Dự báo 8 đại nạn giáng xuống còn chí mạng hơn Covid [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các thảm họa thiên nhiên kỳ lạ khác nhau xảy ra thường xuyên. Các khu vực nhiệt đới lại có tuyết rơi vào tháng 7, sa mạc khô cằn thì bị lũ lụt, còn có một trận mưa lớn cả trăm năm xuất hiện một lần. Đáng sợ hơn nữa là trong vài tháng cuối năm 2021, 8 dự đoán sau đang dần trở thành hiện thực

Trong các bài viết trước đã đề cập tới rất nhiều các lời tiên tri và dự ngôn từ xưa tới nay. Điều này cũng khiến nhiều người tự hỏi tại sao hầu hết các tiên tri đều nói về những việc không may.

Tuy nhiên, việc đưa ra tiên tri của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và đương đại không phải khiến mọi người sợ hãi, mà có tác dụng bảnh báo trước để cho mọi người có sự chuẩn bị sớm. Đồng thời, đối mặt với sự trừng phạt của thiên nhiên, chúng ta cũng nên suy ngẫm và xem xét lại bản thân, thay đổi những tư tưởng và hành vi đi ngược với tự nhiên, thực sự thuận theo Thiên Đạo, Thiên nhân hợp nhất.

Trong hai năm qua, các tai họa quả thực dồn dập kéo tới, đã xác thực những lời tiên tri. Nhưng mọi người tin rằng trong các tai hoạ huỷ diệt thì những người thực sự tốt sẽ không bị ảnh hưởng, thậm chí nếu bị ảnh hưởng cũng dễ hoá nguy thành an.

Một số người nói rằng tận cùng của khoa học là Thần học. Nhiều nhà khoa học nổi tiếng cuối cùng đã bước vào tín ngưỡng với Thần. Ví dụ như quá khứ có các nhà bác học Newton, Einstein; ngày nay có nhà vật lý học Hawking và Dương Chấn Ninh.

Nhà bác học Dương Chấn Ninh từng nói: “Nếu bạn hỏi tôi liệu có Thượng Đế? Nếu điều bạn gọi là Thượng Đế là hình dạng con người thì tôi không nghĩ vậy. Nếu bạn hỏi liệu có Đấng Sáng tạo không, thì tôi nghĩ rằng có. Bởi vì kết cấu của toàn thế giới này không phải ngẫu nhiên mà có. Bạn hãy nhìn phương trình Maxwell xem, thật tuyệt vời, phải không? Điều này không thể là ngẫu nhiên. Không thể ngẫu nhiên tạo ra một thứ kỳ diệu như vậy. Vì vậy nếu không phải vô tình, thì một thứ có sức mạnh và tầm ảnh hưởng lớn như vậy từ đâu đến?”

Thần và Phật chưa bao giờ vắng bóng trong hành trình của con người. Và chắc chắn Thần Phật sẽ cứu nhân loại. Có rất nhiều lời tiên tri trong lịch sử nói về thời điểm ngày nay.

Trên thực tế, tại nơi của Đấng Sáng tạo đã xảy ra thay đổi. Sự thay đổi khiến các tai họa không còn quá khủng khiếp như trong các tiên tri nữa. Tuy nhiên nhiều tai họa lại do chính con người gây ra.

Con người phải gánh chịu ít hay nhiều tai họa là tuỳ theo nghiệp lực của bản thân. Có bao nhiêu người đang hỏi điều gì đã xảy ra với trái đất vào năm 2021? Các thảm họa thiên nhiên kỳ lạ khác nhau xảy ra thường xuyên. Các khu vực nhiệt đới lại có tuyết rơi vào tháng 7, sa mạc khô cằn thì bị lũ lụt, còn có một trận mưa lớn cả trăm năm xuất hiện một lần. Đáng sợ hơn nữa là trong vài tháng cuối năm 2021, 8 dự đoán sau đang dần trở thành hiện thực. Nhân loại sẽ phải đối mặt với 8 đại nạn còn nguy hiểm hơn cả Covid:

1. Trái đất tăm tối

Lời tiên tri đầu tiên đang ứng nghiệm chính là trái đất trở nên tăm tối.

Trái đất chúng ta đang sinh tồn ban đầu vốn nằm trong vùng thích hợp cho sự sống của vũ trụ, có môi trường an toàn và ánh sáng ổn định, cùng tất cả các môi trường thích hợp cho sự tồn tại của con người. Nhưng vùng đất nơi con người phụ thuộc này đang dần trở nên nóng lên, không thể kiểm soát được và thậm chí đang dần trở nên tối hơn.

Nhưng vùng đất nơi con người phụ thuộc này đang dần trở nên nóng lên, không thể kiểm soát được và thậm chí đang dần trở nên tối hơn. (Ảnh: Pixabay)

Vào ngày 30 tháng 9 năm nay, Liên minh địa vật lý Hoa Kỳ tuyên bố rằng hơn 20 năm qua kể từ năm 1998 đến nay, tần suất phản xạ của trái đất đã giảm đáng kể. Điều này có nghĩa là độ sáng của hành tinh chúng ta đang không ngừng suy giảm và kể từ đầu thế kỷ này đã giảm khoảng 50%, thậm chí còn có xu hướng nhanh chóng tối đi.

Thời kỳ đầu, bầu trời nhìn xa còn xanh, nhưng hiện giờ nó là màu xanh đậm. Lẽ nào ánh sáng trên trái đất đang dần biến mất?

Trên thực tế, ánh sáng màu xanh trên trái đất, không phải là màu của trái đất, mà là ánh sáng phản chiếu đi vào mắt mọi người. Hầu hết mọi vật đều hấp thụ một lượng ánh sáng nhất định và sau đó phản xạ một lượng ánh sáng nhất định. Khi ánh sáng phản xạ được mắt người tiếp nhận thì nó mới được con người nhìn thấy.

Vấn đề trái đất dần trở nên tối đi, thực tế, từ 19 năm trước, đã được nhóm thám hiểm khoa học phát hiện ra và bắt đầu nghiên cứu. Trong 19 năm qua, độ sáng của ánh sáng mặt trời phản xạ từ trái đất lên mặt trăng đã giảm đi, tỷ lệ phản xạ giảm khoảng 0,5%. Thậm chí, trong ba năm từ 2017 đến 2020, mức sụt giảm đã lên tới 0,5%. Nó cho thấy xu hướng sụt giảm đang tăng tốc rõ ràng.

Tại sao trái đất tối đi?

Hiện các nhà khoa học xác định rằng nguyên nhân chính khiến trái đất tối đi là trái đất giảm phản xạ ánh sáng mặt trời và hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn.

Sau khi tia nắng mặt trời đến trái đất, đầu tiên nó sẽ được bầu khí quyển phản xạ mất một phần, sau đó, nó sẽ bị các đám mây chặn lại và phản xạ mất một phần lớn hơn. Sau khi lên đến bề mặt trái đất, nó sẽ bị phản xạ bởi băng, đại dương, hồ và tuyết.

Do sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển và nhiệt độ đại dương tăng lên, khiến các đám mây sáng trên trái đất giảm. Điều này làm suy yếu khả năng phản xạ của trái đất. Hơn nữa, trong trường hợp trái đất nóng lên, các chỏm băng ở Nam Bắc Cực tan chảy ra. Điều này cũng dẫn đến khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời của băng và tuyết bị giảm đáng kể.

Phản xạ giảm, ánh sáng và nhiệt trên trái đất tăng, làm cho trái đất nóng lên càng gay gắt hơn và nhanh hơn.

Trái đất tối và nóng lên là một vấn đề rất tồi tệ và khó giải quyết. Đây cũng là vấn đề lớn mà loài người sẽ phải đối mặt, và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với điều kiện sinh tồn của con người. Thời tiết khắc nghiệt và thiên tai trong những năm gần đây, như mưa xối xả, bão, nhiệt độ cao, hạn hán, v.v. về cơ bản là do trái đất tối và nóng lên. Tình hình hiện tại của trái đất đã trở nên rất tồi tệ.

Chúng ta phải đẩy mạnh nỗ lực bảo vệ môi trường sinh thái mới có thể ngăn chặn thảm họa môi trường này!

2. Nước sông màu máu

Lời tiên tri thứ hai đang xảy ra là nước sông chuyển sang màu đỏ.

Đầu năm 2020, thành phố Norilsk ở Siberia đột nhiên xảy ra một sự cố rò rỉ dầu diesel, khoảng 20.000 tấn dầu diesel đã tràn ra con sông gần đó. Dòng sông hoà lẫn với dầu ngay lập tức chuyển sang màu đỏ sẫm. Nhìn từ trên không, trông giống như trái đất bị một vết thương chảy đẫm máu.

Nước sông màu máu. (Ảnh minh họa)

Các nhà hóa học cho rằng đây không phải là việc ngẫu nhiên, mà là một hiện tượng tự nhiên có sự can thiệp của con người, còn được gọi là hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay ‘nước nở hoa’ (Algal Blooms).

Con người từ lâu đã có ghi chép liên quan tới điều này. Ví dụ, trong “Xuất Ai Cập ký” trong Cựu Ước có mô tả về hiện tượng này như sau: “Nước sông đã hóa máu, sông cũng tanh hôi. Người Ai Cập không thể uống nước ở đây”.

Hiện tượng ‘tảo nở hoa’ đề cập đến sự gia tăng bùng nổ hoặc tập trung cao độ của một số thực vật phù du, động vật nguyên sinh, hoặc vi khuẩn trong nước biển trong các điều kiện môi trường cụ thể. Điều này gây ra hiện tượng sinh thái có hại làm biến màu nước.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hiện đại, gia tăng dân số ở các vùng ven biển, khiến lượng lớn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt bị thải ra biển. Đặc biệt, một phần đáng kể trong đó không qua xử lý đã thải trực tiếp ra đại dương, làm cho tình trạng phú dưỡng (giàu dinh dưỡng) của các vùng biển ven bờ và vùng nước ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện tượng ‘tảo nở hoa’ đã trở thành một mối nguy hiểm trên toàn thế giới. Nó thường xuyên xảy ra ở các khu vực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Pháp, Thụy Điển, Na Uy, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc. Trước hết, sự xuất hiện của các hiện tượng ‘tảo nở hoa’ sẽ phá hủy cấu trúc sinh thái bình thường của đại dương. Vì vậy, nó cũng phá hủy quá trình sinh sản thông thường ở đại dương, từ đó đe dọa sự sinh tồn của sinh vật biển.

Thứ hai, một số sinh vật nở hoa bài tiết ra chất nhờn bám vào mang cá, tôm, sò và các sinh vật khác, cản trở hô hấp và gây ngạt thở. Những sinh vật biển ăn phải những sinh vật nở hoa chứa độc, sẽ bị ngộ độc và chết. Con người ăn hải sản chứa độc tố cũng có thể gây ra hậu quả tương tự. Sau khi lượng lớn sinh vật bị ‘tảo nở hoa’ mà chết, trong quá trình phân hủy xác chết sẽ làm tiêu hao oxy hòa tan trong nước biển, gây ra môi trường thiếu oxy và gây chết hàng loạt tôm, sò.

3. Nạn đói đến gần

Tiên tri thứ ba xảy ra là cuộc khủng hoảng lương thực

Hiện nay thế giới đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực mới. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tổng cộng có từ 720 triệu đến 810 triệu người trên toàn thế giới đang phải vật lộn với nạn đói vào năm ngoái. Con số này nhiều hơn khoảng 160 triệu người so với năm trước. Đến nay, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm trên toàn cầu, và toàn cầu lại phải đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, thời tiết cực đoan thường xuyên xuất hiện trong những năm gần đây. Chẳng hạn như bão và hạn hán ở Bắc Mỹ, sóng lạnh và hạn hán ở Nam Mỹ. Những điều này khiến cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới ngày càng nghiêm trọng. Theo dự báo của Chương trình Lương thực Thế kỷ của Liên hợp quốc, thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong 50 năm qua. Vấn đề lương thực của năm tới cũng sẽ trở nên gay gắt hơn. Dự kiến toàn cầu sẽ gia tăng hàng trăm triệu người đói.

Thời tiết cực đoan thường xuyên xuất hiện trong những năm gần đây. Chẳng hạn như bão và hạn hán ở Bắc Mỹ, sóng lạnh và hạn hán ở Nam Mỹ. (Ảnh: Pixabay)

Tháng 6 đến tháng 8 năm nay, nhiệt độ trung bình ở Hoa Kỳ vượt quá kỷ lục của năm 1936. Trên khắp Bắc Mỹ, hàng trăm người đã chết vì nhiệt độ cao trong mùa hè này. Ngay cả sinh vật biển trên bờ biển cũng bị chết hàng loạt do nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ cao đồng thời kéo theo hạn hán. Đặc biệt là phần phía tây của Hoa Kỳ, hầu hết các khu vực ở trong môi trường hạn hán cực đoan vào mùa hè. Hạn hán nghiêm trọng đã làm giảm sản lượng cây trồng.

Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, do hạn hán, sản lượng lúa mì của Mỹ giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nông nghiệp Canada cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Là nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ ba thế giới, sản lượng lúa mì của Canada đã giảm mạnh 24%. Ngoài ra, Canada cũng là quốc gia sản xuất nhiều hạt cải dầu nhất. Sản lượng hạt cải dầu năm nay dự kiến ​​sẽ giảm 24,3% so với năm ngoái.

Ngoài hạn hán, Bắc Mỹ còn thường xuyên hứng chịu các trận cuồng phong trong hai năm qua. Giống như cơn lốc xoáy lớn năm ngoái đã tấn công các đồn điền ngô ở Iowa, Hoa Kỳ; gây mất hơn 50% sản lượng ngô ở Hoa Kỳ.

Năm nay, có các cơn bão "Ada", "Grace", v.v. gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp của Mỹ. Nhiều quốc gia ở Nam Mỹ cũng phải chịu cả hạn hán và đợt lạnh trong năm nay

Ngoài hạn hán đang diễn ra, vào tháng 6 và tháng 7 năm nay, Brazil cũng phải hứng chịu thảm họa băng giá và lạnh nghiêm trọng trong 20 năm. Việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất đậu nành, hạt cà phê và mía của Brazil.

Và những trận mưa lớn ở Tây Âu ngàn năm mới xảy ra một lần, không chỉ làm giảm sản lượng mùa màng, mà còn có thể gây bệnh cho cây trồng, dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng.

Ngoài những vấn đề trên, các nước sản xuất lớn như Nga, Canada, Úc, Kazakhstan, v.v. cũng do ảnh hưởng của các loại khí hậu khắc nghiệt khác nhau nên sản lượng lương thực giảm sút.

Sản lượng ngũ cốc giảm đã dẫn đến giá lương thực cao hơn. Giá lương thực toàn cầu đã tăng hơn 40% trong 15 tháng qua.

Và khi khí hậu khắc nghiệt ngày càng trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Sản xuất lương thực cũng đối mặt với những thách thức ngày càng gay gắt hơn. E ngại rằng việc giảm sản lượng lương thực thường xuyên sẽ đẩy giá lương thực lên cao hơn nữa.

4. Núi lửa phun trào có thể huỷ diệt hành tinh

Dự đoán thứ tư xảy ra là vụ phun trào siêu núi lửa

Siêu núi lửa phun trào sẽ để lại hậu quả thảm khốc. Chúng có thể hủy diệt cả trái đất. Trong trường hợp xấu nhất, siêu núi lửa phun trào hàng nghìn km khối dung nham và tro núi lửa chỉ trong vài ngày hoặc vài tháng.

Siêu núi lửa phun trào sẽ để lại hậu quả thảm khốc. (Ảnh: Pixabay)

Tro núi lửa trôi nổi trong khí quyển có thể chặn ánh sáng và nhiệt lượng của mặt trời, và kéo dài hàng năm thậm chí hàng chục năm. Trên thế giới có hơn 20 siêu núi lửa mà con người biết đến.

Ngoại trừ siêu núi lửa Yellowstone, các siêu núi lửa còn lại đang ở trạng thái không hoạt động. Nhưng các nghiên cứu gần đây cũng cung cấp cho chúng ta một số thông tin không có lợi:

Không giống như hầu hết các vụ phun trào núi lửa, siêu núi lửa không dễ dàng phun trào. Dung nham trong lòng đất tiến vào lớp vỏ trái đất nhưng không thể tiếp cận bề mặt ngay lập tức. Vì vậy, với sự phun trào liên tục của dung nham trong lòng đất sẽ làm tăng áp suất lên vỏ trái đất. Cuối cùng sẽ xảy ra một vụ phun trào thảm khốc.

Siêu núi lửa Yellowstone ở Hoa Kỳ rất nổi tiếng. Theo ghi chép lần phun trào gần đây nhất, diện tích khu vực dung nham núi lửa Yellowstone ở Hoa Kỳ ít nhất lên tới một triệu km vuông (gấp 3 diện tích Việt Nam). Có thể nói, một khi núi lửa Yellowstone phun trào, toàn bộ châu Mỹ sẽ là một biển lửa.

Tình hình núi lửa Tambora ở Indonesia cũng tương tự. Lần phun trào nổi tiếng nhất của ngọn núi lửa này là vào năm 1815. Tác động của nó đã gây ra những thay đổi lớn trong mô hình khí hậu toàn cầu. Sau vụ phun trào núi lửa đó, khí hậu toàn cầu trở nên bất thường. Ở Ý có băng giá vào tháng 6 và Mỹ có tuyết vào tháng 7.

Núi Tambora phun trào năm 1815 trực tiếp gây ra sự thất thu vụ mùa ở Châu Âu và Châu Mỹ. Sự phun trào của ngọn núi lửa này còn gây ra cái chết của hơn 71.000 người. Tiếp theo đó, vô số người bị nạn đói và bệnh tật hoành hành.

5. Va chạm với tiểu hành tinh

Thảm họa thứ năm là một vụ va chạm với tiểu hành tinh

Đối với thảm họa này, mặc dù con người có thể can thiệp ở một mức độ nào đó, nhưng một khi nó xảy ra thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cho đến nay, con người đã theo dõi được 90% các hành tinh. Về cơ bản, các hành tinh này không thể va vào trái đất.

Va chạm với tiểu hành tinh. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Nhưng với 10% còn lại chúng ta không thể theo dõi, với sự thay đổi của ngoại lực, chúng có khả năng thay đổi quỹ đạo của chúng bất cứ lúc nào.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng nếu một tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 1km, va chạm với trái đất, thì năng lượng có thể được tạo ra do va chạm sẽ tương đương hơn một trăm lần tổng số vụ nổ bom hạt nhân trên thế giới.

6. Trí tuệ nhân tạo thống trị nhân loại?

Dự đoán thứ sáu là trí tuệ nhân tạo

Có thể nhiều người sẽ nói trí tuệ nhân tạo chẳng phải là phát minh mà chúng ta tự hào nhất hiện giờ sao? Nó đã làm cho cuộc sống của chúng ta ngày nay trở nên thật phong phú, cải thiện đáng kể lao động và năng suất. Nó cũng mở ra khả năng nghiên cứu sáng tạo đối với những lĩnh vực con người chưa biết tới. Làm sao một công nghệ như vậy có thể là thảm họa?

Nhưng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, số lượng và chủng loại robot không ngừng tăng lên. Thậm chí, một số robot thậm chí còn có khả năng tư duy và ngôn ngữ của con người. Hiện nay, nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng, trong tương lai, một khi robot vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, nó có thể sẽ giống như trong phim bom tấn của Hollywood, robot muốn vùng lên và trở thành chủ nhân của loài người chúng ta.

Cần biết rằng quá trình tái tạo của con người đòi hỏi một quá trình, nhưng robot thì không cần. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng tới lúc đó, không phải con người điều khiển robot mà robot sẽ thống trị con người chúng ta. Trước khi qua đời, nhà vật lý nổi tiếng Hawking đã đưa ra lời cảnh báo con người cần phải học cách kiểm soát robot, nếu không hậu quả sẽ rất tai hại.

7. Hiện tượng sấm sét bất thường

Lời tiên tri thứ bảy, bản thân tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận được, đó là vấn đề khí hậu.

Một số chuyên gia cho rằng khó khăn lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt hiện nay không phải dịch bệnh mà là thảm họa khí tượng.

Một số chuyên gia cho rằng khó khăn lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt hiện nay không phải dịch bệnh mà là thảm họa khí tượng. (Ảnh: Pixabay)

Trong vài thập kỷ qua, các quốc gia theo đuổi phát triển kinh tế, đổi mới công nghệ và sử dụng năng lượng, hy sinh môi trường tự nhiên. Sự gia tăng liên tục của lượng khí thải carbon trực tiếp dẫn đến gia tăng nhiệt độ toàn cầu, gieo mầm thảm họa khí hậu.

Các chuyên gia cho rằng nếu không hành động, nhân loại sẽ phải hứng chịu những thảm họa khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn trong tương lai. Điều đáng lo ngại hơn là thời tiết khắc nghiệt có khả năng gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu. Tác động của thiên tai mang tới lúc đó sẽ khủng khiếp hơn chiến tranh và dịch bệnh.

Ngày 7 tháng 11 đúng vào lập đông, tuyết rơi dày đặc ở Thiên Tân, Trung Quốc, và kèm theo những tiếng sấm nổ. Ngày hôm sau, vào sáng sớm ngày 8 tháng 11, hiện tượng kỳ lạ này cũng xảy ra ở thành phố Bổn Khê, tỉnh Liêu Ninh: tuyết rơi dày đặc, hai tiếng sấm sét.

Dân gian có câu: “Lập đông đả lôi yếu phản xuân” (Mùa đông sấm sét muốn quay ngược về mùa xuân). Đây là chỉ mùa đông thực hiện thời lệnh mùa xuân, là chỉ âm dương thiên địa đảo loạn, bốn mùa bất thường. Trời mất đạo, đất mất đức, muôn loài gặp tai ương, tai họa sẽ ập đến trong năm tới.

Cũng có câu nói: “Lôi đả đông, thập cá ngưu lan cửu cá không” (Sấm sét đánh vào mùa đông, mười chuồng trâu chín chuồng không). Nó cũng có nghĩa là sấm sét vào mùa đông sẽ mang đến tai hoạ cho tất cả chúng sinh, và rất nhiều sinh mạng sẽ chết.

Nhà Dịch học thời Tây Hán - Kinh Phòng nói: “Thiên đông lôi địa tất chấn” (Sấm sét vào mùa đông sẽ làm rung chuyển trái đất).

Người xưa còn nói: “Thu hậu đả lôi, biến địa thị tặc” (Sau mùa thu có sấm, khắp nơi đầy trộm cướp).

Từ xa xưa, dân gian còn có câu ngạn ngữ rằng “xuân lôi bất phát, đông lôi bất tàng, binh khởi quốc thương” (mùa xuân không nổ sấm, mùa đông sấm nổ, kẻ sĩ sẽ gây họa cho quốc gia).

Nó có nghĩa là sẽ không có sấm sét vào mùa xuân hoặc sấm sét vào mùa đông, thì sẽ có chiến tranh và hỗn loạn, quyền lực nhà nước lâm nguy, những người nắm quyền có thể bị lật đổ.

Ngược dòng thời gian vào ngày 24 tháng 2 năm nay, là một hiện tượng hiếm gặp "sấm sét và tuyết" đầu tiên trong âm lịch xảy ra ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Dưới sấm sét, tuyết rơi dày. Những người lớn tuổi nói rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy một hiện tượng thời tiết kỳ lạ như vậy. Người ta dự đoán rằng một thảm họa khủng khiếp có thể xảy ra ở Trịnh Châu vào năm đó. Quả nhiên, ngày 20 tháng 7 một trận lụt lớn ở với vô số thương vong đã xảy ra ở Trịnh Châu.

8. Chiến tranh hạt nhân đến gần

Và thảm họa cuối cùng trong 8 tai hoạ lại đang ở gần chúng ta nhất: chiến tranh

Chiến tranh là một trong những chủ đề muôn thuở của nhân loại chúng ta. Trong thời đại vũ khí lạnh, tác động của chiến tranh đối với nhân loại vẫn còn rất nhỏ. Với sự phát triển của thời đại, đến thời hiện đại, sức tàn phá của chiến tranh dường như đã lên đến đỉnh điểm.

Với sự phát triển của thời đại, đến thời hiện đại, sức tàn phá của chiến tranh dường như đã lên đến đỉnh điểm. (Ảnh: Pixabay)

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều loại siêu vũ khí của các quốc gia đã bắt đầu xuất hiện như măng mọc sau cơn mưa. Trong đó, được biết đến nhiều nhất phải là vũ khí hạt nhân.

Hoa Kỳ trở nên nổi tiếng trong Thế chiến II vì hai quả bom hạt nhân. Theo dữ liệu liên quan, quả bom hạt nhân mà Hoa Kỳ sử dụng trong Thế chiến II suýt đã san bằng thành phố Hiroshima. Vào thời điểm quả bom hạt nhân phát nổ, hơn 70.000 người chết ngay lập tức, và hơn 700.000 người đã chết vì những di chứng do bức xạ hạt nhân gây ra.

Điều này cho thấy sức mạnh ghê gớm của bom hạt nhân. Qua nghiên cứu thử nghiệm liên tục, khi một quả bom hạt nhân phát nổ, nó có thể tạo ra nhiệt độ cao gần 6000 ° C. Nhiệt độ này cũng sẽ lan tỏa ra bên ngoài với tốc độ hơn 50km / giây. Trên thực tế, tại thời điểm quả bom hạt nhân phát nổ, nhiều người không bị nổ chết mà bị thiêu sống và bị xóa sổ ngay lập tức.

Chỉ cần khoảng 300 gram bom hạt nhân có thể phát nổ cùng một lúc, mọi ngóc ngách của trái đất sẽ bị bức xạ hạt nhân xâm lấn. Khi đó, dù con người thoát khỏi cái chết ngay lập tức, thì cũng phải chịu những di chứng đau đớn do bức xạ hạt nhân gây ra. Chúng ta thậm chí có thể vì ảnh hưởng bởi bức xạ hạt nhân, mà mất đi sinh mệnh và đất nước nơi chúng ta sinh tồn.

Minh An
Theo Xinbuxinyouni



BÀI CHỌN LỌC

Dự báo 8 đại nạn giáng xuống còn chí mạng hơn Covid [Radio]