Phát hiện vũ khí do Thần tạo ra trong kim tự tháp Ai Cập?

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Hang động này nằm ở bên cạnh cây đại thụ, đi sâu xuống dọc theo đường hầm sẽ nhìn thấy một cổng đá, bên trên khắc chữ Do Thái mang ý nghĩa “Đây là Hòm Giao Ước”.

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Theo “Kinh Thánh” vào khoảng hơn 3.400 năm trước, trên thế giới đã từng tồn tại một chiếc hòm vô cùng tinh mỹ, tương truyền rằng nó là vật hoá thân của Thượng Đế ở nhân gian, mang theo năng lượng cực lớn mạnh. Vào thời khắc nguy nan, nó đã chia đôi dòng sông cho người dân Israel chạy nạn, và nó cũng đã từng phá hủy một thành phố mà không cần tới một binh sĩ nào, thậm chí từng biến thành thiết bị liên lạc cổ xưa để Thần truyền đạt ý chỉ tới con người. Với sự giúp đỡ của Hòm giao ước, người Israel cuối cùng đã thực hiện lời tiên tri, kiến lập quốc gia của họ tại vùng đất hứa.

Từ sau một trận chiến vào năm 587 trước công nguyên, Hòm giao ước đã biến mất không rõ tung tích. Mặc dù có những học giả muốn tìm kiếm nó, nhưng cuối cùng đều không thành công. Nhưng đáng ngạc nhiên là gần đây có nhà khảo cổ công bố đã tìm thầy Hòm giao ước, và phát hiện ra nó dường như đã được đặt trong quan tài của Kim tự tháp Khufu. Kim tự tháp thực ra lại không phải là lăng mộ của Pharaoh, mà là nơi linh thiêng cất giữ Hòm giao ước.
Năm đó, người Ai Cập đã dựa vào chúng mà nắm giữ được sức mạnh bí ẩn từ vũ trụ.

Nhà khảo cổ đó đã tìm thấy Hòm giao ước ở đâu, Hòm giao ước có thực sự mang sức mạnh thần bí như trong truyền thuyết không?

Hơn nữa, theo lời của học giả đó, sau khi tìm thấy Hòm giao ước, ông đã giao lại nó cho thế hệ sau của Chúa Jesus. Thế hệ sau này không phải là người bình thường, mà là nhân vật lớn mà chúng ta đều biết, và người này đang có kế hoạch mang Hòm giao ước trở lại thế giới.

Năm 1979, trong Kim tự tháp Ai Cập, một nhà khảo cổ học đã phát hiện ra chứng cứ quan trọng về sự tồn tại của Hòm giao ước ở Ai Cập.

Phát hiện bất ngờ

Tom Crotser là một giáo sư ngành khảo cổ học tại Đại học Montana. Năm 1979, trong một lần nghiên cứu khảo cổ học tự phát, ông đã tới đền Hathor ở Ai Cập, ở đó ông đặc biệt chú ý tới đèn dendera được chạm khắc trên tường. Ông nói rằng vào năm 1902, đèn dendera mà nhà khoa học Norman Lockyer lần đầu để ý tới, rất có thể là một bóng đèn. Ông còn cho rằng, đây có thể là lý do mà các nhà khảo cổ không thể tìm thấy dấu vết của ngọn đèn dầu đang cháy bên trong Kim tự tháp Ai Cập, bởi vì người Ai Cập cổ đại đã dùng bóng đèn từ rất sớm.

Đèn dendera được chạm khắc trên tường trong đền Hathor ở Ai Cập (Ảnh chụp màn hình)
Đèn dendera được chạm khắc trên tường trong đền Hathor ở Ai Cập (Ảnh chụp màn hình)

Tuyên bố này lập tức thu hút giới khoa học bởi Norman là một nhà khoa học nổi tiếng, ông chính là người đầu tiên phát hiện ra khí Heli trong lịch sử nhân loại, đồng thời là người sáng lập Tạp chí Khoa học “Nature” nổi tiếng.

Mặc dù Norman có địa vị học thuật rất cao, nhưng mọi người vẫn không tin Ai Cập cổ đại có công nghệ bóng đèn. Điều này cũng không ảnh hưởng đến nhận thức của Tom, vì ông nhận thấy rằng, chỉ riêng trong ngôi đền Hathor đã có vài bức bích họa về ngọn đèn Dendera, ví dụ như ở phía nam của hang có 2 bức, trong giáo đường phía bắc cũng thấy 2 bức, còn có ở phía tây của lối đi bộ chữ Y, thậm chí còn thấy rất nhiều các biểu tượng bóng đèn.

Điều khiến giáo sư Tom băn khoăn là, nếu như 5000 năm trước Ai Cập thực sự có công nghệ bóng đèn thì điện dùng cho đèn phát sáng lấy ở đâu. Sau một buổi chiều suy nghĩ, ông chợt nảy lên một ý tưởng táo bạo: Liệu có thể lấy điện từ Kim tự tháp?.

Ông lập tức quay lại Kim tự tháp Khufu. Sau khi vào lăng mộ vua, ông lấy thước dây và đo chiếc quan tài rỗng. Bên trong quan tài dài 198,27 cm; rộng 68,1 cm. Đây chẳng phải chính là kích thước vừa đúng đặt chiếc Hòm giao ước đó sao? Lẽ nào quan tài rỗng là để đặt Hòm giao ước?

Nghĩ tới đây giáo sư Tom bất giác run run, trong đầu ông liên tục tự hỏi, liệu có khả năng ban đầu người Ai Cập cổ đại sử dụng kim tự tháp để thu thập một số loại lực lượng mạnh mẽ, và cuối cùng thông qua Hòm giao ước khuếch đại sức mạnh này để cung cấp điện cho Ai Cập hay không?

Không phải vô lý khi ông cho rằng Kim tự tháp có liên quan tới Hòm giao ước, bởi vì theo Thánh Kinh, Hòm giao ước vốn đã có năng lượng vô cùng mạnh mẽ, thậm chí ban đầu có người vô tình chạm vào Hòm giao ước mà ngay lập tức bị mất mạng. Hơn nữa, người ta còn truyền rằng, trên thân người bị thiệt mạng có mùi khét nặng giống như bị điện giật. Quan trọng hơn nữa, theo Thánh Kinh, ban đầu người chế tạo ra Hòm giao ước tới từ Ai Cập.

Nếu chúng ta muốn hiểu toàn cảnh của sự việc này, cần phải quay ngược thời gian trở về năm 1440 TCN, Ai Cập lúc đó đang ở đúng vào thời kỳ hoàng kim.

Thutmose III

Vào khoảng hơn 3.400 năm trước, trên vùng đất Ai Cập từng có một vị Pharaoh hung hãn - Thutmose III. Theo ghi chép lịch sử, trong gian gian ông tại vị, biên giới lãnh thổ Ai Cập được mở rộng tới Syria và phía trên Nubia. Đây là thời kỳ Ai Cập có diện tích lãnh thổ lớn nhất, và cũng là thời kỳ vinh quang nhất trong lịch sử Ai Cập.

Nhưng vào một ngày, khi Pharaoh cùng các đại thần đang thảo luận sẽ đánh tiếp tới nơi nào trong cuộc chiến tiếp theo, một lính canh vào bẩm báo, có một người tự xưng là người chăn cừu mong được “nói chuyện riêng” với Thutmose III. Tất cả đại thần có mặt tại đó đều phá lên cười, họ cho rằng, một người chăn cừu dựa vào điều gì mà dám đòi gặp Pharaoh.

Nhưng sau khi người lính bằng giọng run rẩy, nói ra tên người chăn cừu, các đại thần lập tức ngưng cười và rời đi. Hoá ra, người chăn cừu này không phải ai khác, mà chính là Hoàng tử Moses, người từng sống trong cung điện cùng Pharaoh. Trước kia mối quan hệ của họ rất tốt đẹp, cho tới khi Moses biết được mình không phải là thành viên thực sự của Hoàng gia, mà là một em bé bị bỏ rơi, được mẹ nhặt bên bờ sông Nile. Mẹ đẻ của Moses là một nô lệ người Israel có địa vị thấp nhất trong xã hội Ai Cập. Sau khi biết sự thật, Moses đã rời bỏ cung điện, giờ ông lại chủ động quay trở lại.

Thutmose III rất vui mừng, dù Moses có mang dòng máu nô lệ, nhưng Thutmose III muốn mời Moses ở lại cùng ăn trưa với mình. Tuy nhiên Moses từ chối lời mời, và lần này tới để mong Thutmose III có thể ngừng bắt người Israel làm nô lệ, để cho Moses đưa người Israel rời khỏi Ai Cập. Nếu Pharaoh không đồng ý, Ai Cập sẽ phải gánh chịu cơn thịnh nộ của Đức Jehovah.

Khi Moses nói xong, Thutmose III sững sờ. Thutmose III hiện là Pharaoh, người đã tạo nên vị thế hùng mạnh của Ai Cập, được vạn người tôn thờ, sao có thể tới lượt một người chăn cừu với dòng máu nô lệ dám đòi hỏi ông, hơn nữa ông còn cần những người nô lệ Israel xây đền cho ông, làm sao có thể để cho họ rời khỏi Ai Cập được. Vì vậy, Pharaoh kiên quyết từ chối đề nghị của Moses, và cố gắng dùng lý tính kiềm chế bản thân để không ra tay giết Moses.

Thutmose III cần những người nô lệ Israel xây đền cho ông, nên đã kiên quyết từ chối đề nghị của Moses thả cho họ rời khỏi Ai Cập (Ảnh chụp màn hình)
Thutmose III cần những người nô lệ Israel xây đền cho ông, nên đã kiên quyết từ chối đề nghị của Moses thả cho họ rời khỏi Ai Cập (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng điều khiến Pharaoh không ngờ là, sau khi Moses rời đi, thực sự ở Ai Cập đã xảy ra 10 tai họa vô cùng đáng sợ. Trong đó có hiện tượng sông Nile vốn có nước sông trong vắt biến thành màu đỏ máu chỉ trong một đêm, khắp Ai Cập xuất hiện rất nhiều ếch, người dân Ai Cập bị rận đầy khắp thân.

Khi đó, Pharaoh từng ý định đưa ra một thoả hiệp khác với Moses. Nhưng Moses nói rõ rằng nếu không thả tất cả người Israel rời đi, tương lai sẽ còn có nhiều tai hoạ khủng khiếp nữa xảy ra. Đáng tiếc là Pharaoh vẫn không đáp ứng yêu cầu của Moses, vì vậy tai họa thứ 10 - cái chết của con trai cả của người Ai Cập, cuối cùng đã đến. Tương truyền rằng, lúc đó chỉ sau một đêm, tất cả các con trai đầu lòng của người Ai Cập đều tử vong một cách khó hiểu, trong đó có cả người con cả của Thutmose III.

Sau tai hoạ này, Pharaoh đã đau khổ đồng ý thả tất cả người Israel, nhưng chỉ vài ngày sau ông đã hối hận, thậm chí ông đã đích thân dẫn binh truy đuổi Moses ngày đêm. Cuối cùng, đuổi đến Biển Đỏ, Pharaoh thấy nhóm người của Moses.

Nhiều người Israel lúc này đều cho rằng họ không còn đường sống nữa. Vào lúc mọi người đang tuyệt vọng nhất, kỳ tích đã đến. Họ thấy Moses bước xuống nước, dùng chiếc gậy trên tay ông tách làn nước biển để người Israel có thể bước qua. Tới người Israel cuối cùng bước ra khỏi đáy biển, bức tường biển vốn được dựng lên sụp đổ ngay lập tức, nhấn chìm tất cả quân lính Ai Cập.

Moses bước xuống nước, dùng chiếc gậy trên tay ông tách làn nước biển để người Israel có thể bước qua (Ảnh chụp màn hình)
Moses bước xuống nước, dùng chiếc gậy trên tay ông tách làn nước biển để người Israel có thể bước qua (Ảnh chụp màn hình)

Đây chính là câu chuyện “Moses rẽ biển” rất nổi tiếng. Ngày nay phần lớn mọi người cho rằng phần này do người đời sau hư cấu nên.

Tuy nhiên, vào năm 2000, một nhà khoa học người Thuỵ Điển, tiến sĩ Lennart Moller, đã phát hiện dưới Biển Đỏ thực sự có rất nhiều những di vật của quân đội Ai Cập. Điều này cho thấy, họ dường như đúng là đã từng bị Biển Đỏ nhấn chìm. Hơn nữa, theo lịch sử Ai Cập, con trai cả của Pharaoh Thutmose III quả thực chết vì nguyên nhân không rõ.

Không lẽ nội dung trong Kinh Cựu Ước thực sự đã xảy ra? Nếu đúng vậy thì chúng ta cần xem xét một cách nghiêm túc câu chuyện tiếp theo, bởi vì theo Thánh Kinh, sau sự kiện Biển Đỏ, Thần đã lưu lại một ‘vũ khí’ rất quan trọng ở trái đất.

Hòm giao ước

Theo mô tả trong “Xuất Ai Cập ký”, sau khi người Israel rời khỏi Ai Cập, Đức Jehovah đã bảo vệ người Israel cả ngày lẫn đêm. Ban ngày, Ngài như những “cột mây” dẫn đường trên không trung, tới buổi tối lại phát ra những “ánh sáng lửa” chỉ dẫn họ.

Có người cho rằng, nếu đặt những mô tả đó vào thời ngày này, sẽ có nhiều người coi đó như nói về UFO.

Trong “Xuất Ai Cập ký” có đề cập rằng, vào tháng thứ 3 sau khi người Israel rời Ai Cập, họ đã cắm trại dưới chân núi Sinai để chuẩn bị dừng chân nghỉ một chút. Nhưng không ngờ vào ngày thứ ba sau khi trại được dựng lên, trên đỉnh núi Sinai đột nhiên vang lên một âm thanh dữ dội. Khi mọi người nhìn về phía đỉnh núi, chợt nhìn thấy Đức Jehovah ngự xuống núi Sinai trong ngọn lửa. Tất cả những người có mặt tại đó đều cảm thấy trái đất rung chuyển dữ dội.

Moses thấy vậy lập tức đi về phía đỉnh núi, và ông thực sự đã gặp Thượng Đế ở trên đỉnh núi, và nhận được hai phiến đá có ghi Mười Điều Răn. Đây chính là giới luật quan trọng do chính Thượng Đế viết bằng tay. Để cất giữ phiến đá, Thượng Đế yêu cầu Moses làm Hòm giao ước để đặt 10 điều răn.

Đặc biệt, Thượng Đế có yêu cầu vô cùng nghiêm khắc đối với việc chế tạo Hòm giao ước. Trước tiên, Hòm phải được làm bằng gỗ keo, dài 131cm, rộng 79cm, cao 79cm, bên trong và ngoài cần phải được dát vàng, bốn chân Hòm còn có các vòng vàng, rồi dùng gỗ keo chế tạo hai cái cán xuyên qua 4 vòng vàng này của Hòm, chúng luôn luôn phải đặt ở trong cái vòng vàng, không bao giờ được bỏ ra. Bên trên Hòm giao ước còn phải có nắp. Ở trên nắp là hai tiểu Thiên sứ được làm từ vàng ròng. Hai tiểu Thiên sứ phải đối diện nhau, mặt cúi xuống, cánh của Thiên sứ mở rộng hướng lên trên. Thượng Đế ở giữa hai tiểu Thiên sứ này, gặp Moses.

Hình ảnh Hòm giao ước (Ảnh chụp màn hình)
Hình ảnh Hòm giao ước (Ảnh chụp màn hình)

Tương truyền, khi Moses cầm 10 điều răn của Chúa đưa từ trên núi Sinai đi xuống, toàn thân ông phát sáng, đặc biệt quần áo cũng không cách nào che được khuôn mặt của ông. Sau này, mỗi lần Moses lên núi gặp Thượng Đế, ông lại đeo thêm mạng che mặt. Dường như ông muốn bảo vệ khuôn mặt mình tránh khỏi tác hại của loại năng lượng nào đó.

Vấn đề duy nhất là năng lượng ông muốn tránh đó là gì? Nó có phải là bức xạ từ tàu vũ trụ khi Thượng Đế hạ xuống?

Chưa hết, sau khi Moses chế tạo xong Hòm giao ước, chiếc Hòm liên tục phát ra năng lượng rất mạnh. Năng lượng này lại vô cùng giống với phóng xạ hạt nhân chỉ thế kỷ 21 mới thấy.

Công nghệ thời thượng cổ

Vào năm 1.400 TCN, nhóm người của Moses đã đi trong sa mạc 40 năm. Theo Thánh Kinh, bất cứ khi nào đoàn người chuẩn bị di chuyển, Hòm giao ước đều xuất hiện ở hàng đầu tiên, và phải cách xa người thường ít nhất 914 m. Có thể là Hòm giao ước phát ra năng lượng rất mạnh, nên nó luôn dẫn đầu đoàn, được những người Levite (người một dòng họ Do Thái chuyên làm việc tư lễ ở giáo đường) được chọn lựa nghiêm ngặt khiêng kiệu. Dù vậy những người này cũng bị cấm tiếp xúc với Hòm.

Một lần, người ta dùng xe bò để vận chuyển Hòm giao ước, khi đi tới đoạn đường khá gập ghềnh, một tư tế thấy Hòm giao ước sắp rơi khỏi xe nên đã đưa tay ra giữ Hòm, nhưng không ngờ đúng lúc chạm vào Hòm, người tư tế này giống như bị điện giật, lập tức thiệt mạng. Lúc đó, tất cả mọi người cho rằng đây là sự trừng phạt của Thượng Đế đối với người tư tế dám chạm vào Hòm giao ước.

Tuy nhiên, ngày nay có học giả lại đưa ra quan điểm khác. Ông Michael Dennin, một giáo sư vật lý, cho rằng người tư tế bị thiệt mạng do năng lượng rất mạnh cất giữ ở trong Hòm giao ước, mà điều này hoàn toàn là do Hòm giao ước có thể chính là tụ điện lưu trữ điện. Thông thường, ở lớp ngoài của tụ điện sẽ có hai vật dẫn, ở giữa có chất cách điện. Hòm giao ước lại có đúng những đặc điểm này.

Michael nói rằng ở bên trong và bên ngoài Hòm đều là vàng, mặc dù nó là kim loại quý, nhưng cũng đồng thời dẫn điện cực tốt. Trong khi sạc, một trong hai tiểu Thiên sứ sẽ đưa một điện tích dương lên lớp vàng bên ngoài, khi đó điện tích dương sẽ lấp đầy lớp ngoài của Hòm giao ước. Tiểu Thiên sứ còn lại sẽ trực tiếp kết nối với bên trong Hòm, đưa điện tích âm vào trong Hòm. Vì thế Hòm sẽ bắt đầu sạc điện. Nên có thể nói, Hòm giao ước không chỉ có sức mạnh công nghệ, thậm chí cả tiểu Thiên sứ ở trên Hòm và vàng không phải chỉ đơn thuần dùng để trang trí mà có công dụng thực chất. Không lạ gì khi Đức Jehovah đã có chỉ định đặc biệt chi tiết về cách chế tạo Hòm giao ước. Tuy nhiên, những giải thích của học giả vẫn chưa hé lộ được hoàn toàn bí ẩn của Hòm giao ước.

Bí ẩn cái chết của 5 vạn người

Liên quan tới Hòm giao ước, có một trường hợp rất kỳ quái. Theo Kinh Cựu Ước, có một dân tộc tên là Philistines đã cướp Hòm giao ước trên tay người Israel. Khi đó, người Philistines rất vui mừng, nhưng chẳng mấy chốc đã xảy ra sự việc kỳ lạ. Da của một số người xuất hiện nhọt sưng, một số bị rụng tóc, và chỉ 1-2 tuần sau tất cả những người này đều chết.

Theo Kinh Cựu Ước, có một dân tộc tên là Philistines đã cướp Hòm giao ước trên tay người Israel (Ảnh chụp màn hình)
Theo Kinh Cựu Ước, có một dân tộc tên là Philistines đã cướp Hòm giao ước trên tay người Israel (Ảnh chụp màn hình)

Các việc kỳ quái cứ liên tục diễn ra nên người Philistines cuối cùng quyết định mang Hòm giao ước trả lại người Israel. Trên đường đi họ dừng lại một lát ở Beit Shemesh. Rất nhiều người ở thị trấn đã tới xem Hòm giao ước, khi mọi người tụ tập lại rất đông, một vụ nổ lớn đã xảy ra, được biết lúc đó có 50.070 người lập tức mất mạng. Có vẻ như những người này đều không biết làm thế nào để xếp đặt Hòm giao ước, đã vô ý kích hoạt năng lượng của Hòm Giao ước, dẫn tới tai hoạ này xảy ra.

Ban đầu, khi người Israel cất giữ Hòm giao ước, họ rất cẩn thận. Họ dựng lập một điện thờ và đặt Hòm giao ước ở phía trong cùng, gọi là nơi tôn nghiêm nhất (Holy of holies). Trong Kinh Thánh nói rằng, nơi này rất thần thánh bởi vì chỉ có một mình ‘đại tư tế’ có thể vào đó. Khi đại tư tế vào đó phải đội một cái mũ đặc biệt, còn phải mặc bộ áo lễ gọi là ephod, trên đó nạm đá quý đại diện cho tên của mười hai bộ tộc.

Dù nó được giải thích là một loại nghi thức, nhưng ngày nay có học giả cho rằng, trang phục đặc biệt này dùng để bảo vệ tư tế trước năng lượng phát ra từ Hòm giao ước. Đồng thời, việc mặc trang phục này, tư tế cũng là đang bảo vệ những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể như bộ phận đầu, tim, phổi. Trang bị trên rất giống với trang bị mà ngày nay chúng ta cần phải mặc khi tiếp xúc với bức xạ hạt nhân. Có thể bởi vì Hòm giao ước thực sự có năng lượng quá mạnh nên ban đầu người Israel đã dùng nó để chiếm lĩnh nhanh chóng một thành phố.

Thành Jericho

Vào khoảng hơn 9.000 năm trước, trên thế giới từng có một thành phố rất thịnh vượng - Jericho. Nơi này rất gần với Canaan, nơi người Israel muốn cư ngụ. Vì vậy người Israel cho rằng, nếu họ muốn sống ổn định, trước tiên họ cần phải loại bỏ Jericho. Nhưng thành phố này được bao quanh bởi tường thành rất cao, nên người Israel rất khó có thể tấn công.

Khi người Israel không biết phải làm thế nào, Thượng Đế đã mách bảo họ, chỉ cần hàng ngày mang Hòm giao ước đi quanh thành Jericho một vòng. Tới ngày đi hết vòng thứ 7, hãy thổi kèn lên và thành Jericho không cần tấn công cũng tự bại. Quả nhiên, người Israel làm theo căn dặn của Thượng Đế, đúng vào ngày thứ 7, thành Jericho sụp đổ thành đống đổ nát.

Thượng Đế đã mách bảo người Israel, chỉ cần hàng ngày mang Hòm giao ước đi quanh thành Jericho một vòng. Tới ngày đi hết vòng thứ 7, hãy thổi kèn lên và thành Jericho không cần tấn công cũng tự bại (Ảnh chụp màn hình)
Thượng Đế đã mách bảo người Israel, chỉ cần hàng ngày mang Hòm giao ước đi quanh thành Jericho một vòng. Tới ngày đi hết vòng thứ 7, hãy thổi kèn lên và thành Jericho không cần tấn công cũng tự bại (Ảnh chụp màn hình)

Người đời sau cho rằng câu chuyện này không có thực, nhưng đó là dựa trên nhận định rằng người xưa không có khoa học công nghệ. Tuy nhiên, nếu như tới một ngày chúng ta thực sự tìm thấy Hòm giao ước, và phát hiện nó quả thực có năng lượng mạnh mẽ làm rung chuyển một thành phố, có lẽ có khả năng Hòm giao ước không chỉ là tụ điện, cũng không chỉ là vũ khí hạt nhân, mà còn có đặc điểm của vũ khí cộng hưởng, có thể lập tức làm sụp đổ các công trình kiến trúc, thậm chí còn có thể giao tiếp với Thượng Đế.

Có lẽ có quá nhiều câu chuyện thần kỳ về Hòm giao ước, nên trong quá khứ có rất nhiều người mong muốn tìm được nó. Theo Kinh Thánh, lần cuối Hòm giao ước được con người tận mắt nhìn thấy, chính là ở trong Thánh điện của Solomon, và ngày nay Thánh điện này được xác nhận là thực sự đã từng tồn tại.

Lần xuất hiện cuối cùng

Vào 2.982 năm trước, xuất hiện một vị vua hùng mạnh - Solomon. Ông sở hữu trí tuệ phi phàm. Vì vậy, dưới sự thống trị của ông, vương quốc Israel ngày càng giàu mạnh. Sau khi đất nước giàu có, vua Solomon quyết định xây dựng một ngôi đền trên núi Moriah tại Jerusalem chỉ dùng để thờ Hòm giao ước. Hơn nữa, hình thức xây dựng của ngôi đền này giống hệt với Thánh địa Moses xây.

Ở cổng lớn của ngôi đền có thể thấy hai cây cột cao chót vót, ở giữa là cửa lớn bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo. Sau cửa lớn này là một căn phòng lớn dài 40 cubit (khoảng, 18 m), rộng 20 cubit (khoảng 9 m), cao 30 cubit (khoảng 13,7 m); toàn bộ các bức tường bên trong phòng đều được dát vàng dày.

Từ xưa tới nay, người ta luôn cho rằng trang trí dát vàng là để thể hiện sự giàu có của vua Solomon, mà không biết rằng nó được dùng để ổn định năng lượng mạnh mẽ phát ra từ Hòm giao ước ở phía sau cánh cổng thứ hai.

Năm đó, sau khi Solomon xây dựng xong ngôi đền, ông đã tự tin cho rằng, từ nay trở đi với trợ giúp của Hòm giao ước, vương quốc Israel sẽ không còn kẻ thù, nhưng ông không biết rằng, đế quốc cường thịnh cũng sẽ có một ngày suy yếu.

Vào năm 587 TCN, cũng là hơn 400 năm sau khi Solomon xây dựng ngôi đền, vua Nebuchadnezzar II của Babylon dẫn đầu quân đội thình lình đánh vào vương quốc Israel, xông thẳng vào ngôi đền để tìm kiếm Hòm giao ước trong truyền thuyết. Khi đó, họ đã vô tình làm đảo lộn sự cân bằng năng lượng của ngôi đền. Lập tức một trận rung chuyển dữ dội nổi lên, và ngôi đền chìm trong biển lửa.

Khi đó nhiều người cho rằng, Hòm giao ước đã bị biến thành tro cùng với ngôi đền. Không ai ngờ rằng, trước khi Babylon xuất binh, một quân đoàn hiệp sĩ cổ đại đã chuyển Hòm giao ước đi nơi khác. Hiện nay nơi này đã được người ta tìm thấy.

Hang động bí ẩn

Theo sách “Maccabees thứ hai” (sách trong Kinh Thánh), năm đó người ra lệnh di chuyển Hòm giao ước đi nơi khác là một nhà tiên tri tên là Jeremiah. Hòm giao ước được cất giấu trong một hang động của núi Nebo. Nhiều năm sau, rất nhiều những người săn lùng Hòm giao ước đều tới núi này để truy tìm Hòm giao ước, nhưng không ai tìm thấy.

Tới năm 1981, một nhà thám hiểm tên là Tom Crother đã phát hiện ra Hòm giao ước. Ông cho biết, mình đã tìm được Hòm giao ước bởi vì được một nhà thám hiểm khác tên là Antonia Futterer giúp đỡ. Ông đã phát hiện ra một đường hầm ở núi Nebo. Khi Tom nghe câu chuyện về nhà tiên tri Jeremiah mang Hòm giao ước cất giấu ở núi Nebo, Tom đã lập tức tới tìm Antonia, và với sự giúp đỡ của Antonia, vào ngày 31/10/1981 ông đã tìm thấy Hòm giao ước.

Nhà thám hiểm Antonia Futterer (Ảnh chụp màn hình)
Nhà thám hiểm Antonia Futterer (Ảnh chụp màn hình)

Ông nói rằng, hang động này nằm ở bên cạnh một cây đại thụ, vì cửa hang nhỏ và xung quanh đầy cỏ dại, nên mọi người thông thường không để ý tới. Đi dọc sâu xuống hang, sẽ thấy các gian phòng, mọi thứ bên trong đã bị dọn sạch hết. Khi đi tiếp xuống khoảng 182m, sẽ thấy một cổng bằng đá, bên trên khắc chữ Do Thái có ý nghĩa là: “Trong này là Hòm giao ước”.

Thấy những dòng chữ này, Tom vô cùng vui mừng, ông thử đẩy cái cổng đá nhưng không thể dịch chuyển nổi vì nó rất nặng. Cuối cùng ông sử dụng công cụ khác phá bức tường bên cạnh cổng đá, sau đó mới có thể vào.

Tìm thấy

Theo lời của nhà thám hiểm Tom, khi phá được bức tường cạnh cổng đá và bước vào, trong căn phòng 4,5 mét vuông, họ đã nhìn thấy Hòm giao ước trong truyền thuyết. Bên trên Hòm còn có đường hầm dọc, được cho là dẫn đến giáo đường.

Điều sáng suốt là họ đã không chạm vào Hòm giao ước, mà đã thực hiện các phép đo sơ bộ xác định Hòm giao ước dài 157m, rộng 94m, cao 94m. Toàn bộ Hòm được dát lớp vàng. Nhưng kỳ lạ là họ không tìm thấy nắp Hòm, cũng không thấy 10 điều răn. Những cán cầm mà Thượng đế căn dặn hàng ngàn lần không thể hạ xuống cũng đã bị hạ xuống, còn những vòng vàng lại nằm trên sàn của hang động.

Khi ghi chép sơ bộ xong và chụp hình, Tom lập tức rời khỏi hang động và nhanh chóng thông báo cho chính phủ Jordan rằng, Hòm giao ước đã được tìm thấy.

Tuy nhiên điều khiến người ta ngạc nhiên là, sau đó chính phủ Jordan không chỉ không công bố sự việc này cho truyền thông, mà còn không cho phép đoàn thám hiểm được tiếp tục đi vào trong hang động. Lúc đó, Tom không chấp nhận được điều này, ông đã canh ở trên con đường gần hang động nhất, giờ lại bị chính phủ Jordan đuổi đi. Một nhân viên chính phủ Jordan đã nói với Tom rằng, không nên ở lại nữa bởi vì Hòm giao ước đã bị rời đi rồi, mà lại chính do gia tộc Rothschild đưa đi.

Tom vô cùng ngạc nhiên và tra vấn vì sao có thể để họ mang đi một văn vật quan trọng của lịch sử nhân loại. Người nhân viên kia chỉ nói nhỏ một câu: “Bởi vì họ là hậu nhân của Đức Chúa Jesus”.

Minh An
Theo Malianjie



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện vũ khí do Thần tạo ra trong kim tự tháp Ai Cập?