Dị tượng bầu trời máu năm 2022: Sẽ xảy ra đại sự gì? Văn minh nhân loại kết thúc không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Hiện tượng bầu trời đỏ như máu là do ánh đèn thuyền cá tán xạ, hay dấu hiệu của động đất, bão mặt trời, hay liên quan đến vụ nổ electron trên mặt trời? Nó có liên quan gì đến xã hội nhân loại? Đứng từ các góc độ khoa học và từ góc nhìn văn hóa lịch sử truyền thống thì lý giải hiện tượng này như thế nào?

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Bầu trời đỏ như máu

Vào đêm ngày 7 tháng 5, bầu trời trên vùng biển quận Phổ Đà, thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đột nhiên bị nhuộm đỏ như máu. Cảnh tượng này được nhiều người dân chứng kiến và dùng điện thoại ghi lại. Những người già ở địa phương cho biết, họ chưa bao giờ thấy cảnh tượng như vậy trong đời.

“Thời tiết kiểu gì vậy? Bầu trời sao thế?”

“Nó đang nhấp nháy… Con sợ quá… Thế giới sẽ không bị hủy diệt chứ?”

Qua đoạn video quay được, có thể thấy không chỉ trẻ em sợ hãi khóc thét mà cả người lớn cũng kêu lên kinh sợ. Đã có một cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet. Một số người cho rằng đó là điềm chẳng lành, có thể sắp xảy ra chuyện lớn. Cũng có người nói rằng ông Trời đang nổi giận.

Tất nhiên, có không ít cư dân mạng dùng lý luận khoa học để giải thích. Một số cho rằng đó là hiện tượng “tán xạ phân tử”, có chút giống với hiện tượng ngọn “núi đỏ rực” sau một vụ phun trào núi lửa. Một số khác cho rằng nó có liên quan đến “mây Động đất” (Earthquake cloud - mây Động đất là những đám mây được cho là dấu hiệu của những trận động đất sắp xảy ra). Phía chính quyền cũng nhanh chóng lên tiếng bác bỏ tin đồn và giải thích rằng, bầu trời đỏ là do sự khúc xạ và tán xạ của ánh đèn trên những chiếc thuyền đánh cá dùng để bắt cá thu đao.

Nhưng rõ ràng là nhiều cư dân mạng không chấp cách giải thích này. Bởi vì hiện là thời kỳ nghỉ đánh cá, hơn nữa nếu thực sự do đèn trên tàu đánh cá khúc xạ ra thì đây nên là một hiện tượng thường thấy mới đúng. Đồng thời đèn tàu đánh cá cũng không thể chiếu đỏ cả một vùng trời như vậy.

Điều kỳ lạ là, sau hôm bầu trời ở Chu Sơn chuyển sang màu đỏ như máu, tức là ngày 8/5 (tức mùng 8 tháng 4 âm lịch) – đúng ngày lễ Phật Đản (theo truyền thống Phật giáo Bắc tông), vào chiều hôm đó người dân ở thành phố Hàng Châu nghe thấy tiếng vang lớn trên không trung, thậm chí một số người dân địa phương còn cảm thấy rằng nhà của họ đang lắc lư. Một số cư dân mạng cho biết, khi họ đang lái xe thì cảm thấy xe bị rung lắc mạnh.

Trung Quốc: Bầu trời đỏ máu như cảnh tượng ngày tận thế: "Tứ khố toàn thư" tiết lộ huyền cơ
Bầu trời ở thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đỏ như máu. (Chụp video)

Nhiều cư dân mạng ở Hàng Châu, Thiệu Hưng và các khu vực lân cận nói rằng, họ rất bất ngờ. Ngay lập tức thông tin này trở thành chủ đề tìm kiếm nóng trên mạng. Tuy nhiên, cục khí tượng địa phương không quan sát thấy hiện tượng sấm sét, và cục động đất ở tỉnh Chiết Giang cũng không ghi nhận bất kỳ hoạt động động đất nào gần đó vào chiều cùng ngày.

Nhưng một trận động đất với cường độ khoảng 4,3 độ Richter đã xảy ra ở huyện Bắc Xuyên, thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên vào đêm hôm đó. Ngày hôm sau, ngày 9 tháng 5, một trận động đất 3,1 độ Richter đã xảy ra tại huyện Nang Khiêm, châu tự trị Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải. Ngay cả vùng biển huyện Hoa Liên ở Đài Loan cũng xảy ra trận động đất mạnh 6,2 độ Richter vào cùng ngày. Lẽ nào bầu trời màu đỏ máu này thực sự là điềm báo trước của động đất như những gì cư dân mạng đồn đoán?

Khi mọi người cho rằng sự việc này đã kết thúc, không ngờ hai ngày sau, ngày 11 tháng 5, bầu trời lại một lần nữa nhuốm màu đỏ, nhưng lần này là ở thành phố Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Nhân viên của Cục Khí tượng Phúc Châu cũng đưa ra thông báo nhất quán với Chu Sơn, rằng đó là ánh sáng phát ra từ những chiếc đèn trên tàu đánh cá.

Dị tượng bầu trời máu trong lịch sử

Người xưa thường cho rằng, “trời sinh dị tượng, ắt có yêu nghiệt xuất thế”, tức là khi trên trời có những hiện tượng kỳ lạ, đó là dấu hiệu cho thấy yêu quái, điều quái dị, hoặc người chuyên làm việc xấu đang làm loạn thế gian. Theo ghi chép cổ xưa về bầu trời màu đỏ, đó không phải là chuyện tốt, kéo theo đó sẽ là tai họa. Vậy nên nhiều người không khỏi thắc mắc liệu đó có phải một lời cảnh báo đến từ Thiên thượng? Trên thực tế, lịch sử nhân loại đã từng có những tai ương xảy ra sau khi xuất hiện bầu trời màu đỏ máu.

Bầu trời máu ở Asuka, Nhật Bản, cách đây 1.400 năm

Đó là vào đêm ngày 30 tháng 12 năm 620, bầu trời Nhật Bản được bao phủ bởi một ánh sáng màu đỏ tươi. Vào thời điểm đó, nó được coi là một sự kiện rất không may mắn. Ba tháng sau, vào ngày 3 tháng 3 năm 621, Thái tử Shotoku qua đời và hoàng gia rơi vào cảnh tàn sát lẫn nhau. Mãi cho đến năm 645 khi Thiên hoàng Kotoku lên ngôi, cuộc huyết chiến mới kết thúc.

Ngay cả tài liệu lịch sử của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng ghi lại cảnh tượng 9 ngày đáng sợ này. Ánh sáng đỏ xuất hiện vào ban đêm khiến người dân sợ hãi lúc ẩn lúc hiện trên bầu trời phương Bắc, như một con thú khổng lồ có thể nuốt chửng đại địa bất cứ lúc nào. Chỉ là thời điểm đó không có máy quay video, chỉ có tranh vẽ được truyền lại cho đến ngày nay.

Bầu trời máu ở Bắc Kinh, Trung Quốc, cách đây 252 năm

Đêm ngày 10 tháng 9, năm Càn Long thứ 35, tức năm 1770, bầu trời Bắc Kinh, Sơn Đông và Sơn Tây cũng đột nhiên biến thành màu đỏ như máu và kéo dài trong chín ngày.

Theo ghi chép, lúc bấy giờ ngay cả Hoàng đế Càn Long cũng bị kinh động. Hoàng đế cho rằng đó là sự tức giận của Thiên thượng và các vị thần nên đã ra lệnh miễn trừ thuế siêu trên toàn quốc. Khi ấy, dân chúng cũng hoảng sợ đến mức bủn rủn tay chân. Vào thời điểm đó, có nhiều thầy phong thủy và các nhà kham dư trong dân gian đều cho rằng đây là một điềm dữ.

Trên thực tế, những sự việc xảy ra sau đó trên khắp đất nước dường như đã xác minh nhận định này. Vào năm thứ 39 của triều đại Càn Long, tức năm 1774, Vương Luân ở Sơn Đông lấy lý do phản đối việc chính phủ thu thêm thuế, đã dẫn đầu dân chúng mở cuộc khởi nghĩa.

Bão Mặt Trời

Theo bài luận văn xuất bản năm 2017 có tên “The Astrophysical Journal Letters” (Báo cáo ngắn gọn về Vật lý Thiên thể) của nhà khoa học người Nhật Bản, hiện tượng bầu trời màu đỏ máu được cho là do bão Mặt Trời gây ra.

Bão mặt trời (Ảnh: sciencemag.org)

Bão Mặt Trời còn được gọi là bão địa từ. Đó là sự xáo trộn tạm thời của địa từ trường do đám mây từ trường gây ra. Đám mây từ trường này là kết quả của sự tác động qua lại giữa sóng xung kích của Mặt Trời và từ trường của Trái đất. Quả thực bão Mặt Trời có khả năng khiến Bắc cực quang hoặc ánh sáng đỏ xuất hiện trên bầu trời.

Trong bộ phim Ngày tận thế 2012 kể rằng, vào tháng 12 năm 2012, lời tiên tri của người Maya sắp ứng nghiệm và loài người sẽ gặp phải đại họa. Các chính phủ đã hợp lực để bí mật xây dựng những con thuyền với hy vọng thoát khỏi kiếp nạn này. Trong phim, thảm họa ngày tận thế là do một cơn bão Mặt Trời chưa từng có gây ra. Do hoạt động bất thường của Mặt Trời, hệ thống cân bằng năng lượng bên trong Trái đất cũng đang đối mặt với sự sụp đổ.

Ngoài đời, ngày tận thế vào năm 2012 mà người Maya dự đoán mặc dù không thành hiện thực, nhưng NASA đã tuyên bố trong một báo cáo rằng, đã thực sự xảy ra một siêu bão Mặt Trời vào năm 2012. Chỉ là nó đã chệch khỏi quỹ đạo của Trái đất. Và đó là cơn bão Mặt Trời mạnh nhất trong vòng 150 năm qua.

NASA nói rằng, cơn bão Mặt Trời này thực sự từng đi qua quỹ đạo của Trái đất, nhưng trùng hợp là vào thời điểm ấy Trái đất không ở đó. Thay vào đó, cơn bão đã đánh trúng một con tàu thăm dò không gian.

Nếu cơn bão này xảy ra sớm hơn 9 ngày, nó sẽ đổ bộ vào Trái đất. Vậy thì lời tiên tri năm đó của người Maya cũng sẽ ứng nghiệm. Khi đó sẽ dẫn đến sự cố mất điện diện rộng trên toàn thế giới, thông tin liên lạc cũng sẽ bị gián đoạn. Điều này sẽ thay đổi phương thức sinh sống của người hiện đại.

Trái đất đã khá may mắn khi thoát khỏi kiếp nạn này. Nhưng trong lịch sử, Trái đất của chúng ta xác thực từng trải qua một trận siêu bão Mặt Trời. Đó là sự kiện Carrington nổi tiếng.

Sự kiện Carrington

Vào thế kỷ 19 ở Anh có một nhà yêu thích thiên văn học tên là Richard Carrington đã xây một ngôi nhà gần London, bên trong có một căn phòng quan sát thiên văn. Ngày qua ngày, ông quan sát Mặt Trời trong đài quan sát thiên văn của riêng mình và mô tả các đốm đen trên bề mặt Mặt Trời. Ống đưa hình ảnh của Mặt Trời lên màn hình và mô tả cẩn thận những gì ông nhìn thấy.

Buổi sáng ngày 1 tháng 9 năm 1859, khi Carrington quan sát các vết đen như thường lệ, ông đã phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ: Hai vầng sáng trắng cực sáng bất ngờ xuất hiện trong một nhóm đốm đen lớn ở phía bắc của Mặt Trời. Trong nhóm đốm đen đó đang hình thành một cặp giống hình nguyệt nha.

Carrington chưa bao giờ nhìn thấy thứ gì như vậy, ông rất phấn khích và chạy ra khỏi phòng quan trắc, muốn tìm ai đó để chứng kiến phát hiện của ông, nhưng trong ngôi nhà chẳng có ai. Tuy nhiên, khi ông vội quay về chỗ đặt kính viễn vọng thì kinh ngạc phát hiện rằng, thứ nhìn thấy khi nãy đã biến mất.

Carrington ngay lập tức báo cáo tình hình với Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh. Không ngờ, một nhà thiên văn học người Anh khác tên là Richard Hodgson cũng đã quan sát được vụ nổ trên Mặt Trời và báo cáo kết quả với Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh.

Mặc dù vậy, họ không hề biết rằng điểm sáng đó là một đám mây plasma mang theo điện tích đang lao với tốc độ cực nhanh về phía Trái đất. Kết quả là 17,5 tiếng sau, bầu trời đêm ở Bắc Mỹ cho đến Panama ở Trung Mỹ sáng lên như ban ngày. Mọi người đều tưởng rằng trời đã sáng. Những công nhân mỏ vàng làm việc tại Rocky Mountains cũng tưởng rằng trời đã sáng nên họ thức dậy làm bữa sáng và pha cà phê.

Lúc này, các nhà khoa học phát hiện, kim của máy đo địa từ đã nhảy ra khỏi thang đo do cường độ địa từ quá mạnh. Cũng trong khoảng thời gian đó, những người vận hành máy điện báo ở các văn phòng điện báo khắp nơi báo cáo rằng, máy của họ đang phát ra tia lửa, ngay cả dây điện cũng bị chảy. Những người ở vĩ độ cao có thể nhìn thấy Bắc cực quang đầy màu sắc trên bầu trời. Họ có thể đọc báo vào lúc nửa đêm ngay cả khi không bật đèn.

Thời đó, ngay cả các nhà khoa học cũng không hiểu điều gì gây ra cực quang và nhiễu điện từ đi kèm với nó. Nhưng Carrington gần như có thể chắc chắn rằng, những sự kiện này có liên quan gì đó đến vụ nổ electron của Mặt Trời mà ông phát hiện ra.

Cuối cùng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng cực quang xuất hiện do hoạt động của Mặt Trời. Với tốc độ lên tới hai triệu dặm / giờ, những cơn bão Mặt Trời này có thể phun ra những chất khí và đám mây bụi tích điện khổng lồ. Nếu các hạt năng lượng cao đó được phóng tới Trái đất, chúng sẽ tạm thời phá vỡ và làm biến dạng từ trường của Trái đất.

Biển Đông, Gangneung, Bãi Biển, Chải Ra, Buổi Tối, Glow
Cuối cùng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng cực quang xuất hiện do hoạt động của Mặt Trời. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Đây chính là Sự kiện Carrington nổi tiếng. Sự kiện Carrington gây ra 8 ngày thời tiết khắc nghiệt. Nhưng bão Mặt Trời khi ấy đã không gây ra quá nhiều thiệt hại cho Trái đất, bởi khi đó chúng ta chủ yếu dựa vào động cơ hơi nước và sức lao động; chưa có ai chế tạo ra vệ tinh, thông tin liên lạc vô tuyến và hệ thống truyền tải điện như thời hiện đại.

Nếu một cơn bão Mặt Trời xảy ra vào ngày hôm nay, trong thế kỷ 21 này, nó sẽ khá đáng sợ, có lẽ nền văn minh của loài người sẽ sớm kết thúc.

Văn minh nhân loại kết thúc?

Mọi thứ trong cuộc sống hiện nay đã không thể tách rời điện, viễn thông và Internet. Nếu bão Mặt Trời xuất hiện, nó sẽ làm hỏng các vệ tinh, làm gián đoạn đường truyền điện thoại, đài phát thanh, truyền hình, Internet, v.v., và gây ra tình trạng mất điện quy mô lớn. Việc sửa chữa những hư hỏng đó sẽ có thể mất tới vài tuần hoặc lâu hơn.

Sự cố mất điện quy mô lớn này sẽ không giống như những đợt cắt điện vài giờ mà chúng ta từng trải qua. Hơn cả thế, nó có thể gây tổn hại cho nền kinh tế, rất nhiều công việc sẽ bị đình trệ, các nhà máy đóng cửa, các trung tâm mua sắm không thể sử dụng hệ thống thanh toán điện tử. Vì hết pin điện thoại và không có mạng Internet, sẽ có một khoảng thời gian bị cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài.

Hiện nay, thực phẩm đã trở thành thứ quan trọng nhất, nhưng tủ lạnh không có điện, các loại thịt sẽ không thể bảo quản trong nhiều ngày, mọi người sẽ cần đảm bảo trong nhà có đủ thực phẩm khô để sinh tồn. Các sản phẩm điện tử tiên tiến cũng trở thành vật trang trí vô dụng đối với con người. Bấy giờ, tất cả tiền của bôn ba tích góp cả đời đều nằm trong ngân hàng và không thể rút ra.

Thậm chí, khi ấy Bắc cực quang có thể chiếu sáng cả đêm khiến trời bầu như thể ban ngày, không phân biệt được ngày và đêm.

Cũng giống như cơn bão Mặt Trời xảy ra vào ngày 10 tháng 3 năm 1989. Vào thời điểm ấy, vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) có kích thước bằng 30 quả Địa cầu nổ ra từ bề mặt của Mặt Trời. Hai ngày sau, CME xung kích vào từ trường của Trái đất, gây ra một cơn bão Mặt Trời và tạo ra một cảnh tượng Bắc cực quang ngoạn mục, tới tận Florida và Cuba cũng có thể nhìn thấy. Ánh sáng đỏ chói mắt bao phủ hầu hết bầu trời đêm của các khu vực trên thế giới.

Nhưng lúc đó bởi vì Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cuối, mọi người lo lắng về chiến tranh hạt nhân hơn là những dị tượng trên trời. Điều này cũng có chút giống với tình hình hiện tại của chúng ta.

Các nhà khoa học đã sử dụng bão Mặt Trời để giải thích về bầu trời đỏ rực vào năm 1770. Còn người xưa gọi đó này là “hiện tượng huyết lưu”. Rốt cuộc, dưới sự hùng vĩ của thiên nhiên, nền văn minh khoa học của con người đều phải trải qua khảo nghiệm.

Trong rất nhiều bài viết trước đây đã nói về các nền văn minh trong lịch sử loài người. Có những thời kỳ khá phát triển, thậm chí có thể đã tiếp xúc với nền văn minh ngoài hành tinh. Từ các di chỉ khai quật được ở khắp nơi trên thế giới, có những văn vật được đúc tạo bằng công nghệ cao siêu khiến con người ngày nay không thể giải thích. Chẳng hạn như tượng Nhân sư ở Giza, nó được xây dựng vào khi nào, do ai xây dựng, mục đích để làm gì và được dựng lên bằng cách nào? Đến nay vẫn còn là một bí ẩn chưa được giải đáp.

Còn nền văn minh Atlantis cách đây 12.000 năm đã từng huy hoàng và có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao. Nhưng sau đó vì người Atlantis trở nên bại hoại, trầm mê vào tửu sắc và quyền lực nên đã bị Thần Zeus giáng hạ các trận đại hồng thủy cùng đại địa chấn. Toàn bộ nền văn minh đã bị hủy diệt chỉ sau một đêm, chỉ còn lại những truyền thuyết.

Một trong Tứ đại kỳ thư của thế giới - “Sách Enoch” (Book of Enoch), cũng đề cập rằng, con người ban đầu là thiện lương, cho đến khi các Thiên Thần sa ngã đến thế gian và dạy con người nhiều điều bị cấm kỵ. Sau đó, còn cùng phụ nữ của loài người sinh ra người khổng lồ, làm cho thế giới tràn ngập những điều bại hoại và bất nghĩa. Thế rồi, Thượng Đế lại giáng trận đại hồng thủy làm sạch Địa cầu.

Hết lần văn minh này đến lần văn minh khác bị hủy diệt, bị thanh tẩy, dường như đã chứng thực rằng lịch sử là lặp lại.

Văn hóa truyền thống Á Đông rất chú trọng đến “Thiên - Nhân hợp nhất”, quan sát thiên tượng (các hình trạng sự việc xảy ra trong bầu trời) mà biết được sự biến hóa ở nhân gian. Sách “Chu Dịch” viết: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung, thánh nhân tượng chi”, tức là sự biến hóa của thiên tượng thông thường đối ứng với phúc họa hay lành dữ ở nhân gian. Mỗi khi một sự kiện trọng đại sắp xảy ra trong xã hội loài người bao giờ cũng có những điềm báo trước.

Do đó, khi một dị tượng xảy ra, các vị quân vương thánh hiền đều hiểu rằng phải tự xem xét lại bản thân. Họ sợ làm Trời và Thần tức giận.

Vua Kiệt của nhà Hạ là một bạo chúa nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, không tu đức hạnh mà xa xỉ vô độ. Ông là một vị vua ham mê nữ sắc, tìm kiếm mỹ nữ ở khắp nơi đưa về hậu cung, ngày đêm cùng cung nữ uống rượu mua vui. Vua Kiệt còn thích thảo phạt gây chiến khắp nơi, làm hao người tốn của, cuối cùng khiến dân chúng nổi dậy phản kháng, các chư hầu cũng phản bội ông ta. Dưới thời vua Kiệt trị vì nhà Hạ, đã xảy ra sự kiện nước sông ngừng chảy và hai trận động đất lớn.

Thành Thang – vị vua sáng lập triều đại nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc – thấy rằng vua Hạ Kiệt độc ác tàn bạo, hoang dâm vô đạo. Khi thời cơ chín muồi, ông đã lấy danh nghĩa tuân theo “Thiên mệnh” mà khởi binh lật đổ nhà Hạ. Sau khi toàn quân tan tác, vua Kiệt bỏ chạy rồi qua đời ở Nam Sào. Triều đại nhà Hạ từ đó diệt vong, thay vua đổi chúa thành nhà Thương.

Đến thời cuối của nhà Thương, lại xuất hiện một vị vua khác càng bạo ngược, ham mê tửu sắc và hoang dâm vô độ hơn, đó là Trụ Vương. Theo ghi chép, khi Trụ Vương còn chưa ngồi vững ngai vàng thì đã xuất hiện Thiên tượng dị thường, càng về sau càng nghiêm trọng. Sách “Trúc Thư Kỷ Niên” có ghi chép như sau: Năm thứ 5 trị vì, trời giáng mây mù. Năm thứ 42 trị vì, có phụ nữ biến thành đàn ông. Tại vị năm thứ 43, động đất ở Nghiêu Sơn; ngoài ra còn có ba dòng sông khô kiệt. Năm Trụ Vương thứ 48, thần thú Di Dương xuất hiện; năm này trên bầu trời còn đồng thời xuất hiện hai Mặt Trời.

Cuối cùng, nhà Thương bị lật đổ, Chu Vũ Vương lên ngôi và đổi triều đại thành nhà Tây Chu. Sau đó, vào năm 782 trước Công nguyên, Chu Tuyên Vương qua đời, con trai của ông là Chu U Vương kế vị.

Năm Chu U Vương thứ hai, đô thành của nhà Tây Chu cùng ba con sông ở đó là Kinh Thủy, Lạc Thủy và Vị Thủy đều xảy ra động đất. Cùng năm, ba con sông này bị khô cạn, núi Kỳ Sơn cũng bị sụt lở. Năm 770 TCN, nhà Tây Chu diệt vong, sau đó Bình Vương đăng cơ lập nên nhà Đông Chu.

Dù sao thì tần suất động đất, dịch bệnh, thiên tai, nhân họa xảy ra trong những năm gần đây thực sự quá nhiều. Những dị tượng này cứ lặp đi lặp lại, dường như đang nhắc nhở chúng ta điều gì. May mắn thay, lịch sử lặp lại chính nó và để lại những ghi chép dưới nhiều hình thức khác nhau. Cho dù đó là lời tiên tri, thần thoại, sử ký, nghệ thuật, văn vật, v.v., đều là để thế hệ sau lấy đó làm điều răn. Chúng ta cũng có thể nhân cơ hội để suy ngẫm sâu hơn. Con đường phía trước bước đi thế nào là tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi người.

Nam Phương

Theo EarthInn



BÀI CHỌN LỌC

Dị tượng bầu trời máu năm 2022: Sẽ xảy ra đại sự gì? Văn minh nhân loại kết thúc không?