Chu Dịch giải mã Thiên Cơ (Phần 6): Huyền Cơ của Thái Cực

Giúp NTDVN sửa lỗi

Muốn hiểu được Chu Dịch, trước tiên cần thấu ngộ huyền cơ của Thái Cực. Phần trước chúng tôi đã giảng về Bàn cân Thái Cực, đó là cơ chế hạch tâm dẫn động Chu Dịch vận hành, cũng là quy luật vận hành quan trọng của Thái Cực, trong chương này chúng tôi sẽ giải thích cho độc giả về kết cấu cao tầng của Chu Dịch.

Xem lại Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5

Loạt bài “Chu Dịch giải mã Thiên Cơ Chu Dịch” là phần sau của bộ Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao, cho nên có nhiều chỗ có tính kế thừa, cần đọc xong bộ này trước, thì lý giải rõ hơn.

Chu Dịch khởi nguồn từ Thái Cực, là quá trình cụ thể sinh thành thế giới chúng ta từ Thái Cực, nếu lấy Chu Dịch mà luyện, cuối cùng sẽ quy về Thái Cực, Bát Quái cũng khởi nguồn từ Thái Cực, Bát Quái sau khi vận chuyển và tuần hoàn, hình thành nên Chu Dịch. Chu Dịch là vòng tuần hoàn Thiên Địa Đại Chu Thiên siêu việt thời không của thế giới chúng ta.

Muốn hiểu được Chu Dịch, trước tiên cần thấu ngộ huyền cơ của Thái Cực. Phần trước chúng tôi đã giảng về Bàn cân Thái Cực, đó là cơ chế hạch tâm dẫn động Chu Dịch vận hành, cũng là quy luật vận hành quan trọng của Thái Cực, trong chương này chúng tôi sẽ giải thích cho độc giả về kết cấu cao tầng của Chu Dịch.

Mọi người đều đã xem qua đồ hình Thái Cực, một vòng tròn, ở giữa có hình chữ S chia vòng tròn làm hai, thành hình cặp cá Âm Dương đầu đuôi chạm nhau, hình thành nên tuần hoàn, đầu mỗi con cá có một chấm tròn, đó là mắt cá Âm Dương, gọi là Âm Dương Nhãn. Mắt của Dương Ngư là Âm Nhãn, mắt của Âm Ngư là Dương Nhãn, Âm Dương nhãn biến hóa không ngừng, làm trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Đây là kết cấu của Thái Cực đồ, vô cùng đơn giản, nhưng huyền diệu vô cùng.

Nhưng Thái Cực đồ này, chỉ là hình vẽ thể hiện trên không gian hai chiều của tờ giấy. Thái Cực chân thực không phải hai chiều, cũng không phải ba chiều, mà là cao tầng các thời không. Chiều của nó bắt nguồn từ rất cao, xuyên suốt các tầng từ trên xuống, đều có các kết cấu hiển hiện khác nhau tại mỗi tầng, nhưng thể hiện tại mỗi tầng đó lại không phải là kết cấu chân thực của Thái Cực.

Chiều của nó bắt nguồn từ rất cao, xuyên suốt các tầng từ trên xuống, đều có các kết cấu hiển hiện khác nhau tại mỗi tầng, nhưng thể hiện tại mỗi tầng đó lại không phải là kết cấu chân thực của Thái Cực. (Ảnh: Pixabay)

Bây giờ chúng ta hãy nhảy ra khỏi không gian ba chiều của chúng ta, mà lý giải một chút Thái Cực ở cao tầng, chúng ta hãy phóng tầm mắt về hệ Ngân Hà.

Có vị nói hệ Ngân Hà là một Thái Cực, không sai. Nhưng lại nói, hệ Ngân Hà hình tròn, nhánh xoáy xung quanh hình chữ S, nên xem hệ Ngân Hà như là Thái Cực đồ. Điều này không chính xác, đây là dùng khái niệm từ không gian hai chiều để lý giải sự vật ở cao tầng, rất khập khiễng.

Hệ Ngân Hà có 4 nhánh xoay, kết cấu xoáy ốc, nên nhìn không giống Thái Cực, hơn nữa lại thiếu kết cấu căn bản Âm Dương Nhãn, cho nên không thể lý giải như vậy.

Hệ Ngân Hà thực sự là một Thái Cực, nhưng chúng ta chưa bao quát hết, chỉ nhìn được một mặt, mặt kia nằm ở cao tầng thời không, chúng ta nhìn không ra.

Trước khi giải chỗ mê này, chúng ta cùng bàn về đường hầm thời không, hoặc gọi là “Lỗ giun vũ trụ”. Đây đã được giải thích chi tiết trong “Tìm kiếm chìa không gian chiều cao” phần trước, nay tóm lược lại: Hiện nay giới khoa học hàng đầu đề xuất một khái niệm “Không gian cong”, có thể dùng đó để giải thích nguyên nhân hình thành đường hầm thời không. Lấy ví dụ: Trên trang giấy trắng có hai điểm A, B cách nhau 10 cm. Xuất phát từ điểm A, ta phải vượt qua ít nhất là 10cm không gian thì mới tới điểm B. Nếu cuộn tờ giấy lại cho điểm A trùng điểm B, vậy khoảng cách từ A đến B sẽ là 0, thời không giữa hai điểm đã tiêu mất. Từ điểm A có thể lập tức đến điểm B mà không cần đi qua bất kỳ một thời gian và không gian nào.

Vậy nên, có thể lấy thời không tầng cao tiến hành bẻ cong xuống tầng dưới, làm hai điểm bất kỳ trùng nhau, thì có thể xuyên việt giữa hai điểm mà siêu việt thời không. Bẻ cong thời không, làm trùng hợp các điểm liên tiếp thì tạo thành lỗ giun Vũ Trụ. Thông qua lỗ này mà đi lại xuyên việt qua hai điểm A, B. Cùng như vậy, dùng phương thức này kết nối các thời không khác nhau, liên tiếp, hình thành nên tuần hoàn Chu Thiên siêu việt.

Chúng ta hãy nhìn Thái Cực, Âm Dương nhãn kỳ thực hệt như “Lỗ giun Vũ Trụ”, Âm nhãn nằm ở trung tâm đầu Dương Ngư nhưng lại nối với Âm Ngư và ngược lại Dương nhãn cũng vậy. Kiến lập kết nối giữa Âm Ngư và Dương Ngư. Âm Dương nhãn như lỗ giun vũ trụ kết nối Âm Dương, kiến lập kết nối trực tiếp giữa Âm Ngư và Dương Ngư, đây chính là kết nối đường hầm vũ trụ giữa hai thời không, chiều không gian khác nhau. Trong loạt bài “Tìm kiếm chìa không gian chiều cao” chúng tôi đã bàn về Thủy Mạch, Tuyền Nhãn cùng Hải Nhãn (mạch nước, mắt suối, mắt biển). Hải Nhãn nằm trên lục địa, nhưng liên thông trực tiếp với đại dương, sau Hải Nhãn có các mạch nước liên thông trực tiếp với đại dương, một khi Hải Nhãn bị mở ra thì ngay lập tức nước biển tràn vào nhấn chìm lục địa. Đây cũng xem như một kết cấu Thái Cực nhỏ.

Chúng ta hãy nhìn Thái Cực, Âm Dương nhãn kỳ thực hệt như “Lỗ giun Vũ Trụ”, Âm nhãn nằm ở trung tâm đầu Dương Ngư nhưng lại nối với Âm Ngư và ngược lại Dương nhãn cũng vậy. (Ảnh: Tổng hợp)

Tuy Thái Cực có phân Âm, Dương, nhưng Âm Dương trong Thái Cực tuần hoàn vận chuyển mà tương thông nhất thể, cho nên Thái Cực là một Đại Tuần Hoàn hỗn viên nhất thể. Nó là nền móng, từ căn bản mà khống chế tất cả Đại Tuần Hoàn Chu Thiên, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.

Thái: nghĩa là lớn nhất, cực lớn; Cực: nghĩa là chung cực, cực hạn, cuối cùng. Thái Cực là khởi đầu và kết thúc của tất cả năng lượng vật chất tuần hoàn, từ nền móng Âm Dương khống chế tất cả Đại Chu Thiên tuần hoàn từ khi khởi thủy cho tới lúc tận cùng.

Âm Dương nằm trong tầng sâu của vật chất, nó so với vi lạp nhỏ nhất mà khoa học hiện nay thấy được thì còn nhỏ hơn vô số lần, nó tổ hợp tầng tầng sinh ra vạn sự vạn vật, khi đến Thái Cực thì hợp lại thành nhất thể, hình thành hỗn viên đại tuần hoàn, tất cả vật chất đều hồi quy trong này, trao đổi, tuần hoàn, hình thành nên Đại Kết Giới.

Nói tới đây, chúng ta bàn một chút về tuần hoàn Âm Dương. Tuần hoàn mà nhân loại chúng ta biết thường chỉ là tuần hoàn trong cùng thời không, cùng tầng không gian, bởi vì đại não chúng ta chỉ có thể kiến lập những khái niệm như vậy.

Tuần hoàn siêu việt thời không, như Âm Dương tuần hoàn là khái niệm thế nào?

Chúng ta lấy ví dụ ở tầng thấp cho tiện lý giải. Ví dụ không gian hai chiều có hai mặt, mặt Âm và mặt Dương. Tờ giấy là hai chiều, có hai mặt, mặt trên và mặt dưới, tương đương như Âm và Dương. Nhưng trong không gian hai chiều, hai mặt tờ giấy hoàn toàn phân cách, làm thế nào để hai mặt đó sản sinh ra tuần hoàn? Cần kiến lập liên kết vượt thời không, thì mới liên kết được hai mặt tờ giấy.

Trong số học có một mô hình nổi tiếng, gọi là “dải băng Mobius”. Lấy một dải băng giấy, vặn 180 độ, dán hai đầu lại, thành một vòng băng. Vòng băng bình thường thì có hai mặt trong, ngoài. Nhưng vòng băng Mobius vô cùng kỳ dị, chỉ có một mặt. Nếu từ một điểm bất kỳ trên một mặt vẽ một đường cho tới khi quay lại điểm đó, sẽ thấy rằng nét vẽ đó đi qua hai mặt. Đây tương đương như tuần hoàn Âm Dương đại chu thiên, đi một vòng lấy hai mặt Âm Dương đồng thời liên tiếp lại. Nhưng tùy theo thời không nâng cao lên, Âm Dương tuần hoàn đại chu thiên cũng càng thêm phức tạp.

Chúng ta lại thêm một chiều không gian, từ hai chiều lên ba chiều. Thì vòng Mobius sẽ thành mô hình Chai Klein.

Hình ảnh trong suốt của chai Klein. (Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Chai Klein là một mô hình số học độc đáo, nâng cấp từ mô hình Mobius. Nó là mô hình bình liên thông trong ngoài, chỉ có một mặt, không phân biệt trong ngoài. Hình thành nên tuần hoàn vô hạn.

(Trong toán học, Chai Klein là một ví dụ cho mặt không định hướng, nói cách khác, đó là một bề mặt, mà trong đó khái niệm về trong và ngoài không thể được xác định một cách nhất quán. Một số khái niệm hình học không định hướng liên quan khác có thể kể tới như mặt Mobius hay mặt phản xạ thực. Wikipedia)

Bởi vì tuần hoàn Âm Dương đại chu thiên là siêu việt chiều không gian, cho nên tuần hoàn đại chu thiên trong không gian hai chiều phải được tiến hành trong không gian ba chiều, và tuần hoàn đại chu thiên trong không gian ba chiều phải được tiến hành trong không gian bốn chiều.

Nhân loại chúng ta sinh tồn trong không gian ba chiều, tuần hoàn Âm Dương hai chiều Mobius có thể tồn tại trong thế giới chúng ta, nhưng tuần hoàn Âm Dương ba chiều Chai Klein không thể trình hiện trong thế giới chúng ta, nó đã siêu việt khỏi thời không chúng ta, nó tồn tại trong không gian bốn chiều.

Do vậy, chúng ta chỉ có kiến lập được mô thức tư duy cao tầng thì mới có thể lý giải những điều này. Mà Chu Dịch là Âm Dương đại chu thiên tuần hoàn trong thế giới chúng ta, nên nó là cao tầng, Thái Cực cũng tồn tại ở cao tầng.

Mô hình bình Chai Klein là loại tuần hoàn đại chu thiên ba chiều, nó tồn tại ở cao tầng, bây giờ chúng ta cải biến hình trạng, làm nó trở thành hình cầu tròn, gọi là “Klein nhân cầu”, làm bên trong và bên ngoài cầu liên thông, trở thành cầu chỉ có một mặt (xem hình minh họa)

Klein nhân cầu này không phân trong ngoài, nó là thể một mặt trong ngoài liên thông tuần hoàn vô hạn. Điều này chỉ có thể tưởng tượng, không vẽ ra được. Chúng ta phát hiện rằng nhân cầu Klein có hai lỗ thời không, giữa chúng hình thành kết nối thời không cong. Men theo mặt ngoài sẽ qua lỗ kết nối mà tới mặt trong, rồi cứ như vậy mà tuần hoàn vô hạn, vô thủy vô chung, phần trước có nói tới 10 Thiên Can và 12 Địa Chi đại tuần hoàn cũng là loại tuần hoàn này.

Nếu đem mô hình này cắt dọc, sẽ được tiết diện là mô hình Mobius “∞”.

Sau đó tiếp tục đơn giản hóa xuống tầng thấp nhất, đến kết cấu mặt phẳng có thể vẽ trên giấy, thì đó chính là hình Thái Cực. Hai lỗ thời không chính là Âm Dương nhãn.

Bây giờ chúng ta lại quay lại nhìn hệ Ngân Hà. Hệ Ngân Hà là hình tròn, bàn tròn, trung tâm là một lỗ đen cự đại, toàn bộ hệ Ngân Hà xoáy quanh lỗ đen. Nhưng tại thời không khác, cũng có những lỗ liên thông với lỗ đen này, thuyết tương đối rộng có đề xuất một khái niệm lỗ đen tương phản, gọi là Lỗ trắng. Nó tương phản với lỗ đen, nó không ngừng phóng xạ vật chất ra ngoài. Chúng ta có thể dùng danh xưng của nó, nhưng không dùng khái niệm của vật lý học hiện nay.

Giới khoa học có phát hiện mới nhất, lỗ đen không chỉ hút tất cả các vật chất nằm trong trường dẫn lực của nó, mà còn không ngừng phóng xạ ra ngoài những vật chất mới, nó chính là hệ thống tiêu hóa của sinh mệnh thể cự đại trong Vũ Trụ.

Nó hấp thụ vật chất trong không gian chúng ta, thông qua hấp thụ chuyển hóa, vận chuyển sang một thời không khác có liên thông trực tiếp. Đồng thời cũng hấp thụ vật chất, năng lượng, chuyển hóa từ thời không khác, thông qua lỗ đen mà đưa tới không gian chúng ta.

Cho nên “Lỗ đen”, “Lỗ trắng” kỳ thực là liên tiếp với nhau, chúng giống như cánh cửa, từ bên này đi vào, đi ra từ bên kia, và ngược lại. Chúng liên tiếp hai mặt Âm Dương, làm đối tiếp các thời không khác nhau của hai mặt Âm Dương, hình thành nên thể tuần hoàn vô hạn vô lậu, hình thành Đại Chu Thiên Tuần Hoàn ở các tầng rất cao trong Vũ Trụ. Đây chính là Thái Cực.

Hiện nay chúng ta hãy nhìn hệ Ngân Hà, nó có phải là Thái Cực không? Mặt kia của nó có phải là ở thời không khác không?

Chương này khó lý giải, bởi vì những kết cấu đó siêu việt thời không của chúng ta, cần dùng tư duy cao tầng mà hình dung, đồng thời cần tự mình làm mô hình mà tiến hành tham chiếu.

Thái Bình
Theo Lý Đạo Chân - Vision Tmes



BÀI CHỌN LỌC

Chu Dịch giải mã Thiên Cơ (Phần 6): Huyền Cơ của Thái Cực