Số phận con người đã được an bài, dù biết cũng không thể né tránh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo văn hóa truyền thống vùng Á Đông, số phận con người đã được an bài từ trước, con người từ lúc sinh ra đến lúc mất đi đều chỉ là thuận theo sự an bài của tạo hóa mà phát triển, không thể cưỡng cầu.

Từ Cự Nguyên được Diêm Vương cho biết trước sinh tử mà vẫn không thoát khỏi ý Trời

Thời nhà Minh, Từ Cự Nguyên người Nam Xương, tự là Thế Phổ, đỗ tiến sĩ năm Sùng Trinh, nổi tiếng về thư pháp, người thân họ Trâu mời ông đến để mở lớp dạy học. Trên đường đi, đoàn kiệu khiêng Từ Cự Nguyên gặp một cơn gió lạ, thổi khói bụi mù mịt. Đến khi gió lặng thì đã không thấy Từ Cự Nguyên đâu nữa.

Từ Cự Nguyên tỉnh dậy, thấy một người mặc trường bào, tay cầm thẻ quan đến đón ông và nói: “Minh phủ tạo cung điện, kính mời tiên sinh viết câu đối”.

Từ Cự Nguyên nghi hoặc đi theo người này, đến một chỗ như là nơi của bậc đế vương. Ở đó, có những tấm biển câu đối đã sắp xếp xong, chỉ là chưa viết chữ.

Theo lệnh, Từ Cự Nguyên viết lên hoành phi câu: “Nhất thiết duy tâm tạo”, ý nghĩa là: Hết thảy đều do tâm tạo thành. Câu đối hai bên viết là: “Tác sự vị kinh thành tử án, nhập môn do khả vọng sinh hoàn”, ý nghĩa là: Sự việc chưa làm xong đã phải chết, đến cửa rồi vẫn mong sao còn được sống.

Sau khi Từ Cự Nguyên viết xong, ông được đưa tới gặp Diêm Vương. Diêm Vương xem chữ của ông xong thì rất lấy làm hài lòng, suy nghĩ nên tạ ơn như thế nào. Từ Cự nguyên xin cho mẹ tăng thêm 1 giáp tuổi thọ (12 năm), Diêm Vương liền đáp ứng.

Diêm Vương xem chữ của ông xong thì rất lấy làm hài lòng, suy nghĩ nên tạ ơn như thế nào. Từ Cự nguyên xin cho mẹ tăng thêm 1 giáp tuổi thọ (12 năm), Diêm Vương liền đáp ứng.
Diêm Vương xem chữ của ông xong thì rất lấy làm hài lòng, suy nghĩ nên tạ ơn như thế nào. Từ Cự nguyên xin cho mẹ tăng thêm 1 giáp tuổi thọ (12 năm), Diêm Vương liền đáp ứng. (Miền công cộng)

Lúc này, Từ Cự Nguyên đã biết mình đang ở âm tào địa phủ, thấy phán quan cầm sổ ghi chép sinh tử, liền xin tra giúp mình một chút, phán quan nói: “Đây là sổ ghi chép người chết bình thường, ông là chết oan. Không có ghi trong sổ này”. Nói xong phán quan lấy ra một cuốn sổ ghi chép khác có chữ Hỏa (), trong đó viết: “Vào tháng đó ngày đó, Từ Thần Nguyên bị chết cháy”. Từ Cự Nguyên vô cùng sợ hãi, cầu xin Diêm Vương sửa lại.

Diêm Vương nói: “Đây là ý Trời. Thế nhưng, ta tạm thời đáp ứng yêu cầu của ông, nhưng ông phải nhớ kỹ ngày giờ, đến lúc đó không nên tới gần lửa là được”.

Từ Cự Nguyên cảm ơn và từ biệt Diêm Vương. Trở về, ông vội vàng chạy tới nhà họ Trâu. Chủ nhân thất kinh, hỏi: “Một năm nay tiên sinh đi đâu vậy? Mấy người kiệu phu vì ném tiên sinh đi, bị người bẩm báo cho quan phủ, vì có điều nghi ngờ nên họ đã bị giam giữ trong ngục giam trong trấn một thời gian rồi”. Từ Cự Nguyên kể hết duyên cớ sự tình, rồi đi đến quan phủ, giải thích mọi việc rõ ràng.

Thời đó, Hùng Văn Kỷ là người cùng huyện với Từ Cự Nguyên, hiệu là Tuyết Đường, là Lại Bộ Thị Lang đã về hưu, nhàn cư ở nhà. Một ngày, Hùng Văn Kỷ mời Từ Cự Nguyên đến uống rượu, chưa uống xong, Hùng Văn Kỷ bỗng không uống nữa, rồi nói: “Bụng tôi đau quá, không thể tiếp ông nữa rồi”.

Một ngày, Hùng Văn Kỷ mời Từ Cự Nguyên đến uống rượu, chưa uống xong, Hùng Văn Kỷ bỗng không uống nữa, rồi nói: “Bụng tôi đau quá, không thể tiếp ông nữa rồi”.
Một ngày, Hùng Văn Kỷ mời Từ Cự Nguyên đến uống rượu, chưa uống xong, Hùng Văn Kỷ bỗng không uống nữa, rồi nói: “Bụng tôi đau quá, không thể tiếp ông nữa rồi”. (Epoch Times)

Từ Cự Nguyên nói đùa rằng: “Cổ đại có Thái Tể Bì(1), hôm nay lại có Thiếu Tể Bệnh(2) sao?” Hùng Văn Kỷ nghe vậy cảm thấy rất không vui. Từ Cự Nguyên trước khi về, có viết lại một bài thơ Đường tứ tuyệt “Thiên Sơn Điểu Phi Tuyệt”(3) của Liễu Tông Nguyên lên vách tường. Chỉ có điều ông viết ngược lại bốn câu thơ đó, thành ra, bốn chữ cuối câu ghép lại thành “Tuyết ông diệt tuyệt”. Hùng Văn Kỷ nhìn thấy bốn chữ này, nên trong lòng ghi hận Từ Cự Nguyên.

Sau khi từ Minh phủ về, Từ Cự Nguyên nhớ lời nhắc của Diêm Vương, đặc biệt sợ lửa, nên không dám gần vật dụng bằng gỗ, ở trong núi xây một gian phòng đá, đem theo lương thực, ở trong phòng đá tránh tai họa. Lúc ấy, bọn cướp hoành hành, Hùng Văn Kỷ phái người tung tin đồn, nói trong động ở núi Tây Sơn của Từ Cự Nguyên giấu rất nhiều vàng. Bọn cướp nghe vậy, liền lên Tây Sơn cướp bóc, kết quả không tìm thấy vàng, bọn chúng đã dùng mỏ hàn thiêu đốt toàn thân Từ Cự Nguyên, khiến ông chết cháy.

Tiền kiếp vô ý sát sinh, dù lập đàn cầu cúng cũng không thoát khỏi số phận đoản mệnh

Trịnh Châu, Hà Nam thời nhà Thanh có gia đình Vương phú hộ vô cùng giàu có. Tuy giàu có là thế, nhưng lão Vương chỉ sinh được duy nhất một cậu con trai nên hết mực cưng chiều. Lão Vương đầu tư cho con học hành đến nơi đến chốn, lại mời thầy tốt nhất về dạy võ, những mong ngày nào đó công thành danh toại đỗ đạt cao làm quan to trong triều. Không phụ lòng cha mẹ, cậu quý tử vô cùng chăm chỉ đèn sách, rèn luyện kiếm pháp, có thể nói là văn võ song toàn, khiến lão Vương vô cùng hài lòng.

Tới ngày chuẩn bị lên kinh dự thi, lão Vương mở tiệc lớn đãi mừng cả làng, ai ai cũng tới chúc tụng công tử con nhà lão Vương sớm đỗ đầu bảng, làm quan to, vinh danh cả họ khiến lão Vương vô cùng hài lòng.

Tới ngày chuẩn bị lên kinh dự thi, lão Vương mở tiệc lớn đãi mừng cả làng, ai ai cũng tới chúc tụng công tử con nhà lão Vương sớm đỗ đầu bảng, làm quan to, vinh danh cả họ khiến lão Vương vô cùng hài lòng.
Lão Vương mở tiệc lớn đãi mừng cả làng, ai ai cũng tới chúc tụng công tử con nhà lão Vương sớm đỗ đầu bảng, làm quan to, vinh danh cả họ khiến lão Vương vô cùng hài lòng. (Epoch Times)

Tuy vậy, trong số khách mời lại có một người tỏ vẻ vô cùng trầm ngâm. Đó là vị pháp sư rất giỏi xem tướng số nên được lão Vương mời tới chỉ giáo, xem làm sao để cậu quý tử nhà mình đỗ đạt cao rạng danh tổ tông. Thấy vị pháp sư tỏ thái độ như vậy, lão Vương lo lắng hỏi: “Ngài thấy con trai tôi có thể rạng danh tổ tông hay không?”.

Pháp sư im lặng một lát rồi đáp rằng: “Tôi không nghĩ như vậy. Xét theo số mệnh của công tử, do nghiệp tiền kiếp liên quan đến sát sinh nên kiếp này khó mà bền thọ”.

Họ Vương nghe vậy cảm thấy rất bất bình: “Sao lại có chuyện đó? Ngài hãy xem kỹ lại đi, hoặc có cách nào lập đàn cầu xin cúng tế, tốn bao nhiêu tôi cũng sẵn lòng, miễn con tôi công thành danh toại”.

Pháp sư lắc đầu: “Mọi việc đều đã định sẵn, số kiếp của công tử không thể thay đổi bằng những thứ đó. Hãy sớm cho công tử nương nhờ cửa Phật, chăm chỉ tu hành may ra mới trừ bỏ hết nợ nghiệp. Công danh tiền tài sẽ không thể bền, tôi khuyên ngài như vậy”.

Mọi việc đều đã định sẵn, số kiếp của công tử không thể thay đổi bằng những thứ đó. Hãy sớm cho công tử nương nhờ cửa Phật, chăm chỉ tu hành may ra mới trừ bỏ hết nợ nghiệp. (Miền công cộng)
Mọi việc đều đã định sẵn, số kiếp của công tử không thể thay đổi bằng những thứ đó. Hãy sớm cho công tử nương nhờ cửa Phật, chăm chỉ tu hành may ra mới trừ bỏ hết nợ nghiệp. (Miền công cộng)

Lão Vương nghe thấy vậy thì không hài lòng, ông có duy nhất một mụn con trai, là niềm hy vọng của cả dòng họ, làm sao có thể để nó đi tu, buông bỏ hết tất cả được. Lão quyết định mời một pháp sư khác về lập đàn cúng cầu, xin phù hộ cho con trai bình an, ứng thí thành công.

Công tử họ Vương lên kinh thành dự thi, quả nhiên đỗ Trạng Nguyên. Lão Vương vui mừng khôn xiết, cười nhạo những gì Pháp sư từng cảnh báo mình. Họ Vương nhà đã giàu có nay có quý tử làm quan Trạng, lão gặp ai cũng đều đắc ý, liền mở đại tiệc đón rước Trạng Nguyên.

Trong bữa tiệc ai nấy đều vui vẻ, uống thỏa sức nhân ngày mừng vui này. Tân khoa Trạng Nguyên được nhiều người chúc tụng đến say mềm. Dù tiệc chưa vãn nhưng thấy khó chịu trong người nên cáo lui về phòng nghỉ trước, có gia nhân dìu đi. Vì tân Trạng Nguyên uống quá say nên gia nhân buộc phải cõng trên lưng mới di chuyển được, trời tối loạng quạng vấp phải bục, cả hai đều ngã ngửa. Gia nhân thấy tân Trạng Nguyên không còn thở nữa thì phát hoảng, vội kêu người tới giúp. Lão Vương thất kinh vội mời lang y giỏi nhất tới thăm khám, tiếc thay tân Trạng Nguyên ngã đúng chỗ hiểm nên đã không thể qua khỏi.

Tiệc mừng bỗng chốc biến thành đám tang. Lão Vương trong lòng vô cùng đau xót, trong tiếc khóc than của cả họ, lão chợt nhớ lại lời của vị pháp sư trước đây. Lo tang lễ cho quý tử xong, lão vội thỉnh mời pháp sư tới và biết rằng ở tiền kiếp con trai độc nhất của mình đã vô tình ngộ sát một người khi đi trên đường, và kiếp này người đó đầu thai làm gia nhân nhà lão để đòi nợ.

Tân Trạng Nguyên ngã đúng chỗ hiểm nên đã không thể qua khỏi. Tiệc mừng bỗng chốc biến thành đám tang. Lão Vương trong lòng vô cùng đau xót.
Tân Trạng Nguyên ngã đúng chỗ hiểm nên đã không thể qua khỏi. Tiệc mừng bỗng chốc biến thành đám tang. Lão Vương trong lòng vô cùng đau xót. (Miền công cộng)

Con người sinh ra là có số mệnh định sẵn dựa trên đức nghiệp mà họ tích ở đời trước. Nên mới có chuyện mỗi người một số phận, người nhiều đức thì làm quan lớn, kinh doanh phát tài hoặc sống lâu trăm tuổi, cả đời thuận buồm xuôi gió, người ít đức thì cho dù tài năng đến mấy cũng cả đời sống trong nghèo khổ, hay bạc phận, cuộc đời ngắn ngủi. Vậy nên, dù ta có thu xếp cuộc đời chu đáo thế nào, dựa trên luật nhân quả số mệnh người đó vẫn sẽ diễn ra đúng như đã định, không thể thoát được.

Tuy vậy cũng không tuyệt đối, người xưa cũng có câu “đức năng thắng số”. Một người nếu có số phận bất hạnh, nhưng nếu sống thanh cao, chăm chỉ tích đức hành thiện thì rất có thể trời xanh sẽ có an bài khác cho cuộc đời người này, có thể là kéo dài tuổi thọ, về già sống an nhàn, đời con cháu được hưởng vinh hoa phú quý. Đây là trời xanh có lòng từ bi mà thay đổi số phận cho người đó chứ không phải người này “thắng thiên” như nhiều người lầm tưởng.

Hoặc một con đường khác có thể thay đổi số phận như đã được vị pháp sư đề cập đến trong bài viết, đó là con đường tu hành Phật Pháp. Tuy nhiên ngày nay, loạn Pháp mạt thế, tìm được Phật Pháp chân chính thật khó lắm.

Nam Minh

Chú thích:
(1) Thái Tể Bỉ: Tên là Bá Phỉ (hay Bá Bỉ), là con cháu một gia tộc ở nước Sở. Sau do gia tộc gặp nạn, một mình Bá Phỉ trốn thoát sang nước Ngô xin được nương nhờ. Nhờ Ngũ Tử Tư giới thiệu, ông ta được một chức quan bên cạnh vua Ngô Hạp Lư. Bá Phỉ là người giỏi xiêm nịnh nên rất được lòng vua Ngô và được trọng dụng. Ngoài ra, Bá Phỉ lại là người rất tham lam, hay vơ vét tiền bạc. Thừa tướng Văn Chủng của nước Việt đã đút lót nhiều vàng bạc để Bá Phỉ nói đỡ cứu vua Việt là Câu Tiễn thoát chết khi nước Việt bị nước Ngô đánh bại và sau này chính Bá Phỉ đã giúp cho Câu Tiễn thoát khỏi thân phận con tin trở về nước Việt. Sau này nước Việt diệt nước Ngô của Phù Sai. Câu Tiễn đã tịch thu hết gia sản của Bá Phỉ sung công, phế thành dân thường.

Sau này, nhiều người dùng từ "Bá Phỉ" để diễn tả tính cách của những người chỉ giỏi khua môi múa mép, ba hoa chích chòe, hay dùng lời nói để lừa phỉnh người khác.

Trong bài viết, Từ Cự Nguyên nói vậy là có ý châm chọc Hùng Văn Kỷ.

(2) Thiếu Tể: Một chức quan tương đương với Thái Tể. Theo wikipedia: “Đến niên hiệu Chính Hòa (1111 - 1118) thời Tống Huy Tông, đổi Tả bộc xạ thành Thái tể kiêm Môn hạ thị lang (太宰兼门下侍郎), Hữu bộc xạ thành Thiếu tể kiêm Trung thư thị lang (少宰兼中书侍郎)”.

Có thể chức quan của Hùng Văn Kỷ là “Lại Bộ Thị Lang”, tương đương với chức Thiếu Tể, nên Từ Cự Nguyên dùng cách nói hoán dụ để châm biếm.

(3): Đây là bài thơ “Giang Tuyết” của Liễu Tông Nguyên.
Nguyên văn:

Giang tuyết
Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt,
Cô chu thôi lạp ông,
Độc điếu hàn giang tuyết.

Dịch nghĩa:

Tuyết trên sông
Giữa ngàn non, chim bay bổng tuyệt mù trời.
Trên vạn nẻo đường tắt, dấu vết người vắng hẳn.
Thuyền lẻ loi có ông già mang nón lá áo tơi,
Một mình ngồi câu trên dòng sông đầy tuyết lạnh.

Thời Đường Thuận Tông, sau khi “Cách tân Vĩnh Trinh” thất bại, Liễu Tông Nguyên bị giáng chức liên tục, nhưng vẫn thủy chung bảo trì một tinh thần bất khuất. Tương tự như hình ảnh ông lão trong bài thơ, thân ở nơi cô hàn lạnh lẽo vẫn làm theo ý mình, tại nơi mịt mờ không bóng người vẫn bình chân như vại.

Từ Cự Nguyên lại viết ngược, và bốn chữ cuối “Tuyết ông diệt tuyệt” với ngụ ý là ý chí của ông lão đã bị tuyệt diệt trong tuyết, ông chê cười Hùng Văn Kỷ rằng già rồi không còn giữ ý chí của một vị quan Lại Bộ Thị Lang; khiến Hùng Văn Kỷ ôm hận trong lòng.

Nguồn tham khảo:
(1) https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1_Ph%E1%BB%89
(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%83_t%C6%B0%E1%BB%9Bng
(3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%E1%BB%85u_T%C3%B4ng_Nguy%C3%AAn
(4) https://tansinh.net/nhan-qua/noi-nhan-dinh-thang-thien-dieu-do-dung-hay-sai/
(5) https://www.epochtimes.com/gb/14/6/10/n4174768.htm



BÀI CHỌN LỌC

Số phận con người đã được an bài, dù biết cũng không thể né tránh