Giáo dục con trẻ như thế nào? Sử dụng 'Binh pháp Tôn Tử' là hữu hiệu nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong xã hội ngày nay, nhiệm vụ khó khăn nhất trong việc giáo dục con trẻ là làm thế nào để dạy bảo con biết hiếu kính cha mẹ, biết lấy việc giúp người làm niềm vui. Thuyết phục bằng lý lẽ thì dường như không mấy hiệu quả. Vậy phải làm sao để trẻ vui vẻ "phục tùng" và tin tưởng giáo huấn của cha mẹ? Đáp án kỳ thực nằm ở trí tuệ của "Binh pháp Tôn tử".

Trạng thái bình thường của người lớn đối với trẻ em

Khi con trẻ không lễ phép, hay chống đối cha mẹ, chúng ta cảm thấy tức giận và buồn rầu. Tuy nhiên, chúng ta đã bao giờ tự hỏi rằng: Người lớn đã thật sự hiểu rõ con của mình hay chưa? Mỗi ngày chúng đang làm những gì, mỗi ngày suy nghĩ điều gì? Chúng ta có lắng nghe con trò chuyện, lắng nghe những sở thích và mong muốn trong lòng chúng? Và phải chăng chúng ta đang đem những gì mà mình cho là đúng để áp đặt lên con trẻ? Có khi rằng, chỉ là một lần bình tĩnh lắng nghe con trẻ nói chuyện, chúng ta cũng chưa làm được. Ví như đứa trẻ vẽ xong một bức tranh, hoặc xếp hình xong một món đồ chơi, thích thú cầm chạy tới trước mặt bạn, hưng phấn muốn cùng mẹ hoặc ba trò chuyện, nói xem bức tranh hoặc món đồ chơi này đẹp như thế nào, có những nội dung gì... Con trẻ có rất nhiều tưởng tượng, có rất nhiều điều trong lòng muốn chia sẻ với bạn.

Trong những ông bố bà mẹ bận rộn, có ai quan tâm đến những điều của con trẻ mà người lớn cho là vô nghĩa? Có thể bạn đang nấu ăn, có thể bạn đang đọc báo, có thể bạn đang xem một bộ phim truyền hình dài tập, hoặc đưa con đi chơi công viên, và bạn cũng đang mải mê tán gẫu với bạn bè, kể cho nhau nghe về những rắc rối của mình. Và bạn không còn chút năng lượng nào để chú ý đến thế giới của bọn trẻ, những gì chúng nghĩ là quan trọng, bạn bè của chúng, con vật yêu thích của chúng...

Có lẽ bạn muốn nói, điều này cùng với những mưu lược chiến thuật giảng trong "Binh pháp Tôn Tử" thời cổ đại có mối quan hệ gì? Giáo dục con trẻ và binh pháp, căn bản không có liên quan gì! Nói như vậy cũng không sai, nhìn qua thì quả thực không có chút liên quan gì, tuy nhiên, có một ngày, chúng ta đột nhiên minh bạch, dù cho chúng chưa có đọc qua "Binh pháp Tôn Tử", nhưng khi chúng ta giải quyết vấn đề, rất nhiều khi đang sử dụng trí tuệ của nó.

Tôi là mẹ của một đứa trẻ, những chất vấn ở trên, cũng chính là chất vấn của tôi. Tuy vậy, tôi phát hiện rằng, mình đã ngẫu nhiên sử dụng trí tuệ của binh pháp một cách không tự biết. Nó bắt đầu bằng cuộc nói chuyện giữa tôi và con gái khi chúng tôi đến thăm hiệu sách cách đây không lâu.

Người Lớn, Mẹ, Con Gái, Bãi Biển, Trẻ Em, Buổi Tối
Tôi phát hiện rằng, mình đã ngẫu nhiên sử dụng trí tuệ của binh pháp một cách không tự biết. Nó bắt đầu bằng cuộc nói chuyện giữa tôi và con gái khi chúng tôi đến thăm hiệu sách cách đây không lâu. (Ảnh: Pixabay)

Ghé thăm một hiệu sách nhỏ đã giúp tôi buông bỏ tư tâm

Bởi vì được nghỉ hè, tôi đưa con gái nhỏ học lớp 3 tiểu học đi dạo, hôm đó tâm trạng tôi không tốt lắm, vì công việc không suôn sẻ nên tôi cảm thấy bất lực. Chồng tôi thì đi vắng, tôi cảm thấy bản thân một mình ở Nhật vừa phải chăm sóc ba đứa con, vừa phải lo công việc của mình, áp lực rất lớn, thường cảm thấy rất mệt mỏi. Vì vậy muốn lúc nào cũng để ý đến bọn trẻ là điều không thực tế, những khi bận rộn tôi thường bỏ qua cảm xúc của bọn trẻ. Những ngày đó, tôi đang loay hoay với công việc chưa tìm được phương án giải quyết ổn thỏa, lại nghĩ đến chuyện con trẻ nghỉ học không có người làm bạn, nên đành phải dẫn con đi ra ngoài giải sầu.

Nói đến việc này quả thực rất xấu hổ, tôi dẫn con ra ngoài, thực chất cũng không phải hoàn toàn vì đứa trẻ. Tôi cũng có tư tâm của mình. Đó chính là sau khi dẫn đứa trẻ dạo phố ăn cơm, để cô bé cũng theo tôi đến một nhà sách lớn mua sách. Tôi đã quen với việc lúc làm việc cảm thấy bế tắc, thì thường tìm đến sách để giải quyết vấn đề. Tiệm sách ở đó rất lớn, cơ hội hiếm có, nên tôi cũng không muốn bỏ qua. Nhưng để qua đó một chuyến cũng không quá dễ dàng. Thế là tôi hỏi đứa trẻ, có nguyện ý theo tôi đi đến cửa hàng sách lớn kia hay không. Không ngờ rằng đứa trẻ không muốn đi, cứ một mực đòi về nhà, nói là rất mệt mỏi.

Lúc này trong lòng tôi cảm thấy bất lực và chán nản, bất giác liền than thân trách phận, lúc nào cũng phải chăm lo cho cả hai bên nội ngoại, không ai xung quanh có thể giúp mình chăm con. Nhưng kinh nghiệm nhiều năm đã nói cho tôi biết rằng, đây là một điều kiện thực tế mà tôi không thể né tránh, ngoại trừ việc phải đối mặt, không còn cách nào khác.

Thế là tôi thở dài một hơi, quyết định từ bỏ ý định mua sách. Qua sự việc của mình, tôi ngẫm ra rằng, lúc nghĩ không ra biện pháp, thì trước hết cứ buông một chút. Không ngờ rằng lúc đó đứa trẻ lại nói, có thể đến tiệm sách cạnh trạm tàu điện ở gần nhà.

Điều không thể tưởng tượng nổi chính là, tiệm sách kia mặc dù tôi đã đến rất nhiều lần, chưa hề cảm thấy có gì đặc biệt, thế nhưng lần này đến cùng con gái, tối phát hiện trên giá sách đều là những cuốn sách mà trước đây tôi chưa từng gặp, tất cả đều là sách mà tôi đang cần mua. Trong lòng tôi cảm thấy hơi buồn bực, vì sao trước kia lại sơ ý như thế, rõ ràng thứ mình muốn, đang ở trước mắt, gần ở bên cạnh, tôi lại coi nhẹ mất.

Xem ra, lúc trước vì tư tâm và cái tâm muốn đạt được mục đích quá nặng, tâm không tĩnh nên không để mắt đến rất nhiều thứ ở xung quanh mình.

Sách, Cửa Hàng Sách, Cuốn Sách, Đọc, Nhà Văn, Màu Sắc
Xem ra, lúc trước vì tư tâm và cái tâm muốn đạt được mục đích quá nặng, tâm không tĩnh nên không để mắt đến rất nhiều thứ ở xung quanh mình. (Ảnh: Pixabay)

Cuộc trò chuyện liên quan đến một chú chó con

Vì vậy, khi bước ra khỏi hiệu sách, tôi đã điều chỉnh lại tâm tính, quyết định gác lại công việc, tập trung nói chuyện với con. Trên đường về nhà, đứa trẻ cứ nhìn những chú chó con và mèo con do người khác dắt đi dạo chơi, không ngừng trò chuyện với tôi, rằng con chó kia đáng yêu như thế nào, con mèo kia giống con mèo mà nó thích ra sao. Đang nói, cô bé đột nhiên hỏi tôi: Mẹ thích mèo hay là thích chó? Tôi nói rằng tôi thích chó, bởi vì chó rất trung thành với chủ nhân, một lòng bảo vệ chủ nhà, không bao giờ phản bội chủ nhân.

Con gái nói rằng, có phải là chủ nhân tìm không thấy đồ vật, chó con sẽ nghe hiểu được chủ nhân, giúp chủ nhân tìm đồ vật bị mất hay không? Ví như tìm thấy đồ vật để ở nơi đâu, chó con bèn ngậm vào miệng chạy tới đưa cho chủ nhân? Tôi nói rằng đúng là như vậy, chỉ cần đồ vật đó vẫn còn ở trong nhà, nó có thể dùng cái mũi linh mẫn của nó để tìm.

Nghe xong, cô bé rất vui, nói rằng: "Nếu mẹ có chó con, khi chó con tìm thấy đồ vật, chạy đến trước mặt mẹ, mẹ có sờ đầu xoa đầu nó hay không?"

Tôi nghe xong, dù bản thân chưa từng nuôi chó con, song lại bất giác theo sự tưởng tượng của con gái, tôi cũng bắt đầu tưởng tượng, trả lời rằng: "Chắc chắn là sẽ rất vui, sẽ sờ đầu xoa đầu khen ngợi nó. Nó làm chuyện tốt, đương nhiên hy vọng chủ nhân vui vẻ, nếu như chủ nhân không bày tỏ thái độ, thì nó sẽ rất thất vọng, rất buồn".

Không ngờ rằng, cô con gái lại hỏi một câu kỳ lạ: "Vậy nó là vì để được khen ngợi mà trợ giúp chủ nhân sao?"

Tôi nghe xong cảm thấy sửng sốt một chút, bèn trả lời ngay: "Không phải đâu con. Đó là bởi vì nó hy vọng chủ nhân vui vẻ, có thể vì chủ nhân giải quyết vấn đề, nó cảm thấy rất vui vẻ, cảm thấy mình có ích, có giá trị. Chủ nhân khen ngợi, là sự công nhận lớn nhất, chủ nhân tươi cười, là nguyện vọng của nó, cho nên trợ giúp chủ nhân, nó cảm thấy rất vui vẻ".

Đúng lúc này, tôi đột nhiên nghĩ đến, đây chẳng phải là cơ hội tốt nhất để con trẻ có thể hiểu được điều mà người lớn thường dạy bảo rằng "phải làm một người tốt, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui" hay sao?

Thế là tôi liền nói: "Lần này, con đã biết vì sao cần phải làm người tốt rồi chứ? Bởi vì trợ giúp người khác, không chỉ khiến người khác vui vẻ, mà mình cũng sẽ cảm thấy rất vui vẻ, cảm thấy mình rất có giá trị".

Con gái tôi dường như hiểu ra, im lặng nhìn tôi gật gật đầu.

Thế là cô bé lập tức nhớ tới một con mèo bị vứt bỏ bên ngoài, trên người đầy vết thương, được một ông lão nhặt về nuôi dưỡng. Đây chính là ông lão mà cô bé gặp khi chơi ở gần nhà, nhìn thấy ông lão dắt con mèo đi dạo. cô bé mải mê kể, nói rằng ông lão đã cứu giúp con mèo, nay con mèo rất thân thiết với ông lão, lúc nào cũng đi theo ông.

Con gái kể cho tôi chuyện này, tôi mới biết được vì sao mấy ngày gần đây cô bé luôn thích nói về mèo, còn thường đi xem mèo của nhà khác, hơn nữa còn đặt tên cho mèo. Tôi vì những ngày gần đây bề bộn công việc, không biết lắng nghe con trẻ nói chuyện, nghĩ lại cảm thấy rất hổ thẹn.

Thế là tôi nói với con gái: "Đúng vậy con gái. Ông lão rất tốt, làm việc tốt, cứu giúp mèo con, mèo con nhất định rất cảm kích rất hạnh phúc. Ông lão cũng nhất định rất vui vẻ. Đây chính là cảm giác vui vẻ khi giúp đỡ người khác. Con nhất định phải nhớ kỹ".

Con gái vui vẻ nói với tôi rằng, cô bé nhất định sẽ nhớ kỹ. Cô bé còn nói rằng sau giờ học xong piano sẽ đi xem con mèo nhỏ ở gần nhà, bởi vì lo lắng rằng nó quá cô đơn, phải thường xuyên đến thăm nó. Cô bé còn thích thú kể rằng, chú mèo con kia chỉ cần nhìn thấy cô, nghe thấy cô gọi tên, liền nhanh chóng chạy đến, trông rất vui sướng.

Vì vậy, tôi nghĩ lại và hỏi con bé, nếu con mèo con phớt lờ con và không quay lại nhìn con khi nghe con gọi, con có cô đơn và cảm thấy bị bỏ rơi không? Con gái tôi nói, tất nhiên là như vậy, con sẽ rất buồn. Tôi hỏi con gái lần nữa, vậy tại sao con lại phớt lờ, thậm chí sốt ruột nếu mẹ rủ đi ăn hay gì đó gọi con? Mẹ không buồn hơn sao?

Vì vậy tôi lại nhân cơ hội hỏi con gái: "Nếu như mèo con không để ý tới con, nghe thấy con gọi cũng không quay đầu lại nhìn con, con có cảm thấy buồn không?".

Con gái nói: "Đương nhiên là có ạ, con sẽ rất buồn".

Tôi lại hỏi con gái: "Thế khi mẹ gọi con xuống ăn cơm, hoặc có việc bảo con, vì sao con lại lờ đi, thậm chí không vâng lời như vậy? Vậy mẹ chẳng phải sẽ buồn lắm sao?".

Con gái dường như đã phân biệt ra, lập tức ý thức được mình sai, thế là cười nói: "Mẹ, tại con mải xem TV quá mà".

Tôi nói rằng: "Vậy ít nhất giọng điệu không được tức giận, vì như vậy sẽ làm tổn thương người khác. Con có thể nói chờ một chút, phải có lễ phép, nếu không, ai cũng sẽ cảm thấy bị xem nhẹ. Huống gì mẹ đã nuôi con lớn như thế. Chẳng phải rất vất vả sao? Ngữ khí nhất định phải tốt. Đối với cha mẹ phải tôn kính".

Con gái nghe xong không còn phản bác, về sau, khi tôi bảo con gái, cô bé luôn lễ phép trả lời.

Cha, Con Gái, Nắm Tay, Mẹ, Đứa Trẻ, Con, Gia Đình, Cùng
Ảnh: Pixabay

Tĩnh tâm lắng nghe - binh pháp mấu chốt nhất mà mọi người nên dùng

Qua vấn đề này, tôi nhận ra rằng giáo dục trẻ phải hiểu trẻ. Nếu quan tâm hơn, bạn có thể hiểu được cảm xúc và mối quan tâm của trẻ, trò chuyện nhiều hơn về cuộc sống của trẻ, lắng nghe suy nghĩ thật của trẻ và bạn có thể giải quyết chúng một cách ngẫu nhiên. Hãy dùng các câu hỏi, để những đứa trẻ hiểu những nguyên tắc được dạy bởi người lớn dựa trên những điều và kinh nghiệm mà chúng gặp phải.

Thông qua việc này, tôi ý thức được rằng, muốn giáo dục con trẻ thì cần phải hiểu rõ con trẻ. Nếu như cha mẹ quan tâm nhiều hơn, sẽ có thể thấu hiểu cảm thụ về mối quan tâm của trẻ. Trò chuyện nhiều hơn với trẻ về những chuyện gặp phải trong cuộc sống, lắng nghe ý nghĩ chân thực của chúng, sẽ có thể ngẫu nhiên giải quyết vấn đề. Hãy để con trẻ từ chính những sự việc mà mình gặp phải đi lý giải đạo lý mà người lớn dạy bảo.

Trong các lĩnh vực như kinh tế và chiến tranh, mọi người đều biết rằng tình báo là rất quan trọng, đều sẽ vận dụng trí tuệ của binh pháp "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Và trong cuộc sống, kỳ thật khắp nơi đều cần dùng trí tuệ này. Khi giải quyết vấn đề và mâu thuẫn, nếu không hiểu rõ tình huống chân thật của đối phương, làm sao có thể bốc thuốc đúng bệnh đây? Giáo dục con trẻ, cũng giống như vậy. Khi con trẻ và cha mẹ phát sinh xung đột, mâu thuẫn, nếu không đủ tỉnh táo, tính nhẫn nại và hiểu được tình huống tâm lý của trẻ, thì giải quyết vấn đề như thế nào? Điều này đối với tôi, chính là một lần khắc sâu học tập và thực tiễn.

Nhưng có lẽ trước khi tận lực tìm kiếm trí tuệ binh pháp, hãy ổn định lại tinh thần, dứt bỏ tạp niệm, chú ý đến con trẻ, quan tâm chúng, để con trẻ có cơ hội thực sự biểu đạt tâm nguyện và cảm thụ của mình một cách tự nhiên tự tại.

Nếu mỗi ngày cha mẹ đều có thể làm được 'tĩnh tâm lắng nghe con trẻ nói chuyện', thì có lẽ liền sẽ tìm thấy vấn đề. Có lẽ, rất nhiều vấn đề sẽ tự nhiên được giải quyết.

Hòa An
Theo Lưu Như - Vision Times

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Giáo dục con trẻ như thế nào? Sử dụng 'Binh pháp Tôn Tử' là hữu hiệu nhất