Thành cổ đã mất tích: Bạo chúa cuối cùng khiến Trời không dung

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phát hiện tàn tích của thành cổ của Hắc Thủy quốc, quốc vương bạo người vô đạo khiến Trời nổi giận, giáng bão cát nhấn chìm.

Ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, có một tàn tích thành cổ. Truyền thuyết kể rằng, đó là "Hắc Thuỷ quốc" đã mất tích. Vị vua cuối cùng là một bạo chúa, đã làm nhiều việc ác mà không e dè gì, thậm chí gây nguy hiểm cho sự an nguy của nhà Tùy. Cuối cùng Thượng Thiên đã đưa ra quyết định, và quyết định này đã khiến Hắc Thủy quốc chính thức biến mất khỏi lịch sử.

Tàn tích thành cổ

Ở phía tây bắc thành phố Trương Dịch, tỉnh Cam Túc có một tàn tích thành cổ. Do tàn tích ở ven sông Hắc Thuỷ, vì vậy người dân địa phương luôn nói thành cổ này là "Hắc Thuỷ quốc".

Năm 1938, chính quyền cho xây dựng đường cao tốc ở đây, trong quá trình xây dựng vô tình đào được một số lượng lớn cổ tích. Chỉ riêng những viên gạch nung đào được đã đủ để lát hơn chục km đường. Đồng thời, tại đây đã tìm thấy một số lượng lớn bếp Trung Nguyên và một số hài cốt cổ lạ. Thông qua kiểm tra đo đạc, phát hiện chiều dài của xương ống chân dài hơn hẳn so với người bình thường, người dân địa phương gọi nó là “trường nhân cốt".

Những ngày cuối cùng của “Hắc Thuỷ Quốc"

Mặc dù, nguồn gốc và sự hủy diệt của Hắc Thủy quốc không thể được tìm thấy trong lịch sử, nhưng nhiều truyền thuyết đã được lưu truyền tại dân gian.

Nguồn gốc Mật tông Tây tạng: Vị tổ sư đầu tiên còn lâu đời hơn Phật Thích Ca rất nhiều [Radio]
Nguồn gốc và sự hủy diệt của Hắc Thủy quốc không thể được tìm thấy trong lịch sử, nhưng nhiều truyền thuyết đã được lưu truyền tại dân gian. (Ảnh minh họa)

Truyền thuyết kể rằng, hành lang Hà Tây ở chân núi Kỳ Liên đã biến thành một đại dương rộng lớn do một trận đại hồng thuỷ cách đây rất lâu. Về sau, nhờ Đại Vũ trị thuỷ nên sông Hắc Thuỷ đã quay lại, nơi đây trở thành đồng cỏ thơm bát ngát, người dân lập tân quốc ở đây gọi là “Hắc Thuỷ quốc”.

Theo thời gian trôi qua, vào thời triều đại nhà Tùy, vua cuối cùng của Hắc Thuỷ quốc là người có phẩm cách bại hoại, tham tài háo sắc, thường đàn áp dân lành. Để thỏa mãn dục vọng ích kỷ của mình, ông ta đã mở rộng lãnh thổ khắp nơi, đốt phá, giết chóc, xâm chiếm đất đai và tài sản của các nước láng giềng, khiến cho người dân các khu vực xung quanh phải sống trong cảnh khổ cực lầm than.

Về sau, Hắc Thuỷ quốc không kiêng nể gì, khiến nhà Tùy cảm thấy nguy hiểm đến gần, vì vậy đã phái tướng Hàn Thế Long đi ngăn chặn những hành động tàn bạo của Hắc Thuỷ quốc.

Hàn Tướng quân thuyết phục vua Hắc Thủy cải tà quy chính, yên phận thủ thường, nhưng vua Hắc Thủy không muốn dừng tay. Biết không thể chống lại đại quân của nhà Tùy, ông ta đã nghĩ ra một mưu kế, đưa quân của mình ra khỏi thành Hắc Thủy, đợi khi quân Tùy vào thành buông lỏng cảnh giác, nhân cơ hội đánh úp.

Hàn tướng quân dẫn quân vào thành Hắc Thủy được nhân dân trong thành hoan nghênh. Nhưng khi bước vào cung, không một bóng người, trong doanh trại cũng không thấy một binh một lính. Đối với tình huống kỳ lạ này, Hàn tướng quân không hiểu chuyện gì, lệnh cho ba quân nghỉ ngơi và đề phòng cảnh giác.

Lúc này, trong thành xuất hiện một Đạo sĩ bán táo và lê. Đạo sĩ rao to: “Táo lê, đào lê đây”.

Quân sĩ thấy vậy liền tới tấp đên muốn mua, nhưng Đạo sĩ đưa ra mức giá không hợp lý, không ai muốn mua với cái giá trên trời như thế. Ngược lại, tiếng hô “Táo lê, đào lê đây” vang khắp thành.

Hàn Tướng quân nghe thấy tiếng hô này, liền ngộ ra “Táo lê” gần với âm “Tảo li”, có ý là rời khỏi đây sớm, "Đào lê" gần âm "Đào li", có nghĩa là trốn đi, đây chính là Thượng Thiên nhắc nhở ông rằng, sẽ có chuyện xảy ra. Hàn Tướng quân lập tức dẫn quân sĩ và những người dân Hắc Thủy muốn đi theo ông rút khỏi thành.

Vào đêm Hàn tướng quân dẫn dân chúng đi rút đi, một trận bão cát ùn ùn kéo đến nuốt sạch toàn bộ Hắc Thủy quốc. Vua Hắc Thủy quốc cùng các tướng sĩ và quân đội phục kích ở bên thành, và những dân thường không muốn rút đi đều không có một người nào may mắn thoát khỏi tai họa này.

Sa Mạc, Cơn Bão Cát, Cát, Khô, Cồn Cát, Nóng Bức
Vào đêm Hàn tướng quân dẫn dân chúng đi rút đi, một trận bão cát ùn ùn kéo đến nuốt sạch toàn bộ Hắc Thủy quốc. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Ngụ ý truyền đạt của thành cổ sa mạc

Mặc dù, Hắc Thuỷ quốc là truyền thuyết nhưng thành cổ nằm ở sa mạc là có thật. Một cuốn sách cổ ghi lại: “Hàn Thế Long, tướng quân nhà Tùy, từng đến Hắc Thuỷ quốc đồn trú, có bốn pháo đài cổ, sau một đêm bị bão cát chôn vùi”.

Có thể thấy rằng, Hàn Thế Long từng giúp đỡ bách tính di tản trước khi bão cát kéo đến nuốt trọn Hắc Thuỷ quốc. Truyền thuyết dân gian này có thể thực sự đã từng xuất hiện trong lịch sử.

Làm việc gì cũng có nhân quả, thiện ác luôn có báo ứng. Vị vua cuối cùng của Hắc Thuỷ quốc bạo ngược vô đạo, bị Trời trừng phạt, đã giáng bão cát tiêu diệt. Lão Đạo sĩ trong câu chuyện đã dùng một từ gần âm để đánh thức mọi người nhanh chóng rời đi. Vua Hắc Thuỷ quốc và những người không muốn rời đi đã chết trong trận bão cát.

Thuần Chân
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Thành cổ đã mất tích: Bạo chúa cuối cùng khiến Trời không dung