rập ngày nay.

Sau này, Chúa tỏ lòng thương xót đối với Sarah và để bà sinh một người con trai, đặt tên là Isaac và Isaac là tổ tiên của dân tộc Do Thái hiện nay.

Sau khi Hagar có con trai, Hagar khinh thường bà chủ Sarah của mình và ngày càng lạnh nhạt với bà. Sau này, mẹ con Hagar thậm chí còn cười nhạo Isaac.

Sarah không thể chịu đựng được, nên bà đã cùng Abraham đày mẹ con Hagar đến vùng đất bỏ hoang. Tuy nhiên, mặc dù Hagar và con trai bị lưu đày, nhưng gốc rễ của thảm họa đã được gieo sẵn.

Chương 16 trong "Sáng thế ký" kể rằng, một Thiên sứ đã tiên tri về Hagar, nói rằng con trai bà là Ishmael "sẽ ra tay chống lại con người, con người cũng ra tay tấn công anh ta. Anh ta sẽ sống ở phía Đông của các anh em của anh ta".

Đúng như dự ngôn, người Ả Rập hiện nay sống ở phía đông của người Do Thái và họ cũng là những người thường xuyên gây rắc rối.

Sau này, Isaac là đứa con trai duy nhất còn lại ở bên cạnh Abraham. Để thử thách Abraham, Chúa yêu cầu ông hiến tế đứa con trai duy nhất của mình. Abraham đưa Isaac đến Núi Moriah ở Jerusalem và chuẩn bị giết anh để hiến tế tại đó.

Tất nhiên, Chúa sẽ không thực sự lấy đi mạng sống của Isaac, ngay khi Abraham sắp dùng dao đâm anh thì Chúa đã ngăn ông lại.

Khoảng 4000 năm trước, Abraham, tổ tiên của người Do Thái đã theo sự triệu hồi của Chúa, từ quê hương Ur vượt sông Euphrates đến vùng Canaan (Ảnh chụp màn hình)
Khoảng 4000 năm trước, Abraham, tổ tiên của người Do Thái đã theo sự triệu hồi của Chúa, từ quê hương Ur vượt sông Euphrates đến vùng Canaan (Ảnh chụp màn hình)

Câu chuyện Abraham hy sinh con trai mình là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh. Điều thú vị là trong Kinh Qur'an của Hồi giáo cũng có kể về một câu chuyện tương tự, nhưng đứa con trai duy nhất được Abraham hiến tế là Ishmael - con trai của tì nữ Hagar, tổ tiên của người Ả Rập.

Mối thù giữa người Ả Rập và người Do Thái được hình thành từ thời điểm đó. Cả hai bên đều tin rằng họ là hậu duệ chính thống của tổ tiên Abraham. Cho đến ngày nay, cuộc tranh chấp này vẫn chưa lắng xuống.

Xây dựng Ngôi Đền

1.000 năm sau, khi nhà tiên tri Do Thái Moses dẫn dắt họ ra khỏi Ai Cập và nhận được luật “Mười điều răn” do Chúa ban cho ở trên núi Sinai. Khi đó, Chúa viết “Mười điều răn” trên một tấm bia đá, và bảo Moses làm một cái hòm rồi cất tấm bia đá vào trong đó. Chiếc hòm này chính là Thánh vật số một trong Kinh Thánh - Hòm Giao Ước.

Vào thời điểm đó, người Israel vẫn đang lang bạt trong hoang mạc, Hòm Giao Ước được đặt trong một chiếc lều đặc biệt, và cùng họ bôn ba khắp bốn phương. Chiếc lều này được gọi là Đền Tạm, có nghĩa là “nơi ở của Chúa”.

300 năm sau, dân Israel ổn định nơi ở. Quốc vương Solomon đã xây dựng một Ngôi Đền trên Núi Moriah - nơi Abraham định hiến tế con trai mình, để thay thế Đền Tạm, và cất giữ Hòm Giao Ước, để dân chúng thờ phụng. Trong lịch sử, Ngôi Đền này được gọi là Ngôi Đền Thứ Nhất, và Núi Moriah - nơi tòa Ngôi Đền được xây dựng, còn được gọi là Núi Đền.

400 năm sau, người Babylon xâm chiếm và phá hủy Jerusalem, Ngôi Đền bị san bằng và Hòm Giao Ước biến mất từ đó. Sau 70 năm sau đó, người Ba Tư tiêu diệt Babylon và cho phép người Do Thái quay trở lại Jerusalem. Người Do Thái lại xây dựng một Ngôi Đền mới, nó được gọi là Ngôi Đền Thứ Hai. Mặc dù Hòm Giao Ước không còn ở bên trong nhưng lòng sùng kính của người Do Thái đối với Ngôi Đền vẫn không thay đổi.

Lại 500 năm nữa trôi qua, người Do Thái đã mắc sai lầm lớn khi bắt và hại chết Chúa Giê-su. Sau đó họ bị Đế quốc La Mã đuổi ra khỏi Jerusalem, Ngôi Đền Thứ Hai bị thiêu hủy, và chỉ còn lại bức tường phía Tây, hiện là điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Jerusalem - Bức tường Than Khóc.

A depiction of Jesus on the cross
Người Do Thái đã mắc sai lầm lớn khi bắt và hại chết Chúa Giê-su. (Tranh của Pietro Perugino - Miền công cộng)

Tại sao nó được gọi là Bức tường Than Khóc? Bởi vì trong 2.000 năm tiếp theo, những người Do Thái lưu lạc thường quay trở lại chạm vào bức tường này, họ vừa chạm vừa than khóc, thương tiếc Ngôi Đền đã mất của mình.

Hai sự kiện Jerusalem bị tàn phá cũng đã được tiên đoán chính xác trong Kinh Thánh, ngay cả sự trở lại của người Do Thái sau 70 năm bị xua đuổi lần đầu tiên cũng được ghi chép lại một cách rõ ràng. Trong chương thứ 29 của “Sách Jeremiah”, Đức Jehovah nói: “Sau khi mãn bảy mươi năm ấn định của Babylon, Ta sẽ chiếu cố các con và thực hiện ân điển cho các con, để các con trở lại nơi này”.

Sau lần tàn phá Jerusalem lần thứ 2, người Do Thái lang bạt ở nhiều quốc gia khác nhau, sự phục quốc cuối cùng là một trong những dự ngôn nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh.

Ngôi Đền Thứ Ba

Tuy nhiên, trong Kinh Thánh tiếng Do Thái của người Do Thái có dự ngôn thứ ba về Ngôi Đền này, đó là Ngôi Đền được xây dựng lần thứ ba. Trong hoặc sau thời kỳ này, Đấng Cứu Thế Messiah sẽ giáng lâm một lần nữa.

Bất kể người khác có tin lời tiên tri này hay không, sau khi đất nước được khôi phục vào năm 1948, người Israel luôn tin tưởng sâu sắc vào điều này. Bởi vì những dự ngôn trước đó đều đã trở thành sự thật.

Tuy nhiên, việc xây dựng lại Ngôi Đền Thứ Ba đã gặp phải nhiều khó khăn. Trước hết, khi Liên Hợp Quốc cho phép người Do Thái thành lập nhà nước, họ đã chia Jerusalem thành hai phần, trao Tây Jerusalem cho người Do Thái, và Đông Jerusalem cho người Ả Rập. Núi Đền - nơi mà người Do Thái xây dựng Ngôi Đền của họ lại nằm ở Đông Jerusalem, và do người Ả Rập kiểm soát.

Như nội dung ở trên, người Ả Rập cũng công nhận Abraham là tổ tiên của họ, vì thế, Núi Đền cũng là Thánh địa đối với họ, họ đương nhiên không muốn để người khác xây dựng Ngôi Đền của người ta ở đó.

Để giải quyết vấn đề này, Israel đã không ngần ngại dùng vũ lực chiếm Đông Jerusalem vào năm 1967 và chưa bao giờ buông bỏ kể từ đó. Và điều này đã trở thành nguồn gốc của nhiều cuộc xung đột giữa Israel và Palestine sau này.

Nhưng sau khi chiếm được Núi Đền, người Israel sớm phát hiện ra một vấn đề khó khăn hơn. Bởi vì các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng, một nhà thờ Hồi giáo khổng lồ đã được xây dựng ngay trên di chỉ của Ngôi Đền ban đầu, đây chính là Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa - nơi đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Hồi giáo.

Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa được cho là nơi mà nhà tiên tri Ả Rập Muhammad triển hiện Thần tích.

Một đêm tháng 7 năm 621, Đấng Tạo Hóa đã sai Thiên sứ Baikal đến đón Muhammad. Hai người đã sử dụng công năng đặc dị để di chuyển đến Núi Đền trong nháy mắt. Sau đó Muhammad bay lên bảy tầng trời từ một tảng đá có tên là “đăng tiêu thạch” nằm gần đó. Khi lên tới tầng trời thứ sáu, ông nhìn thấy Moses. Khi lên tới tầng trời thứ bảy, ông nhìn thấy Thiên đường và Địa ngục.

Để kỷ niệm Thần tích "đăng Thiên" này, người Ả Rập sau này đã xây dựng Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa tại nơi ông đã dừng chân. Thật trùng hợp, nó lại nằm trên di di chỉ Ngôi Đền của người Do Thái.

Sau khi hiểu được câu chuyện đằng sau, Israel không dám khinh suất động đến nhà thờ này. Nếu không, việc đó có thể sẽ dẫn đến sự trả thù từ toàn bộ thế giới Ả Rập. Sau thời gian dài đàm phán, hai bên đã đạt được thỏa hiệp rằng, nhà thờ Hồi giáo sẽ do Jordan quản lý và bên ngoài sẽ được quân đội và cảnh sát Israel giám sát nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, bất chấp thỏa hiệp chính thức, trong người dân vẫn có những tiếng nói khác nhau, và Hamas - nhóm phát động cuộc tấn công lần này, là một trong số đó. Nói cách khác, chừng nào Đông Jerusalem còn nằm trong tay Israel thì xung đột Israel-Palestine là chuyện khó tránh khỏi.

Israel dường như không hối hận về điều này, thậm chí họ còn âm thầm bắt tay vào chuẩn bị xây dựng tòa Ngôi Đền Thứ Ba. Vì vậy, họ sẽ phải phá bỏ nhà thờ Hồi giáo và xây dựng lại Ngôi Đền của mình, hay họ sẽ xây dựng Ngôi Đền trên một địa điểm ở gần đó?

Nếu một ngày nào đó tòa Ngôi Đền thực sự được xây dựng, liệu Đấng Cứu Thế Messiah có thực sự trở lại không?

Phương Lam

Theo Ngẫm Radio



BÀI CHỌN LỌC

Tiên tri về cuộc xung đột Israel - Hamas: Israel sẽ tấn công Iran?