Đức Mẹ Maria và vị Tu sĩ Thiên thần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đức Mẹ Maria là người đầu tiên chủ động dự đoán ngày lễ Giáng sinh. Sự nhẹ nhàng của Đức Mẹ Maria trong vai trò gia đình năm ấy đáng để chúng ta suy ngẫm.

Trong Kinh Thánh không bao giờ đề cập rằng Đức Mẹ Maria quá tỉ mỉ về một nhà trẻ trang trí tinh tế hoặc một ngôi nhà hoàn hảo, ngoại trừ những gì liên quan đến chính con người của Đức Mẹ. Chúa đã gọi, và Mary đã trả lời. Khi được ca tụng, Đức Mẹ Maria đã dâng lên Chúa mọi vinh quang và lời tạ ơn.

Đức Mẹ không bao giờ ‘đòi hỏi’ sự thoải mái cho bản thân hoặc nuông chiều tâm lý của mình. Trên thực tế, ngay sau khi Đức Mẹ Maria đến chỗ chị của mình là Elizabeth để mong đợi Chúa Giêsu chào đời, Đức Mẹ cũng đồng thời chăm sóc chị ấy, lúc đó chị ấy cũng đang có con.

Đối với Đức Mẹ Maria, chăm sóc bản thân có nghĩa là yêu thương và phụng sự Đức Chúa Trời.

Bức họa “Truyền tin” - Thiên sứ truyền tin cho Đức Mẹ Maria (giữa 1430 và 1432) của họa sĩ Fra Angelico. Bảo tàng Museo del Prado. (Phạm vi công cộng)

Như Đức Chúa Trời muốn, đến lúc Đấng Chúa Giêsu giáng sinh, Đức Mẹ Maria và Đức Joseph được gọi rời khỏi nhà riêng của họ ở Nazareth.Thay cho chỗ ở tốt, Chúa Giêsu được sinh ra trong một chuồng ngựa ở Bethlehem. Đức Chúa hạ mình giáng sinh từ một người phụ nữ và nằm trong máng cỏ, nơi cho gia súc ăn. Một vị vua không giống bất kỳ vị vua nào, Ngài đến để phục vụ hơn là được phục vụ.

Trái tim, linh hồn và tấm lòng của Đức Mẹ Maria chan chứa tình yêu thương nhiều đến nỗi bất kể hoàn cảnh bên ngoài có như thế nào, thì nội tâm của Đức Mẹ vẫn luôn là một ngôi nhà rạng rỡ cho Chúa Giêsu.

Đức Mẹ Maria mang đến một bài học tuyệt vời về cách cưu mang Đức Chúa Hài Đồng. Mặc dù Đức Mẹ thường ngạc nhiên trước các kế hoạch của Chúa, nhưng Đức Mẹ vẫn chuẩn bị sẵn sàng. Trong suốt lịch sử nghệ thuật, hình tượng Đức Mẹ Maria luôn được tôn vinh và tưởng nhớ vì vai trò này.

Bức họa “Đức Mẹ khiêm nhường” (khoảng năm 1430) của họa sĩ Fra Angelico. Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, Washington. (Phạm vi công cộng)

Nghệ thuật thiêng liêng của họa sĩ lừng danh Fra Angelico

Nghệ thuật thiêng liêng là một món quà đặc biệt dành cho các tín hữu. Trong lịch sử, có nhiều người tin theo Đức Chúa Giêsu, nhưng họ không đủ khả năng mua một bản sao Kinh Thánh để đọc. Kể từ đầu thế kỷ thứ hai sau khi Chúa giáng sinh, nghệ thuật Cơ đốc đã trợ giúp cho việc cầu nguyện, đức tin và sự hiểu biết.

Một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất đã cống hiến tài năng để chiếu sáng các sự kiện trong cuộc đời của ‘Đức Chúa Giêsu và các môn đồ’ là họa sĩ Fra Angelico.

Bức chân dung Fra Angelico, của Luca Signorelli, (năm 1501) ở Nhà thờ Orvieto, Ý. (Ảnh: wikimedia)

Fra Angelico không chỉ là một nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết, mà còn là một tín đồ chân thành. Guido di Pietro là tên gọi ban đầu của ông, được nhiều người tôn vinh là một người có đức tin vĩ đại, vì vậy ông trở nên nổi tiếng và gần gũi với danh hiệu “Fra Angelico”, nghĩa là “Tu sĩ Thiên thần”.

Fra Angelico, một nghệ sĩ đặc biệt xuất sắc, người ta nói rằng ông ấy đã cầu nguyện không ngừng trong khi tạo ra những kiệt tác của mình.

Fra Angelico đã vẽ đi vẽ lại Đức Mẹ Maria và Đức Chúa Giêsu, ông luôn suy xét cẩn trọng khi bước đi trên con đường yêu thương và phụng sự Thiên Chúa. Những bức tranh ‘Truyền tin’ của ông nổi tiếng là đẹp và mang tính thần học cao.

Vào khoảng năm 1430, ông đã vẽ bàn thờ Truyền tin cho nhà thờ San Domenico ở Cortona. Trọng tâm của tác phẩm, Thiên thần Gabriel cúi đầu trước Đức Mẹ Maria, tôn vinh Đức Mẹ với lời chào của Thiên Chúa.

Bức họa “Sự thăm viếng” (năm 1430) của họa sĩ Fra Angelico. Bảo tàng Nghệ thuật Diocesan ở Cortona, Ý. (Phạm vi công cộng)

“Sự thăm viếng” là bức đặc biệt đáng chú ý trong bộ sưu tập phong phú mô tả cuộc đời của Đức Mẹ Maria. Bức tranh nhỏ vẽ chân dung Đức Mẹ đến xứ sở trên đồi. Đức Mẹ Maria vươn tay ra như đang ‘mang Chúa Hài Đồng’ cho người chị họ Elizabeth, chị ấy cũng đang mang thai với John the Baptist. Đức Mẹ Maria mặc áo màu đỏ, màu tượng trưng cho loài người; và khoác lên mình màu xanh lam, màu của Thiên thượng.

Theo Kinh thánh, mặc dù Chúa chưa chào đời, nhưng John đã tỏ ra hết sức vui sướng khi nghe tiếng chào của Đức Mẹ Maria, điều này cũng báo trước sự xuất hiện của Chúa Giêsu. Những cảnh như vậy nhằm dẫn dắt người xem chiêm nghiệm sâu hơn về lịch sử cứu độ.

“Sự tôn thờ Chúa Hài Đồng” (năm 1440) của họa sĩ Fra Angelico. Bảo tàng Nazionale di San Marco. (Phạm vi công cộng)

Sáu trăm năm sau kể từ khi Chúa Hài Đồng ra đời, họa sĩ lừng danh thời Phục hưng Fra Angelico vẫn hướng về Đức Chúa Giêsu qua các tác phẩm của mình, và qua tấm gương về cuộc đời tu sĩ của ông. Ông đã dành cả cuộc đời để cầu nguyện và suy ngẫm về lời giáo huấn của Chúa, thể hiện ra trong từng nét vẽ diệu kỳ.

Những nỗ lực của ông đã mang lại kết quả tốt đẹp: Vào ngày 3 tháng 10 năm 1982, Giáo hoàng John Paul II đã phong chân phước - Á Thánh cho họa sĩ Fra Angelico.

Năm 1984, ông được tuyên bố là vị Thánh bảo trợ của các nghệ sĩ. Công việc của ông vẫn được tiếp nối thành hiện thực. Ông đặc biệt tỏa sáng với những bức tranh vẽ Đức Mẹ Maria. Đối với nhiều người đón Giáng sinh, tác phẩm nghệ thuật vẫn là một món quà đặc biệt đầy ý nghĩa, đáng để chúng ta chiêm nghiệm và chào đón giây phút thiêng liêng sắp đến gần.

Cao Nguyên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Đức Mẹ Maria và vị Tu sĩ Thiên thần