Làm thế nào để thay đổi vận mệnh của một người?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề vận mệnh, tài lộc. Thực ra, vận mệnh con người có rất nhiều cách biểu hiện, bao gồm: họa và phúc, trắc trở hay suôn sẻ, giàu và nghèo, cát và hung, sống thọ hay chết yểu… Làm thế nào để thay đổi vận mệnh của một người?

“Mệnh” là một khái niệm quan trọng trong văn hóa truyền thống. Người xưa thường rất kính Trời tín mệnh, cho rằng: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”; hay là “Trong mệnh chỉ được 8 phần đấu gạo thì dù có đi khắp thiên hạ cũng không đầy cả đấu”; “Đại phú dựa vào mệnh, tiểu phú dựa vào cần cù”… Vậy nên cổ nhân cho rằng mỗi người sinh ra trên đời đều được an bài một vận mệnh khác nhau.

Mệnh rốt cuộc là gì?

Trong “Mạnh Tử – Tẫn tâm thượng”, Mạnh Tử nói đại ý rằng: Việc mình không cố ý làm nhưng lại thành công, đó là do ý Trời muốn vậy. Thứ mình không mong muốn mà tự nhiên tới, đó là do mệnh trời.

Trong “Hán thư – Đổng Trọng Thư truyện” có ghi: “Thiên lệnh chi vị mệnh” – Lệnh của Trời được gọi là mệnh. Tức là, mệnh của mỗi người đều có từ lúc mới chào đời, hay cũng nói là quỹ đạo vận hành của sinh mệnh con người vốn đã được trời định sẵn từ trước.

Vậy, vì sao cần phải hiểu biết về số mệnh con người? Bởi vì người xưa cho rằng, việc gì được chuẩn bị trước thì cũng sẽ thành công. Biết được vận mệnh thì có thể ứng phó được với những điều nguy hiểm xảy ra trên đường đời phía trước.

Bởi vì văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng: hết thảy vạn sự vạn vật đều có định số, có thể căn cứ theo dịch số, mệnh số mà suy đoán vận mệnh của con người. Trong sử sách của Trung Quốc có ghi chép rất nhiều cao nhân tinh thông về thuật số đoán mệnh, ví như: Khương Tử Nha, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn, v.v… Trong tu luyện của Phật gia còn xuất hiện một loại công năng kỳ diệu gọi là “túc mệnh thông” - có thể dùng thiên mục mà trực tiếp nhìn thấy được quá khứ, hiện tại, tương lai, thậm chí nhiều kiếp nhiều đời…

Tại sao chỉ nhìn tinh tú trên trời mà biết được hoạ phúc, thịnh suy của nhân gian? - DKN News
Văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng: hết thảy vạn sự vạn vật đều có định số, có thể căn cứ theo dịch số, mệnh số mà suy đoán vận mệnh của con người. (NTDVN tổng hợp)

Mệnh con người tuy là Trời định, nhưng có thể thay đổi vận mệnh

Đạo gia xưa có cách nói: “Ngã mệnh tại ngã bất tại thiên”, ý tứ là mệnh của mình do mình định đoạt chứ không phải do Trời, một người thông qua nỗ lực cố gắng thì có thể thay đổi được vận mệnh ở một mức độ nhất định.

Tuy nhiên, cũng có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”, nếu như con người không ngừng làm việc xấu thì đương nhiên không thể khiến cho vận mệnh tốt lên mà còn xấu đi, cuối cùng sẽ gặp bất hạnh. Vậy nên dưới tình huống thông thường, con người chỉ nên là tuân theo thiên mệnh, làm hết bổn phận, tùy kỳ tự nhiên, thuận theo số phận.

Nếu con người muốn thay đổi vận mệnh cho tốt hơn thì chỉ có một cách là hành sự theo Đạo Trời, như vậy sẽ được Thần Phật an bài lại mới. Vậy họ căn cứ vào điều gì để có thể an bài đường đời cho một người? Chính là căn cứ vào hành động thiện ác cùng tỷ lệ nghiệp đức đã tạo ra mà an bài. Người làm việc thiện sẽ nhận về thiện quả, người hành ác sẽ gặt quả ác báo, đây cũng gọi là “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.

Bí mật một gia tộc hưng thịnh 800 năm

Tể tướng nổi tiếng triều Tống là Phạm Trọng Yêm, vốn xuất thân bần hàn, khi còn trẻ rất nghèo. Ông phát thiện niệm: "Sau này nếu được mở mày mở mặt thì nhất định phải cứu giúp người nghèo khổ".

Sau này ông làm đến chức tể tướng, đã dùng thu nhập để cứu giúp hơn 300 gia đình.

Một lần ông mua một ngôi nhà ở Tô Châu. Thầy phong thủy khen ngôi nhà này có phong thủy cực tốt, đời sau ắt con cháu làm quan to. Phạm Trọng Yêm lập tức quyên tặng căn nhà này, hoán cải thành học đường. Bởi vì ông nghĩ, để con cháu người dân thành Tô Châu đều nở mày nở mặt, so với để một mình nhà ông hưởng phúc thì chẳng phải là càng tốt sao?

Tục ngữ nói: Giàu không quá 3 đời. Nhưng gia tộc họ Phạm lại hưng vượng 800 năm. Bốn người con trai ông đều tài đức song toàn, đều làm tể tướng và đại quan.

Vậy mới nói, chỉ có tích đức hành thiện mới có phúc báo, mới có thể thay đổi vận mệnh. Còn người gian ác muốn cầu phúc báo cũng không thể đắc được, bởi vì lẽ Trời không cho phép.

Theo các cổ tịch phong thủy ghi chép, gian thần Tần Cối đã từng dùng quyền thế uy hiếp thầy phong thủy nổi tiếng triều Tống là Lại Bố Y, yêu cầu ông tìm cho mình bảo địa phong thủy có thể khiến con cháu đời sau đều được phong vương phong hầu, cầu hưởng phúc vạn đời.

Lại Bố Y bất đắc dĩ phải làm theo, nhưng bi phẫn nói: "Đất này mà không phát thì không có địa lý, nhưng đất này mà phát thì không có thiên lý".

Tể tướng triều Đường thở bằng tai, khiến Thần tướng Viên Thiên Cang cũng suýt đoán mệnh sai,Làm thế nào để thay đổi vận mệnh của một người?
"Đất này mà không phát thì không có địa lý, nhưng đất này mà phát thì không có thiên lý". (Tranh: Zhiqing/secretchina)

Sau này Tần Cối táng mộ tổ vào phúc địa này, còn dương dương đắc ý, cho rằng vạn sự đại cát. Do đó hắn câu kết với ngoại bang, vọng tưởng mình có thể phong vương, phong hầu.

Một đêm, cuồng phong mưa lớn nổi lên, sấm sét ầm ầm khiến núi sông cũng dịch chuyển. Vốn là phúc địa, chỉ sau một đêm đã bị thay đổi thành đất diệt gia môn. Gia tộc Tần Cối gian tà không tránh khỏi họa diệt vong.

Bởi vì đạo của Trời là ban thưởng cho cái thiện và trừng phạt cái ác. Cho nên con người muốn thay đổi đường đời hay vận mệnh của mình từ xấu trở nên tốt thì cần tuân theo quy luật vũ trụ, trọng đức hành thiện, gắng sức sửa chữa lỗi lầm trước đây.

Người hành thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã rời xa

Người xưa nói rằng người cát tường thường làm 3 điều thiện, thì sau 3 năm Trời ắt sẽ ban phúc.

Nói lời thiện: lời không đúng lễ thì không nói, vui thích nói về thiện hạnh của người khác, khuyên người khác làm nhiều việc tốt.

Nhìn điều thiện: điều không đúng chuẩn mực thì không nhìn, vui thích nhìn thấy người thiện, thích xem sách thiện, thường xuyên tự xem xét lỗi lầm của mình, chứ không nhìn việc xấu của người khác.

Làm việc thiện: những việc phi pháp thì tuyệt đối không làm, thường làm việc thiện mà không mong cầu báo đáp, đề xướng thúc đẩy và cảm hóa mọi người xung quanh làm việc thiện.

Nếu ngày ngày đều làm được 3 việc thiện trên, thì sau 3 năm, tức là sau nghìn ngày thì đã tích được đầy thiện rồi, Trời ắt sẽ ban phúc. Và nếu có họa cũng chuyển thành phúc, nếu gặp nguy cũng hóa bình an. Vậy thì, nếu làm 3 điều ác ngược lại với 3 điều thiện bên trên, sau 3 năm Trời ắt giáng họa.

Quả báo của phúc họa là do cái tâm thiện ác của bản thân cảm ứng chiêu mời đến, mà phép tắc của Trời là luật nhân quả, do đó đạo lý phúc họa báo ứng vốn luôn tồn tại, không mảy may sai lệch. Vậy sao mỗi người chúng ta còn không gắng sức hành thiện, chuyển họa thành phúc? Đây thực sự là con đường thiết thực dạy con người hành thiện bỏ ác.

Người “tích âm đức” thường có 4 đặc điểm

Trong cuốn “Gia Huấn” của Tư Mã Ôn Công có câu rằng: “Tích vàng để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc giữ được. Tích sách để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đọc được. Chi bằng lặng lẽ tích âm đức để làm kế lâu dài cho con cháu thì hơn”. Vậy âm đức là gì, vì sao cần tích âm đức?

Đời người phải chăng có định số: Đứa trẻ chưa sinh đã được đạo sĩ tiên
“Tích vàng để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc giữ được. Tích sách để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đọc được. Chi bằng lặng lẽ tích âm đức để làm kế lâu dài cho con cháu thì hơn”. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Rất nhiều người muốn làm chút việc tốt, gieo hạt giống phước lành cho tương lai sau này. Nhưng hành thiện ấy cũng có dăm bảy đường. Làm việc tốt để người khác biết gọi là dương đức, làm việc tốt mà không cầu người khác biết gọi là âm đức.

Cổ nhân giảng rằng: Người âm thầm tích đức tất có phúc báo, người âm thầm hành thiện tất có danh tiếng vẻ vang. Âm đức giống như hạt giống, chỉ cần kiên trì gieo trồng thì không lo tương lai không có quả trĩu cành.

Thông thường, người nhiều âm đức sẽ lưu lại bốn đặc điểm, vậy đó là những đặc điểm gì?

Thứ nhất: Cảm ân

Người biết cảm ân là người có tu dưỡng, cũng là người mang phúc khí. Mới qua sông đã vội quên đò, nếu như không biết cảm ân thì trong sinh mệnh sẽ có một loại khiếm khuyết. Kể từ khi cất tiếng khóc chào đời, chúng ta đã được ban cho quá nhiều ưu ái: cha mẹ cho ta sinh mệnh và sức khỏe, anh chị em cho ta niềm vui và tình thân, thầy cô cho ta tri thức và dạy dỗ ân cần, bằng hữu cho ta tình bạn và niềm tin.

Mỗi khi chúng ta chịu đựng một lần gió mưa, đi qua một đoạn lầy lội, thì đó là cuộc sống đang cho ta dũng khí niềm tin để vững bước… Hết thảy những trắc trở gập ghềnh trên đường đời đều dạy cho ta biết cảm ân để mỉm cười đối mặt!

Bởi vì cảm ân nên sẽ có phúc báo. Do đó người thường tích âm đức, trên thân sẽ lưu lại lòng cảm ân.

Thứ hai: Tâm thái hòa nhã

Người thường tích âm đức có tấm lòng đại thiện, do đó tính tình càng ngày càng hòa nhã, ít nóng giận, cử chỉ nhẹ nhàng, tâm thái cũng rộng rãi thênh thang.

Thường hay nổi nóng là biểu hiện của người “phúc bạc mệnh khổ”. Người hay cáu giận thích dùng nỗi đau của người khác để giải tỏa chính mình, nhưng người có trí huệ sẽ không làm như vậy, họ sẽ biết bình tĩnh làm chủ lý trí, để cơn giận cứ thế tiêu tan.

Mất bình tĩnh không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ làm tổn hao phúc báo, tổn hại đến thân thể, hủy mất công đức trước kia của bản thân.

Bởi vì tâm thái luôn nhã nhặn, tường hòa, lấy thiện đãi người, cho nên tất sẽ có phúc báo. Do đó, trên thân người thường tích âm đức sẽ lưu lại tâm thái tốt, ít nóng giận.

Thứ ba: Bình đạm giản đơn

Người bình đạm giản đơn không cầu danh, không trọng lợi, biết tùy kỳ tự nhiên, sống thuận theo mệnh Trời. Họ là người hạnh phúc nhất thế gian.

Sinh mệnh dài ngắn, trăm năm chóng vánh, một đời này có được bao lâu? 100 năm cuộc đời thường chỉ có 5% là thống khổ long đong, 5% là vui vẻ thuận buồm, nhưng có đến 90% thời gian là trải qua trong bình bình đạm đạm.

Xưa kia có một chàng trai trẻ muốn khởi tạo tiền đồ cho bản thân nên đã rời quê hương lên đường lập nghiệp. Trước lúc khởi hành, anh đến thăm hỏi trưởng họ và thỉnh cầu ông chỉ dẫn cho mình. Vị bô lão lúc ấy đang viết thư pháp, nghe nói rằng có kẻ hậu bối sắp dấn bước trên con đường nhân sinh, ông liền viết ba chữ: “Không sợ hãi”.

Sau đó ông nói: “Cháu à, bí quyết nhân sinh chỉ có sáu chữ, hôm nay ta tặng trước cho cháu ba chữ này, chỉ cần ghi nhớ ba chữ là có thể hưởng thụ nửa đời người".

30 năm sau, chàng trai trẻ năm xưa nay đã bước vào độ tuổi trung niên, có thành tựu nhưng cũng có thất bại, có tận hưởng hạnh phúc nhưng cũng nếm trải rất nhiều chuyện đau lòng. Anh trở lại chốn quê nhà.

Điều đầu tiên anh làm là đến thăm lão trưởng họ. Nhưng bước vào nhà anh mới biết lão tạ thế đã được mấy năm rồi. Người nhà trao cho anh một phong thư - là của vị trưởng họ để lại cho anh. Anh bèn mở ra và thấy bên trong là ba chữ lớn: “Không hối hận”.

Nhân sinh như mộng, hạnh phúc không ít nhưng buồn đau cũng quá nhiều. Chỉ khi học được cách sống giản đơn và bình đạm, thản thản đãng đãng mà bước qua mới thực sự là người có phúc khí, có trí huệ. Đạo gia giảng: “Đại đạo chí giản chí dị”. Kỳ thực, sống giản đơn bình dị chính là phúc báo lớn nhất của đời người, là trí huệ cao nhất của nhân sinh.

Thứ tư: Biết đủ thường vui

Người tích âm đức không cầu đại phúc đại quý, mà chỉ cầu “biết đủ thường vui”.

Phúc báo của một người nhiều hay ít không thể hiện ở phương diện người ấy đắc được bao nhiêu, mà là anh ta có biết đủ, biết thỏa mãn với những gì mình đang có hay không.

Sách “Liệt Tử - Thiên Thụy” có câu chuyện kể rằng: Khổng Tử khi ngao du núi Thái Sơn từng gặp một ông lão tên là Vinh Khải Kỳ. Thấy ông mặc y phục cũ nát nhưng vẫn vui vẻ gảy đàn hát ca, Khổng Tử bèn hỏi: “Tiên sinh vui vẻ như thế là vì cớ gì?”.

Vinh Khải Kỳ đáp: “Tôi vui vì rất nhiều điều: Trời sinh ra vạn vật, duy chỉ có người là trân quý, vậy mà tôi lại được làm người, ấy là cái vui thứ nhất. Nam nữ khác biệt, đắc được thân nam là quý, vậy mà tôi lại được làm nam giới, ấy là cái vui thứ hai. Sống trên đời, có người yểu mệnh không được thấy nhật nguyệt… vậy mà tôi vẫn được 90 xuân, ấy là cái vui thứ ba. Có được ba điều này, tôi không vui sao được?”.

Trên con đường nhân sinh, biết hài lòng với những gì đang có mới có thể tận hưởng cuộc sống, biết đủ mới có thể an nhiên tự tại. Người chỉ tính toán thiệt hơn, dẫu đắc được nhiều hơn nữa thì vẫn mãi sống trong thống khổ.

Lời kết

Những câu chuyện văn hóa truyền thống người xưa để lại đều dạy con người cần phải có thiện tâm thiện niệm, tín ngưỡng Thần Phật. Căn bản của tu mệnh chính là tu tâm. Người có thiện tâm thì hành vi rất thiện, người có ác tâm thì hành vi cũng sẽ ác.

Nói về mối quan hệ giữa tâm và mệnh, bài “Tâm mệnh ca” viết rằng: “Mệnh tốt tâm cũng tốt, phú quý mãi đến già. Mệnh tốt tâm không tốt thì sẽ thất bại giữa đường. Tâm tốt mệnh không tốt, trời đất cuối cùng cũng bảo hộ cho. Tâm mệnh đều không tốt, nghèo khó cùng phiền não”.

Cổ ngữ cũng lại có câu: “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Tu tâm có thể bù đắp được hết những thiếu sót trong vận mệnh đã được an bài từ trước, tu tâm có thể triệt để thay đổi và cải biến vận hạn trong đời. Muốn thăng hoa về

Phương Lam
Theo Ngẫm Radio

Xem thêm:

 



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào để thay đổi vận mệnh của một người?