Hội họa phương Đông vẽ các vị Thánh phương Tây đẹp ngỡ ngàng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những bức tranh theo chủ đề Thiên Chúa giáo, vô luận là hình người hay phong cảnh, đều mang đầy đủ các yếu tố văn hóa truyền thống phương Đông

Người họa sĩ thể hiện chúng theo phong cách vẽ tranh truyền thống Trung Quốc. Về phong cách hội họa, họa sĩ theo dòng hội họa Trung Hoa làm chủ đạo, bút lông và mực tàu là nét vẽ chính, sử dụng kỹ thuật truyền thống có tính khái quát và biểu cảm cao để vẽ các tác phẩm tượng Thần. Các bức tượng và nhân vật, trang phục cùng bối cảnh trong các tác phẩm đều ở Trung Quốc.

Hầu hết các bức tranh sử dụng các biểu tượng hình ảnh truyền thống của Trung Quốc. Ví dụ, lấy bối cảnh đình viện hoặc non xanh nước biếc. Các bức tranh vẽ trong nhà dựa theo đồ nội thất, trang trí nhà cửa, các hoa văn, cùng các yếu tố biểu tượng tâm linh thường được sử dụng những hình biểu tượng cát tường, hoặc các biểu tượng tinh thần trong các bức tranh nhân văn truyền thống phương Đông. Chẳng hạn, như cây tùng và cây bách tượng trưng cho lòng dũng cảm và sự chính trực, hoa mẫu đơn tượng trưng cho điềm lành và giàu sang. Đồng thời, đường nét cọ vẽ rất tỉ mỉ về màu sắc, và lại thêm vào kỹ thuật hội họa phương Tây.

Bức tranh “Ba vị vua phương Đông” của họa sĩ Trần Duyên Đốc. (Nguồn qua SOH)

Năm 1930, Đại học Công giáo Phụ Nhân nổi tiếng của Trung Hoa Dân Quốc thành lập Khoa Mỹ thuật. Trần Duyên Đốc, giảng viên Khoa Mỹ thuật, đã kết hợp văn hoá truyền thống phương Đông và phương Tây, đã dùng kỹ thuật hội họa phương Đông khắc họa Đức Mẹ Maria, và mở ra trường hội họa Cơ Đốc giáo Trung Hoa Dân Quốc. Ông Trần Duyên Đốc là nhân vật nòng cốt, cùng các học trò là Lục Hồng Niên, Vương Túc Đạt v.v. Vào thời điểm đó, các tác phẩm của họ đã có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều nước ở Châu Âu.

Một số lượng lớn các bộ tranh của giáo viên và học sinh là "Mỹ thuật Cơ Đốc giáo Trung Quốc" và "Chúa của tôi" đã được in với số lượng lớn từ năm 1938 đến năm 1950. Chúng được xuất bản bằng tiếng Anh, Pháp, Đức. Việc xuất bản đã đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy việc hồng truyền nghệ thuật hội họa và kỹ thuật hội họa Trung Quốc. Các tác phẩm của Lục Hồng Niên đặc biệt nổi bật với phong cách này.

Bức tranh “Chúa giáng sinh” của Họa sĩ Trần Duyên Đốc. (Nguồn qua SOH)

Lục Hồng Niên (1919-1989), quê Thái Thương, Giang Tô, sinh ra ở Bắc Kinh. Khi còn tấm bé, anh rất thích vẽ tranh đã học phong cảnh cùng Lý Trí Siêu ở trường cấp hai. Ông nội và ông ngoại của Lục Hồng Niên đều là quan chức cấp cao ở Bắc Kinh và thời nhà Thanh. Cha ông cũng là quan chức cấp cao ở thời Trung Hoa Dân Quốc. Lục Hồng Niên đã nhớ lại thời thơ ấu:

Những người bạn châu Âu thỉnh thoảng gửi cho chúng tôi một vài tấm thiệp chúc mừng. Dù lúc đó còn nhỏ, nhưng đã giữ lại một vài tấm bưu thiếp Cơ Đốc giáo. Trong số đó, tôi đặc biệt chú ý đến một bức: Chúa Giê-xu ban phước cho trẻ nhỏ.

Lần đó, tôi hỏi mẹ: “Tại sao trong bức tranh không có trẻ em Trung Quốc?”

Mẹ nói: “Chúa Giêsu yêu thương tất cả mọi người, kể cả người Trung Quốc, nhưng bức tranh do người châu Âu vẽ, nên họa sĩ chỉ vẽ mặt người châu Âu”.

Lúc đó tôi nói: “Con sẽ vẽ một số bức tranh trẻ em Trung Quốc được Chúa ban phước lành”.

Vào năm 1933, Lục Hồng Niên được nhận vào Khoa Mỹ thuật của Đại học Công giáo Phụ Nhân. Vào mùa thu năm 1934, nhận được sự khích lệ của tu sĩ, họa sĩ Berchmans Brückner và họa sĩ Trần Duyên Đốc tại Đại học Công giáo Phụ Nhân, ông đã tạo ra một bức tranh tỉ mỉ đầu tiên mang nét truyền thống Trung Hoa, với chủ đề Công giáo cho buổi Triển lãm Tranh Giáng sinh của Giáo viên và Sinh viên thuộc Đại học Công giáo Phụ Nhân. Buổi triển lãm nghệ thuật rất nổi tiếng vào thời điểm đó, rất nhiều bức tranh đã được quan khách mua ngay tại chỗ, đã truyền cảm hứng rất lớn cho các giáo viên và sinh viên tại Khoa Mỹ thuật. Đồng thời, phong cách vẽ tranh Công giáo "Trung Quốc" đã được phổ biến rộng rãi khắp nơi.

Trong thời gian ở Đại học Phụ Nhân, Lục Hồng Niên và Từ Chí Hoa, Vương Túc Đạt cùng các đồng sự đã tham gia sáng tạo bản địa hóa nghệ thuật Công giáo, và tổ chức một số buổi triển lãm nghệ thuật. Tất cả họ đều thuộc lòng "Kinh Thánh" và quyết tâm theo hội họa nghệ thuật Kinh Thánh này. Phong cách đặc trưng là đường nét vẽ tỉ mỉ và lấy màu sắc làm chủ đạo, mang đến cảm giác sống động. Đã giúp hội họa Trung Quốc thêm một ý nghĩa sâu rộng.

Năm 1938, Lục Hồng Niên vẽ bức tranh tường "Kĩ lạc thiên" cho chùa Phổ Chiếu trên sông Bắc An ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Năm 1939, ông theo học Hoàng Tân Hồng chuyên về tranh sơn thủy. Năm 1946, ông tốt nghiệp và đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh. Sau đó, ông trở thành giáo viên dạy hội họa tại Trường Trung học thuộc Đại học Công giáo Phụ Nhân, và là nhà nghiên cứu Hội họa Trung Quốc tại Viện Triển lãm Cổ vật. Một bài báo năm đó đã ca ngợi ông như sau:

"Đại học Công giáo Phụ Nhân là nền tảng giúp Lục Hồng Niên triển hiện tài năng, đồng thời, cũng là cái nôi cho nuôi dưỡng sự nghiệp của ông. Khi đó, Lục Hồng Niên rất hứng thú với bích họa. Trong trường có giáo sư Berchmans quốc tịch Áo dạy bích họa. Lục Hồng Niên là người quyết tâm, thường xuyên đến thăm riêng giáo sư Berchmans, chân thành xin lời khuyên. Giáo sư Berchmans đã dạy ông kỹ thuật vẽ tranh tường, cũng như phương pháp chế tác tranh tường phương Tây. Ông cũng bằng nhiều cách tìm kiếm tài liệu vẽ tranh tường Trung Quốc và nghiên cứu kỹ lưỡng. Khi tốt nghiệp năm 1936, ông Lục Hồng Niên không chỉ đứng đầu trong tổng số điểm của kỳ thi Khoa Mỹ thuật, mà tại lễ tốt nghiệp Hiệu trưởng Trần Viên đã tuyên bố rằng, Lục Hồng Niên là sinh viên tốt nghiệp hạng nhất năm nay".

Có người từng nhận xét về tranh của Lục Hồng Niên rằng: "Tác phẩm của ông không nhiều, nhưng những bức tranh thể hiện nghệ thuật Cơ Đốc giáo đều rất xuất sắc. Sự kết hợp giữa phong cách phương Đông và phương Tây trong các tác phẩm của ông có liên quan rất nhiều đến kinh nghiệm học vẽ tranh sơn thủy, và sau đó tranh sơn dầu của ông".

Dòng chính của hội họa phương Tây tập trung tả thực, hội họa phương Đông chủ yếu tả ý. Do đó, Lục Hồng Niên đã chọn thể loại hội họa truyền thống Trung Hoa “công bút” có xu hướng "tả thực", cũng như hình thức thể hiện ở các bản in dân gian. Đồng thời, ông chọn lụa làm chất liệu cho bức tranh. Bằng cách này, có thể tính đến bố cục của các bức tranh phương Tây và việc sử dụng bút vẽ và tông màu trong tranh Trung Quốc. Trong hội họa, ông đánh giá rất cao thủ pháp của nhà truyền giáo người Ý Lang Thế Ninh (Giuseppe Castiglione), một họa sĩ cung đình vào thời nhà Thanh. Ông cho rằng, các tác phẩm tả thực thuần túy, cần phải "nét bút màu sắc phải đạt đến tuyệt diệu, sau đó sử dụng phép thấu thị và độ sáng tối của thủ pháp hội họa phương Tây". Về phong cách hội họa, ông còn tham khảo thủ pháp biểu hiện của hội họa Phật giáo và Đạo giáo truyền thống Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là, người họa sĩ trong quá trình sáng tác, cần tràn đầy lòng kính ngưỡng đối với Thần thì mới sáng tạo nên những bức tranh sống động truyền thần như vậy.

Bức tranh "Thiên Thần báo hỷ" của Lục Hồng Niên. (Nguồn qua SOH)

Bức "Thiên Thần báo hỷ" bất kể về bố cục hay hình tượng nhân vật, đều tham khảo tranh sĩ nữ truyền thống Trung Quốc: Tạo hình nhân vật có tóc mây búi cao, trầm tính trang nhã; y phục và hoa văn, mây trong tranh đều theo phong cách truyền thống Trung Quốc, hoàn toàn phù hợp với thói quen thẩm mỹ truyền thống Trung Hoa.

Bối cảnh bức tranh kiểu Trung Quốc gồm có những cây tre mảnh mai, đình viện bao gồm các kiến trúc và cửa sổ truyền thống. Trong tranh còn có chiếc thư án dài, hoa lan. Bố cục của toàn bộ bức tranh là nét văn hoá truyền thống điển hình Trung Hoa. Đường nét của tác phẩm uyển chuyển và đơn giản, màu sắc súc tích và rõ ràng, vừa tao nhã vừa bình dị, là một kiệt tác của Lục Hồng Niên.

Thuần Chân
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Hội họa phương Đông vẽ các vị Thánh phương Tây đẹp ngỡ ngàng