10 câu danh ngôn trong "Lễ ký" bàn về cách ăn nói

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người biết nói chuyện là người mà ai ai cũng đều muốn kết bạn. Vậy, thế nào là biết nói chuyện? Sau khi đọc mười câu nói nổi tiếng trong “Lễ ký” bạn sẽ hiểu điều này!

1. "Quân tử bất thất túc vu nhân, bất thất sắc vu nhân, bất thất khẩu vu nhân" (Lễ ký - biểu ký)

Ý nghĩa là: Bậc quân tử trước mặt mọi người, không cho phép bản thân có hành vi vô đạo đức; chú ý đến dáng vẻ trang nghiêm, và không rối loạn thần sắc trước mặt người khác; nói năng thận trọng và không nói những điều không nên nói trước mặt người khác.

2. "Công sự bất tư nghị" “(Lễ ký - Khúc lễ hạ)

Ý nghĩa là: Không nên lén lút bàn bạc việc chung.
Miệng không dùng để nói chuyện riêng, việc công cần bàn bạc chung, làm chung, nếu như lén lút bàn luận, thì bị nghi ngờ là bội bạc, mưu lợi. Việc công không nên bàn riêng, tương tự như vậy, nói những lời nên nói, “việc công, bàn riêng” cũng không phải là hành vi của bậc trí giả.

3. "Triêu ngôn bất cập khuyển mã" (Lễ ký - Khúc lễ thượng)

Ý nghĩa là là: triều đình là nơi để bàn bạc chính sự. Khi làm việc, không nói về những trò giải trí.

4. "Công đình bất ngôn phụ nữ" (Lễ ký - Khúc lễ hạ)

Ý nghĩa là: ở nơi trang trọng và uy nghiêm, không nói đến chuyện thanh sắc.
Khi nói, chúng ta cần cân nhắc thời điểm, nói lời phù hợp ở đúng nơi và vào đúng thời điểm.

5. "Tại quan ngôn quan, tại phủ ngôn phủ, tại khố ngôn khố, tại triều ngôn triều" (Lễ ký - Khúc lễ hạ)

Ý nghĩa là: trên triều đình, lời nói và việc làm phải hợp tình hợp lý. Các nơi quan phủ, kho khố, triều đình đều là nơi làm việc. Tại nơi làm việc, cần đàm luận, xử lý nhưng việc tương ứng.

6. "Cư tang bất ngôn nhạc, tế sự bất ngôn hung" (Lễ ký - Khúc lễ hạ)

Ý nghĩa là: trong lúc có tang không nói chuyện vui, lúc tế tự không nói chuyện xấu.
Nói năng ba hoa, cười đùa, trêu giỡn đều là không tôn trọng người đã khuất và thân nhân của họ, khi nói cần nhỏ giọng, cử chỉ nhẹ nhàng, thận trọng để thể hiện sự chân thành và phong thái.

7. "Cư kỳ vị, vô kỳ ngôn, quân tử sỉ chi; hữu kỳ ngôn, vô kỳ hành, quân tử sỉ chi" (Lễ ký - Tạp ký hạ)

Ý nghĩa là: bậc quân tử sẽ cảm thấy xấu hổ khi ở một vị trí nhất định mà không đưa ra ý kiến mà nên phải có ở vị trí đó; bậc quân tử sẽ cảm thấy xấu hổ khi có ngôn từ không đi cùng với hành động.

8. "Trưởng giả bất cập, vô sàm ngôn" (Lễ ký - Khúc lễ thượng)

Ý nghĩa là: khi nói chuyện với bậc bề trên, nếu bề trên không đề cập đến thì đừng xen vào nói.

9. "Thị toạ vô tiên sinh, tiên sinh vấn yên, chung tắc đối"(Lễ ký - Khúc lễ thượng

Ý nghĩa là: Ngồi hầu bậc tri thức, nếu họ đặt câu hỏi thì phải đợi họ nói hết câu hỏi rồi mới trả lời. Đừng ngắt lời, đừng chen thêm lời.
Tương tự, khi giao tiếp với người khác, để thể hiện sự tôn trọng, tốt nhất không nên chủ động ngắt lời người khác.

10. "Thị vu quân tử, bất cố vọng nhi đối, phi lễ dã"(Lễ ký - Khúc lễ hạ)

Ý nghĩa là: lễ nghi chú trọng khiêm tốn. Nếu nhiều người cùng trò chuyện với bậc bề trên, khi bậc bề trên đặt câu hỏi cho mọi người, người tham gia nên nhìn xung quanh và chờ người khác trả lời, không nên vội vàng tranh phần nói trước, cần thăm dò lời nói và ý tứ qua sắc mặt. Một lúc sau, nếu không ai lên tiếng, hãy trả lời câu hỏi của bậc bề trên.

Minh An

Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

10 câu danh ngôn trong "Lễ ký" bàn về cách ăn nói