Điều đáng sợ đang 'linh ứng' kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người từ lâu đã bị ám ảnh bởi "Ngày Tận thế". Kể từ buổi bình minh của nền văn minh, chúng ta đã từng biết tới những lời tiên tri đáng sợ về một ngày trọng đại đang đến gần và sẽ gây ra những cơn chấn động cho toàn nhân loại. Từ Khải huyền Kinh thánh, Kinh thư nhà Phật cho tới các truyền thuyết và các nhà tiên tri đều nhắc đến thời điểm nguy hiểm của Ngày Tận thế, khi có thể xảy ra một số tình huống mà con người có thể bị xóa sổ bởi Nạn đói, Chiến tranh hay Dịch bệnh…

Ngày hôm nay, khi tiếng súng vẫn đang nổ ở Ukraine, thì các nhà quan sát đã lo ngại rằng, cuộc chiến này sẽ khơi mào cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu lớn nhất chưa từng có trong lịch sử: Nạn đói.

Những lời sấm truyền đang linh ứng?

Theo Kinh Thánh, Ngày Tận thế là ngày kết thúc mọi điều gian ác. Matthew 24:3 chép rằng: “Bấy giờ khi Ngài ngồi trên Núi Ô-liu, các môn đệ đến hỏi Ngài rằng: “Hãy cho chúng con biết, khi nào những điều này xảy ra? Và những dấu hiệu gì báo trước Ngài đến, và kỳ tận thế?”

Đức Chúa Jêsus đáp: "Vì dân này sẽ nổi lên nghịch với dân khác, quốc gia nọ chống lại quốc gia kia, đói kém, động đất xảy ra ở nhiều nơi. Tất cả những điều này chỉ là khởi đầu của sự đau khổ”...”. (Matthew 24: 7-8 )

2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng dự ngôn sau khi Ngài ly thế trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” :

“.... Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người.”

Nếu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế giảng Pháp lúc này, liệu thế nhân có thể nhận ra Ngài là chân Phật xuống đây để cứu họ không? Bạn có thể lắng nghe Pháp lý mà Ngài giảng để từ đó mà nhận ra Chính – Tà không?
Nếu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế giảng Pháp lúc này, liệu thế nhân có thể nhận ra Ngài là chân Phật xuống đây để cứu họ không? Bạn có thể lắng nghe Pháp lý mà Ngài giảng để từ đó mà nhận ra Chính – Tà không? (Tổng hợp)

Kinh Thánh và Tàng thư đã để lại những lời sấm truyền vào một thời điểm khi nhân loại phải chứng kiến “hoạn nạn lớn” thật đáng sợ. Đó sẽ không phải là một biến cố đơn lẻ, mà là một chuỗi các sự kiện kinh hoàng, tất cả đều là hệ quả không thể tránh khỏi đối với nhân loại đang sống trong thời đại này.

Chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra một lần nữa khơi dậy sự chú ý, trong đó lời tiên tri của Nostradamus lại được đưa ra bàn luận, vì hơn 400 năm trước ông đã tiên đoán rằng, sẽ có "Bóng tối 3" vào năm 2022. Nhà tiên tri Nhật Bản Shirakami Shuko đã phân tích 4 loại tình huống có thể xảy ra với thế giới như sau:

  • Bùng nổ Thế chiến III, chẳng hạn một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra do khủng hoảng ở Nga và Ukraine hay xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.
  • Cuộc tấn công của các tiểu hành tinh, bởi mưa sao băng Geminid sẽ đạt cực điểm vào năm 2022, có thể có Thiên thạch va vào Trái đất.
  • Những trận lũ lớn có thể xảy ra, dẫn đến mất mùa, đói kém do thời tiết bất thường trên thế giới.
  • Sự sụp đổ của đồng đô la, nhiều công ty phá sản bởi đại dịch COVID-19, chứng khoán Mỹ giảm mạnh khiến đồng đô la Mỹ suy yếu.
Vào thế kỷ 16, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã tiên đoán: “Đến lúc đó Marx sẽ thống trị thế giới, nói là để con người sống một cuộc sống hạnh phúc”.
Chân dung Nostradamus, nhà tiên tri của thời kỳ Phục hưng Pháp. (Wikipedia)

Theo Wikipedia, Nạn đói là chỉ sự thiếu thốn lương thực trên diện rộng do thiên tai, địch hoạ hoặc chiến tranh. Hiện tượng này thường đi kèm với sự suy dinh dưỡng, chết đói, dịch bệnh và tỷ lệ tử vong gia tăng khu vực.

Tai ương lớn nhất mà con người đang phải đối mặt

Bạn có tin một ngày không xa, bạn có tiền nhưng chẳng có đủ thực phẩm để mua, các siêu thị, cửa hàng đều trống rỗng, và mọi người giành giật nhau từng bịch rau, gói thịt?

Thực tế khoảng 8,9% dân số thế giới, tương đương 690 triệu người đang bị cái đói giày vò. Kể từ năm 2014, số người bị ảnh hưởng bởi nạn đói vẫn đang gia tăng, và ước tính sẽ vượt 840 triệu người vào năm 2030.

Rõ ràng, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đã xảy ra trước đó. Nhưng chiến sự tại Ukraine đã đẩy giá lương thực toàn cầu ở mức cao nhất từ ​​trước đến nay. Bởi Nga và Ukraine chiếm gần 1/3 lượng xuất khẩu lúa mì và lúa mạch của thế giới.

Giá lương thực trên toàn thế giới vào tháng 2/2022 cao hơn 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass thừa nhận rằng, thế giới đang phải đối mặt với “một cú sốc lớn về nguồn cung” do hậu quả của cuộc chiến Nga-Ukraine.

Nga và Ukraine được coi là những “nguồn cung cấp thực phẩm” quan trọng nhất trên hành tinh. Thật không may, điều này đã đẩy giá lúa mì toàn cầu tăng 55% kể từ trước khi chiến sự Nga- Ukraine xảy ra.

Nông dân Ukraine buộc phải rời bỏ đồng ruộng để chạy trốn khỏi mũi tên hòn đạn. Các cảng biển buộc phải đóng cửa khiến các mặt hàng lương thực thực phẩm (gồm cả thức ăn cho gia súc) bị tồn ách gây đứt đoạn chuỗi cung ứng. Trong khi ấy, xuất khẩu từ Nga giảm đáng kể bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tất cả đang khiến Nạn đói bắt đầu manh nha khắp thế giới.

Sự hội tụ của các sự kiện tồi tệ

Chiến sự tại Ukraine đã bồi thêm một cú knock-out khó có thể phục hồi vào chuỗi cung ứng sản xuất lương thực, dẫn đến nạn đói toàn cầu bởi 5 lý do sau:

1. Lũ lụt, hạn hán làm giảm sản lượng cây trồng:

  • Trung Quốc: Quốc gia đông dân và tiêu thụ lương thực thực phẩm nhiều nhất thế giới vừa trải qua một năm hạn hán khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề Nông thôn Tang Renjian ngày 5/3 cho biết, vụ lúa mì vụ đông của nước này có thể là “vụ mùa tồi tệ nhất trong lịch sử”.
  • Mỹ: Báo cáo của Bộ Nông nghiệp nước này cho thấy, 71% lúa mì vụ đông của nước này đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán…
  • Canada: Hạn hán đã làm giảm vụ lúa mì xuống mức thấp nhất trong 14 năm, đẩy giá lúa mì và hạt cải dầu lên mức cao kỷ lục.
  • Ai Cập đang trải qua cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, bắt nguồn từ việc ngành nông nghiệp không thể sản xuất đủ ngũ cốc, thậm chí chỉ để đáp ứng nhu cầu cho một nửa số dân.
  • Vụ nổ lớn ở cảng Beirut tại Lebanon năm 2020 đã phá hủy hoàn toàn các hầm chứa ngũ cốc của nước này, khiến tình trạng thiếu hụt lúa mì kéo dài từ đó đến nay.
  • Chiến tranh tàn phá Syria trong nhiều năm khiến quốc gia này đã phải cắt giảm các mặt hàng chủ lực và khẩu phần ăn.
Trận lụt đã tràn ngập bờ kè bên cạnh sông Dương Tử vào ngày 6/7/2020 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Getty Images)
Trận lụt đã tràn ngập bờ kè bên cạnh sông Dương Tử vào ngày 6/7/2020 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Getty Images)

2. Nga ngừng xuất khẩu lương thực và phân bón:

Nga là quốc gia cung cấp khoảng 10% lúa mì cho thế giới và đang phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tất nhiên Nga cũng không chịu “ngồi yên” khi nước này quyết định hạn chế xuất khẩu phân bón và đóng cửa các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên sang Tây Âu. Đây là cú đòn giáng mạnh vào ngành sản xuất lương thực trên toàn thế giới, khiến nông dân sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho phân bón hoặc sẽ không thể sản xuất nhiều loại cây trồng. Từ đó đẩy giá thành các sản phẩm nông nghiệp toàn thế giới tăng theo.

Hiện giá phân bón đã tăng gấp 3 lần và nguồn cung ngày càng khan hiếm. Khoảng vài tỷ người sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực trong những mùa vụ sắp tới, khi phụ thuộc vào nguồn phân bón được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch này của Nga.

3. Ukraine ngừng xuất khẩu lương thực hoàn toàn:

Chính phủ Ukraine đã ngừng xuất khẩu ngô, yến mạch, kiều mạch, kê, đường và muối, cùng các mặt hàng như gia súc sống và thịt bò đông lạnh, để nhằm đảm bảo người dân nước này có đủ thực phẩm tiêu dùng.

Tất nhiên, sự thiếu hụt nguồn cung từ Ukraine đã khiến nhiều quốc gia rất lo lắng, bởi nước này được coi là vùng “đất vàng đen” cực kỳ màu mỡ, với năng suất cây trồng cao nhất thế giới. Ukraine cũng được coi là “cái chảo của châu Âu” - khi quốc gia 44 triệu dân này có khả năng cung cấp lương thực cho hơn 500 triệu người.

4. Đình trệ giao thương trên Biển Đen:

Biển Đen là một trong số các tuyến đường biển xuất khẩu dầu thô và lương thực quan trọng trên thế giới. Cuộc chiến tại Ukraine đang làm đình trệ giao thông nghiêm trọng trên Biển Đen, và có nguy cơ gây ra hệ lụy lớn tới hoạt động vận tải cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tàu chiến lớp Vishnya (còn gọi là Meridian) của Nga CCB-175 Viktor Leonov cập cảng Havana vào ngày 27/2/2014. Các tàu lớp Vishnya được sử dụng để thu thập thông tin tình báo. (Hình ảnh Getty)

Theo hãng theo dõi vận tải Windward, hiện có khoảng 200 tàu chở hàng cùng 3.500 thủy thủ đang bị mắc kẹt tại các cảng biển của Ukraine. Kết quả là khu vực xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ hai thế giới đã phải đóng cửa. Việc này khiến các quốc gia phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu được cho là đang “căng như dây đàn”.

5. Việc chính quyền Mỹ ngừng sản xuất dầu trong nước và phải nhập siêu đã đẩy giá dầu lên cao kỷ lục, trong bối cảnh Mỹ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga. Giá năng lượng tăng vọt sẽ làm tăng chi phí thực phẩm (bao gồm chi phí cho phân bón và các hoạt động nông nghiệp khác).

Hệ quả là một số quốc gia gần như ngay lập tức phải đối mặt với căng thẳng tột độ trong an ninh lương thực.

Nạn đói không từ bất kỳ quốc gia nào

Vào năm 2011, giá lương thực tăng cao cùng tình trạng đói nghèo từng là một trong số những yếu tố dẫn đến các cuộc bạo loạn khắp Trung Đông hay còn gọi là cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập.

Hơn 10 năm sau, thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng lương thực còn trầm trọng hơn nhiều. David Beasley, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ, tuyên bố: “Trong một năm mà thế giới đang phải đối mặt với mức độ đói kém chưa từng có, thật bi thảm khi chứng kiến nạn đói đang trỗi dậy ở ngay chính châu Âu”.

Nhân loại sẽ phải đối mặt với "đại kiếp nạn" 1
Những lời tiên tri cho các sự kiện biến động xảy ra trong vài thập kỷ qua, và chúng đều đã được ứng nghiệm. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Bạn có tin không, vào lúc này các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu “hóp bụng” phân chia dè sẻn lúa mì, gạo cùng các sản phẩm lương thực khác. Bạn cũng đừng nghĩ rằng việc phân chia “khẩu phần” lương thực chỉ xảy ra ở các quốc gia nghèo mà không thể xảy ra ở Mỹ.

  • Lebanon đã bắt đầu chia khẩu phần lúa mì trong bối cảnh thiếu hụt lương thực. Các nhà máy bột mì ở Lebanon chỉ cung cấp hàng cho các tiệm bánh mỳ 2 ngày/tuần, khiến nhiều cửa hàng bánh ngọt và pizza phải đóng cửa.
  • Hồng Kông đang phân chia thực phẩm để ngăn chặn tình trạng “mua hoảng loạn”.
  • Thế giới cũng sắp thiếu hụt dầu ăn khi Indonesia - quốc gia xuất khẩu dầu ăn lớn nhất hành tinh khi nước này cũng đang hoảng loạn mua, tích trữ hàng hóa lương thực.
  • Tại Mỹ, việc phân chia khẩu phần thực phẩm có thể diễn ra âm thầm trong nhiều tháng qua khi các siêu thị trống rỗng hàng hóa. Giá cả đang tăng chóng mặt và người dân thực sự bắt đầu cảm thấy căng thẳng khi mua sắm.
  • Tình trạng thiếu lương thực của Trung Quốc cũng ngày càng trở nên trầm trọng, đất canh tác bị xói mòn, phá hủy và chiếm dụng do quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng. Dân số hơn một tỷ người, khiến an ninh lương thực Trung Quốc gặp nhiều nguy cơ, phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực từ nước ngoài để tích trữ.

Hậu quả của sự khan hiếm lương thực cũng kéo theo những bất ổn, hỗn loạn xã hội như nạn bạo lực, tội ác và dịch bệnh xuất hiện trên phạm vi rộng lớn chưa từng có.

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao gần đây thế giới lại liên tiếp xảy ra sự biến đổi lớn? Từ xung đột chiến tranh, hạn hán, lũ lụt đến động đất, cháy rừng, mùa màng thất bát…

Mọi sự xảy ra đều không phải ngẫu nhiên. Các cổ thư như “Cứu kiếp bia văn” của Lưu Bá Ôn dưới thời nhà Minh, đã từng miêu tả những cảnh tượng đáng sợ liên quan đến các đại tai nạn trong thời mạt kiếp.

Lưu Bá Ôn đã trở thành quân sư đại tài, ông còn là vị cao nhân đắc Đạo. (Nguồn wikipedia)

Trong đó có ghi rằng:

“Gặp phải kiếp này chưa phải hết, vẫn còn mười nỗi lo ở trước mặt,

Nỗi lo thứ nhất là thiên hạ loạn khắp nơi, nỗi lo thứ hai là khắp Đông Tây người đói chết,

Nỗi lo thứ ba là hồ rộng gặp đại nạn, nỗi lo thứ tư là các tỉnh có giặc giã,

Nỗi lo thứ năm là nhân dân không yên ổn, nỗi lo thứ sáu là thời gian giữa tháng Chín và tháng Mười mùa Đông,

Nỗi lo thứ bảy là có cơm không có người ăn, nỗi lo thứ tám là có áo không có người mặc,

Nỗi lo thứ chín là thi thể không người liệm, nỗi lo thứ mười là khó qua năm năm Hợi Tý

Nếu như qua được đại kiếp số, mới được tính là thần tiên trong thế gian”.

Lý giải rằng, trận kiếp nạn này khiến con người đối mặt với 10 nỗi lo buồn lớn: Thiên hạ đại loạn, mất mùa, thủy tai, chiến loạn, bách tính kinh hoàng không chịu nổi, còn có đại ôn dịch khiến người chết nhiều đến mức “có cơm không có người ăn”, “thi thể không người liệm”.

Dự ngôn của ông được người đời sau nghiệm chứng, và nhiều sự kiện cho thấy vô cùng chuẩn xác.

Phúc họa đều do con người tạo ra. Con người làm việc xấu sẽ tạo nghiệp và nhận về tai nạn. Phật gia cũng giảng rằng, nơi nào nhiều nghiệp lực thì sẽ nhận về thiên tai nhân họa, theo đó mà người dân nơi ấy cũng phải chịu nhận sự khổ đau, đói nghèo.

Xuân Trường

Tham khảo:
[1] - https://www.reuters.com/world/food-prices-hit-record-high-february-un-agency-says-2022-03-04/?taid=62237c2407024b0001560037
[2] - https://abcnews.go.com/Lifestyle/wireStory/russian-war-worlds-breadbasket-threatens-food-supply-83279787
[3] - https://www.worldvision.org/hunger-news-stories/world-hunger-facts
[4] - https://www.foxbusiness.com/economy/ukraine-russian-war-supply-world-bank
[5] - https://www.channelnewsasia.com/business/china-ag-minister-says-winter-wheat-condition-could-be-worst-history-2541226
[6] - https://abcnews.go.com/International/wireStory/ukraine-bans-exports-wheat-oats-food-staples-83337319
[7] - https://www.wfp.org/news/wfp-ramps-food-operation-ukraine-and-warns-worlds-hungry-cannot-afford-another-conflict
[8] - https://www.theatlantic.com/ideas/archive/2022/03/rising-food-prices-ukraine-russia-war/626967/
[9] - https://www.reuters.com/article/canada-crops-idAFL1N2QG172
[10] - https://www.irishtimes.com/news/world/middle-east/lebanon-rations-wheat-imported-from-ukraine-as-war-raises-food-insecurity-fears-1.4821752
[11] - https://www.reuters.com/business/healthcare-pharmaceuticals/hong-kong-retail-chains-ration-staples-curb-covid-panic-buying-2022-03-04/



BÀI CHỌN LỌC

Điều đáng sợ đang 'linh ứng' kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ?