Kiến trúc trường tồn của Kyoto - cố đô Nhật Bản

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nghệ thuật truyền cảm hứng cho chúng ta qua các thời đại

Từ thế kỷ VIII-XIX, thủ đô của Nhật Bản là Kyoto. Kyoto được xây dựng năm 794 mô phỏng theo kinh đô Trường An của nhà Đường (Trung Quốc) mà nay là Tây An.

Trung Quốc đã có những sự ảnh hưởng nhất định đối với nền nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản. UNESCO đã liệt kê ra ít nhất là 17 di tích của Kyoto chứng minh cho sự phát triển chung có tính lịch sử của vườn thiết kế và kiến trúc gỗ trong xây dựng. UNESCO cũng ghi nhận rằng rất nhiều các công trình này đã được bảo tồn rất kỹ, đó là kết quả xứng đáng cho văn hoá truyền thống tôn trọng các công trình lịch sử của người Nhật. Nếu như có bất kỳ di tích nào cần được sửa chữa hay xây dựng lại thì các nghệ nhân người Nhật sẽ luôn giữ lại đúng như cấu trúc nguyên bản của công trình ban đầu.

Ao và vườn trước chùa Byodo-in tượng trưng cho miền đất thanh tịnh của Đức Phật A Di Đà. (Shane Myers Photography/Shutterstock)
Đền Ujigami với kiểu mái đầu hồi bất đối xứng dễ phân biệt, đây là minh chứng cổ nhất của kiểu kiến trúc Nagare-zukuri ở Nhật Bản. Đền thờ này có nhiệm vụ bảo vệ cho đền Byodo-in vào cuối thời kỳ Heian (794-1185) (Pistpist/Shutterstock)
Đền Kamigamo là đền thờ Thần đạo đầu tiên, được xây dựng năm 678 nhằm bảo vệ cho kinh thành Kyoto khỏi các thế lực xấu.
Ngũ trùng tháp tại chùa To-ji, một ngôi chùa theo trường phái Chân ngôn tông, được xây dựng năm 796, là một trong ba ngôi chùa Phật duy nhất tại thời điểm đó. Kukai, một cao tăng của Nhật Bản, đã thành lập trường phái Phật giáo Chân ngôn tông khi ông trở về sau chuyến tu học tại Trung Quốc. (Takashi/Shutterstock)
Sảnh chính của chùa Kiyomizu-dera (Chen Min Chun/Shutterstock)
Được xây dựng năm 788, chùa Enryaku nằm trên núi Hiei và trông xuống thành Kyoto. Đây cũng là thủ phủ của trường phái Phật giáo Thiên Thai Tông (Tendai) do nhà sư Saicho học hỏi từ Trung Quốc và truyền bá vào Nhật Bản. (Beibaoke/Shutterstock)
Được xây dựng năm 951, ngũ trùng tháp hùng vĩ của chùa Daigo được xem là chùa cổ nhất của Kyoto. Ở tầng trệt, các bức tường được trang trí bởi các bức tranh Phật.
Sảnh vàng của chùa Ninna. Theo truyền thống cổ xưa, một thành viên của gia đình hoàng tộc sẽ nắm vai trụ trì chùa Ninna (đây là ngôi chùa theo trường phái Chân ngôn tông) (Andres Garcia Martin/Shutterstock)
Shimogamo-jinja là một ngôi đền Thần đạo, đã có từ thế kỷ thứ VI (Nyker/Shutterstock)
Nép mình giữa rừng cây, Sekisui-in (trong ảnh) là kiến trúc từ thế kỷ thứ XIII còn sót lại trong khuôn viên chùa Kozanji (663highland/CC SA-BY 3.0)
Khu vườn Zen của thiền viện Koke-dera có từ năm 1339 và đã ảnh hưởng nhiều đến kiểu thiết kế vườn sau này (Julian52000/Shutterstock)
Khu vườn Zen của thiền tự Tenryu được xây dựng quanh một cái ao từ thế kỷ XIV. Gồm có thác nước, cầu đá và các tảng đá được sắp xếp cẩn thận để phục vụ cho việc thưởng thức. (Patrick Foto/Shutterstock)
Một cô gái với bộ kimono truyền thống đang thưởng ngoạn vẻ đẹp của chùa Kinkaku, ở Kyoto. (Guitar/Shutterstock)
Được xây dựng năm 1489, thiền tự Zen thuộc thiền viện Ginkaku thể hiện hai kiểu kiến trúc riêng biệt. (Sean Pavone/Shutterstock)
Khu vườn đá tại Thiền viện Ryoan-ji (Đền Rồng Hòa bình) được coi là một trong những ví dụ điển hình nhất của loại hình này. Phong cách khu vườn là kare-sansui, hay cảnh quan khô, và gồm những tảng đá lớn và đá sông bóng được sắp xếp và cào cẩn thận để tạo điều kiện cho thiền định. (Cquest/CC BY-SA 2.5)
Chùa Higashi Hongan biểu tượng cho sự huy hoàng của thời kì Azuchi-Momoyama (1574-1600) sau khi được trùng tu lại vào thế kỷ thứ XIII. Trong suốt giai đoạn này, các thiết kế theo kiểu lâu đài, dinh thự dần thay thế các đền đài. (DRN Studio/Shutterstock)
Lâu đài Nijo được xây dựng năm 1603 để bảo vệ cho cung Hoàng Đế, ở Kyoto, Nhật Bản (Beeboys/Shutterstock)

Du Du

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Kiến trúc trường tồn của Kyoto - cố đô Nhật Bản