Thành phố được Thần lựa chọn và những cuộc chiến liên miên giữa 3 tôn giáo lớn phương Tây suốt 2000 năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 1967, Israel nắm quyền kiểm soát toàn bộ Jerusalem, sau khoảng 2.000 năm, thành phố linh thiêng của tam giáo cuối cùng cũng về tay người Do Thái. Tuy nhiên, đi cùng với chiến thắng này là một tiên tri đáng sợ…

Thành phố linh thiêng Jerusalem

Sáng 11h15 ngày 5 tháng 6 năm 1967, bên trong thành cổ Jerusalem, những binh lính Jordan không ngơi tay. Cùng với một loạt tiếng nổ đinh tai nhức óc, pháo binh Jordan bắn hơn 6.000 quả đạn, xả súng vào khu ổ chuột của người Do Thái ở Jerusalem.

Pháo đạn tấn công nã trúng vào dinh thủ tướng Israel và các tòa nhà quốc hội khác. Đồng thời, ba thành phố khác ở Israel là Netanya, Kfar-Sirkin và Kfar-Saba cũng bị không quân Jordan không kích.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel - ông Moshe Dayan chỉ huy lực lượng mặt đất ở Jerusalem tiến hành trả đũa ở quy mô nhỏ. Sau đó, ông ra lệnh cho không quân tấn công căn cứ không quân của Jordan trong khi máy bay Jordan đang quay lại tiếp nhiên liệu, và cho nổ tung tất cả các máy bay quân sự của Jordan.

Sau khi loại bỏ mối đe dọa của lực lượng không quân địch, quân đội Israel mở cuộc phản công ở thành phố Jerusalem. Lính dù Israel nhảy dù xuống khu vực thành phố do Jordan kiểm soát. Họ chia thành ba đội và nhanh chóng tiến vào thành.

Tiếng súng và tiếng nổ tràn ngập trung tâm thành phố Jerusalem. Những người lính chiến đấu gần đám xe tăng bốc cháy. Lúc đó, vua Hussein của Jordan đang ở pháo đài Augusta-Victoria quan sát trận chiến. Khi cuộc tấn công bắt đầu, ông vẫn bình tĩnh. Nhưng khi thấy quân mình bị đánh lui dần, nhà vua bắt đầu hốt hoảng.

Vua Hussein của Jordan. (Ảnh chụp màn hình)

Ông nhảy lên chiếc xe jeep chuyên dụng của mình và đi về phía thung lũng Jordan. Tại đó, ông đã gặp quân đội Jordan từ khu vực phía bắc bị đánh rút lui về.

Vua Hussein suy nghĩ có nên quay lại pháo đài không. Nhưng thật đáng tiếc sức mạnh quân đội Jordan đã không còn, pháo đài đã là nơi không thể lưu lại được. Nhà vua không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút lui về Jordan trong sự ô nhục. Sau hai ngày chiến đấu, quân đội Israel đã kiểm soát chặt chẽ toàn bộ Jerusalem.

Moshe Dayan mang theo Yitzhak Rabin và Uzi Narkis, hai vị tướng cao cấp leo lên núi Thánh Điện (Núi Đền) mới tái chiếm được. Núi Thánh Điện là Thánh địa của đạo Do Thái cổ đại. Tương truyền, cả Thánh Điện thứ nhất và thứ hai đều được xây dựng ở đây. Cả ba người đi thẳng về phía tây của Thánh Điện, đến dưới Bức tường phía Tây nổi tiếng.

Núi Thánh Điện là Thánh địa của đạo Do Thái cổ đại (Ảnh chụp màn hình)
Núi Thánh Điện là Thánh địa của đạo Do Thái cổ đại. (Ảnh chụp màn hình)

Nhìn những tàn tích còn lại của Thánh Điện Do Thái thứ hai này, Rabin khóc vì sung sướng, cảm thấy tất cả các những phấn đấu, những trận chiến đẫm máu đều rất thiêng liêng, đều rất đáng giá.

Cảnh chiến đấu ở đầu câu chuyện thực sự xảy ra trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ hai vào năm 1967. Sau cuộc chiến này, người Israel đã kiểm soát toàn bộ khu vực thành Thánh Jerusalem. Rabin đặt tên cho cuộc chiến này là Cuộc chiến sáu ngày. Bởi vì cuộc chiến chỉ kéo dài sáu ngày nhưng nó đã thay đổi toàn bộ cục diện Trung Đông cũng như lịch sử.

Nguyên nhân của cuộc chiến bắt nguồn từ sự thành lập của Israel. Quay ngược thời gian về năm 1918, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, bố cục của toàn thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Trước Thế chiến thứ nhất, đế chế Ottoman kiểm soát vững chắc Iraq, Syria, Liban, Jordan dải Israel và Palestine ngày nay. Nhưng sau chiến tranh, đế chế Ottoman sụp đổ, những nơi nói trên thuộc quản lý của Hội Quốc Liên (League of Nations). Đây là một tổ chức quốc tế được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hội Quốc Liên giao những nơi này cho Anh và Pháp quản lý. Anh quản lý Palestine, bao gồm cả Israel ngày nay, Palestine và Jordan.

Người Anh khá rõ ràng, họ đã trực tiếp phân chia Jordan là một quốc gia, bàn giao cho đồng minh có khả năng của mình - gia tộc Hashemite địa phương.

Gia tộc Hashemite chính là hoàng gia Jordan ngày nay (Ảnh chụp màn hình)
Gia tộc Hashemite chính là hoàng gia Jordan ngày nay. (Ảnh chụp màn hình)

Gia tộc Hashemite chính là hoàng gia Jordan ngày nay. Người Anh cho rằng họ chỉ cần trị vì hai nơi Palestine và Israel thì có thể tiết kiệm một chút sức lực. Nhưng không ngờ rằng, họ lại rước vào hai rắc rối lớn. Bởi vì trên mảnh đất này có hai chủ nghĩa đang phát triển mạnh. Nơi nào có chủ nghĩa nhiễu loạn, nơi đó không có bình yên. Một là chủ nghĩa Zion của Do Thái, hay còn gọi là chủ nghĩa phục quốc; một chủ nghĩa khác là Pan-Arabism, hay còn gọi là chủ nghĩa dân tộc Ả Rập.

Chủ nghĩa phục quốc Do Thái nổi lên mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XIX, chủ trương xây dựng một nhà nước Do Thái ở vùng đất của Israel cổ đại, được gọi là Zion. Nơi này được xem như một nơi trú ẩn an toàn cho người Do Thái trên toàn thế giới.

Trong Kinh Thánh, Zion ban đầu được gọi là Thành phố David, được xây dựng bởi Vua David, sau này được gọi là thành phố Jerusalem và toàn bộ Nhà nước Israel.

Còn chủ nghĩa dân tộc Ả Rập phát sinh vào đầu thế kỷ XX để ủng hộ sự thống nhất của tất cả các quốc gia Ả Rập dưới ngọn cờ Hồi giáo thành một quốc gia hoặc một liên minh chính trị và văn hóa chặt chẽ.

Hai khái niệm này mặc dù có yếu tố lịch sử và tôn giáo riêng, nhưng trên thực tế, tất cả đều thuộc về khái niệm chủ nghĩa dân tộc hiện đại. Chúng nghe có vẻ như đều đóng một vai trò tích cực cho sự phát triển của quốc gia mình, tuy nhiên từ hiệu quả thực tế thì nó không tốt lắm.

Những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái đã giành được sự ủng hộ của Đế quốc Anh thông qua vận động hành lang của Rothschilds, một gia tộc Do Thái giàu có nhất thế giới vào thời điểm đó. Vì vậy, nó đã phát triển mạnh mẽ.

Người sáng lập ra gia tộc Rothschild là Mayer Rothschild. Ông là một người Do Thái Đức có đầu óc kinh doanh vào cuối thế kỷ 18. Ông khởi nghiệp bằng một công việc kinh doanh nhỏ, mở ngân hàng tại Frankfurt, Đức. Sau này, năm người con trai của Mayer đưa sự nghiệp kinh doanh của ông phát triển lớn hơn. Họ mở ngân hàng sang các nước Châu Âu, khiến gia tộc Rothchild trở thành ông trùm trong giới tài chính châu Âu. Sau đó, gia tộc này cũng tham gia vào các lĩnh vực quan trọng như khai thác mỏ và năng lượng.

Người sáng lập ra gia tộc Rothschild là Mayer Rothschild (Ảnh chụp màn hình)
Người sáng lập ra gia tộc Rothschild là Mayer Rothschild. (Ảnh chụp màn hình)

Đến đầu thế kỷ 20, gia tộc Rothschild đã trở thành một gia tộc quyền lực làm rung chuyển cả thế giới và cũng là người thúc đẩy quan trọng của chủ nghĩa Zion.

Đầu thế kỷ 20, dưới sự điều hành của gia tộc Rothschild, vào năm 1917 nước Anh ra “Tuyên bố Balfour”. Trong lịch sử của phong trào Zion, tuyên bố này là một sự kiện quan trọng. Bá tước Arthur Balfour là Ngoại trưởng và Thủ tướng Anh, trong bản tuyên ngôn năm 1917 này, Đế quốc Anh, vẫn là ông lớn thế giới, đã nói rõ rằng ủng hộ người Do Thái nhập cư để ủy thác Palestine thành lập một nhà nước ở đó.

Vậy các nhóm dân tộc khác đang ở Palestine thì sao? Bản tuyên ngôn đề cập đến việc bảo vệ các quyền công dân và tín ngưỡng của họ, nhưng không nói về việc bảo vệ các quyền lợi khác. Vì vậy, sau khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, đối với công dân không phải là người Do Thái, họ không bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, có thể phục vụ nếu tự nguyện, nhưng không đi nghĩa vụ quân sự thì các quyền chính trị khác sẽ bị hạn chế. Ngay sau khi "Tuyên bố Balfour" được ban hành, nó được người Do Thái trên khắp thế giới hoàn toàn cổ vũ.

Nhiều người Do Thái không hài lòng với nơi cư trú hiện tại hoặc bị người dân địa phương phân biệt đối xử đã di cư đến Palestine với số lượng lớn để tạo ra một thế giới mới.

Vì vậy đến những năm 1930, người Do Thái từ một nhóm dân tộc địa phương nhỏ, đột nhiên trở thành một sự hiện diện quan trọng. Một nửa dân số ở Jerusalem là người Do Thái. Khi con người đông lên, chủ nghĩa cũng mạnh lên theo, chắc chắn sẽ xảy ra tranh chấp, xung đột..

Vào những năm 1930, người Ả Rập ở Palestine nổi dậy, chống lại người Anh. Nước Anh đưa quân đến trấn áp. Không lâu sau, trong tổ chức phục quốc Do Thái cũng sinh ra tổ chức cực đoan. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan này bất mãn với chính phủ Anh, đã gây ra hàng loạt hoạt động khủng bố, khiến người Anh kiệt quệ. Chưa kể tình hình thế giới vẫn liên tục thay đổi. Không lâu sau, Thế chiến II nổ ra, ngọn lửa chiến tranh bùng lên khắp Châu Âu. Dù nước Anh là người chiến thắng cuối cùng, nhưng nó cũng kiệt quệ vì chiến tranh, đất nước hoang phế. Mặc dù nước Anh, ngoại trừ giai đoạn đầu của Thế chiến II, bị Đức đánh bom, không bị chiến tranh tàn phá trực tiếp; nhưng chế độ phân phối hàng tiêu dùng ở Anh mãi đến năm 1956 mới được bãi bỏ. Bản thân người Anh từ lâu đã quá bận rộn để giải quyết mớ hỗn độn ở Trung Đông, nên họ đã rút lui.

Tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua kế hoạch phân chia Palestine, thuộc địa thuộc Anh thành hai quốc gia. Một là quốc gia người Do Thái, còn lại là đất nước người Ả Rập.

Khi nghe tới quyết định này, người Do Thái đã ca hát và nhảy múa vui vẻ bởi họ đã phiêu bạt gần 2.000 năm, cuối cùng cũng có lại đất nước của mình. Nhưng vấn đề là người Ả Rập không vui như vậy. Trong hàng thiên niên kỷ lưu lạc của người Do Thái, vùng đất này không phải là để không.

Khi nghe tới quyết định này, người Do Thái đã ca hát và nhảy múa vui vẻ bởi họ đã phiêu bạt gần 2.000 năm, cuối cùng cũng có lại đất nước của mình (Ảnh chụp màn hình)
Khi nghe tới quyết định này, người Do Thái đã ca hát và nhảy múa vui vẻ bởi họ đã phiêu bạt gần 2.000 năm, cuối cùng cũng có lại đất nước của mình. (Ảnh chụp màn hình)

Vào thời điểm đó, người Ả Rập đã là dân số địa phương chính ở đây. Họ không chấp nhận sự phân chia này. Họ đã sống ở đây hàng ngàn năm và họ là thổ dân, tại sao phải chia đất cho người Do Thái mới tới?

Nhưng người Do Thái cũng không chịu. Họ nói rằng họ sẽ không đi bất cứ nơi nào khác. Nơi đây là miền đất Chúa đã hứa ban cho họ.

Vậy là người Ả Rập địa phương tổ chức dân binh đối đầu với các tổ chức Do Thái. Các nước Ả Rập láng giềng như Ai Cập, Syria, Jordan Liban, Iraq, v.v. cũng rất bất bình với quyết định của Liên Hợp Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Ai Cập, các nước đã thành lập một liên minh sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề.

Vào 4 giờ chiều ngày 14 tháng 5 năm 1948, cha đẻ của Israel hiện đại, Ben-Gurion tuyên bố thành lập nhà nước Israel. Sau khi trả lời phỏng vấn của phóng viên, Gurion vội vàng rời buổi lễ bởi vì ông biết rằng tuyên bố của ông về việc thành lập nhà nước Israel chính là đưa ra chiến thư cho các nước láng giềng Ả Rập. Ông cần huy động quân đội ngay lập tức để đối phó với cuộc xâm lược sắp xảy ra của các lực lượng liên minh Ả Rập. Vài ngày sau, quả thực cuộc tấn công lớn của lực lượng liên quân Ả Rập khai mào.

Vào 4 giờ chiều ngày 14 tháng 5 năm 1948, cha đẻ của Israel hiện đại, Ben-Gurion tuyên bố thành lập nhà nước Israel (Ảnh chụp màn hình)
Vào 4 giờ chiều ngày 14 tháng 5 năm 1948, cha đẻ của Israel hiện đại, Ben-Gurion tuyên bố thành lập nhà nước Israel. (Ảnh chụp màn hình)

Đây là cách cuộc chiến tranh Trung Đông đầu tiên bắt đầu. Ả Rập cũng thành lập Liên minh tám quốc gia với khoảng 165.000 người. Trong khi Israel tập hợp vội vàng chỉ có 28.000 người cho lực lượng bán quân sự bao gồm dân quân, lực lượng vũ trang cực đoan và một số ít sĩ quan chuyên nghiệp. Tất nhiên là Gurion rất lo lắng.

Như đã đề cập trước đó, tướng Rabin cũng đang ở trong quân đội vào thời điểm đó. Khi đó họ còn trẻ và đã lo lắng đến mức đổ mồ hôi khắp người. Khi chiến tranh mở ra, với quân đội được trang bị tốt và được đào tạo bài bản, Liên minh Ả Rập đang tiến triển tốt đẹp. Vị tướng nổi tiếng của thế chiến thứ 2, Thống soái Bernard Montgomery tin chắc rằng thực lực giữa hai bên khác biệt quá lớn. Quân đội Israel sẽ bị đánh bại trong vòng hai tuần, Israel vừa được thành lập và sẽ nhanh chóng sụp đổ.

Thống soái Bernard Montgomery (Ảnh chụp màn hình)
Thống soái Bernard Montgomery. (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng thể hiện của Israel vượt xa lời tiên đoán của vị nguyên soái này. Quân đội Israel nhanh chóng thành lập lực lượng quốc phòng chính quy, vừa tiến hành huấn luyện quân sự và nhanh chóng tuyển mộ binh lính.

Israel thực sự đã chống chọi được với cuộc tấn công của lực lượng liên minh Ả Rập. Ngoài ra, Liên hợp quốc đã sớm đứng ra làm trung gian hòa giải. Tám tuần sau khi chiến tranh nổ ra, hai bên đã đạt được lệnh ngừng bắn đầu tiên. Sau khi ngừng bắn, các nước Ả Rập có tính toán của riêng mình.

Dù chiến tranh vẫn chưa kết thúc, họ coi như đã thắng và đang nghĩ cách thu được nhiều lợi hơn từ Israel, đồng thời chờ Israel đàm phán hòa bình với các điều khoản nhượng đất và bồi thường.

Còn Israel không nhàn rỗi, tất nhiên không phải lo tìm cách đàm phán hòa bình với Ả Rập, mà họ tận dụng mạng lưới Do Thái trên toàn thế giới để tuyển mộ nhiều người trong thời gian ngừng bắn.

Mặc dù Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với cả hai bên tham chiến trên danh nghĩa, các sĩ quan Israel giàu kinh nghiệm trong Thế chiến II vẫn mua một lượng lớn thiết bị còn sót lại sau Thế chiến II từ Tiệp Khắc thông qua các kênh ngầm.

Trong thời gian ngừng bắn ngắn ngủi 28 ngày, Israel đã cải thiện rất nhiều trước tình hình bất lợi thiếu súng đạn trong 8 tuần đầu của cuộc chiến.

Một ngày trước khi kết thúc thời gian ngừng bắn vào ngày 8 tháng 7, người Ai Cập đã đi đầu trong việc phát động một cuộc tấn công nhằm hạ gục Israel lập tức. Nhưng không ngờ lần này họ lại đụng trúng tấm sắt.

Lực lượng phòng vệ Israel tấn công trên diện rộng và phát động cuộc tấn công kéo dài 10 ngày. Lực lượng liên quân Ả Rập đã bị đánh bại trước sức mạnh bất ngờ của quân đội Israel. Họ nhanh chóng bị mất lãnh thổ chiếm đóng trước đó. Ngày 18 tháng 7, Liên hợp quốc lại ra lệnh ngừng bắn.

Nhưng Israel đã lợi dụng lệnh ngừng bắn để củng cố thực lực, sau đó phát động đợt tấn công thứ ba. Cuộc tấn công lần này đã buộc Ai Cập, thủ lĩnh của thế giới Ả Rập lúc bấy giờ, phải ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định ngừng bắn.

Nhưng Israel đã lợi dụng lệnh ngừng bắn để củng cố thực lực, sau đó phát động đợt tấn công thứ ba (Ảnh chụp màn hình)
Nhưng Israel đã lợi dụng lệnh ngừng bắn để củng cố thực lực, sau đó phát động đợt tấn công thứ ba. (Ảnh chụp màn hình)

Trong khi quốc vương Jordan khi đó là ông nội của vua Hussein đã được đề cập bên trên, Abdullah I đang còn nắm quyền, trong chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất, đã phái một đội quân tinh nhuệ xông tới Jerusalem và đánh đuổi quân đội Israel do Rabin chỉ huy ra khỏi thành phố Thánh. Quân Jordan kiểm soát vững chắc khu vực Bờ Tây sông Jordan. Sau khi đạt được lợi ích quân sự, Jordan đã ra lệnh ngừng bắn đơn phương với Israel, rút khỏi chiến tranh.

Vào thời điểm đó, sức mạnh của quân đội Israel không đủ để đánh đuổi quân đội Jordan ra khỏi Jerusalem. Vì vậy, trong cuộc chiến này, Jordan là quốc gia duy nhất trong các nước Ả Rập được hưởng lợi. Các nước Ả Rập khác không nhận được bất kỳ lợi ích nào. Họ bị thất sủng và sỉ nhục. Nhưng cả thế giới Ả Rập đều nhớ đến sự sỉ nhục do Israel, một kẻ ngoại đạo, mang đến cho họ. Họ đang chờ đợi thời cơ để trả thù.

Từ năm 1948 đến năm 1967, trong gần 20 năm dù các nước Ả Rập và Israel cũng có xung đột nhưng chỉ với quy mô nhỏ. Hai bên không bên nào thiệt hại thực sự. Cuộc xung đột nổi tiếng nhất trong hai thập kỷ này là cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956, còn được gọi là Chiến tranh Trung Đông lần thứ hai.

Cuộc xung đột nổi tiếng nhất trong hai thập kỷ này là cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956, còn được gọi là Chiến tranh Trung Đông lần thứ hai (Ảnh chụp màn hình)
Cuộc xung đột nổi tiếng nhất trong hai thập kỷ này là cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956, còn được gọi là Chiến tranh Trung Đông lần thứ hai. (Ảnh chụp màn hình)

Israel tấn công Ai Cập dưới sự xúi giục của Anh và Pháp. Nhưng cuối cùng, nhờ sự phân xử của Hoa Kỳ, không bên nào được nhiều hay mất nhiều.

Năm 1952 Ai Cập có thay đổi. Tổ chức Sĩ quan Tự do Ai Cập phát động cuộc đảo chính lật đổ Vương triều Farouk, các sĩ quan trẻ tuổi lên nắm quyền và thành lập chính phủ. Năm 1956, Tổng thống Gamal Abdel Nasser lên nắm quyền giữa tiếng reo hò. Ông rất nổi tiếng, được coi là người tài trăm năm mới xuất hiện, là người vừa lên nắm quyền đã được các nước Ả Rập công nhận.

Lãnh đạo nhiều nước Ả Rập thậm chí còn gọi Nasser là ông chủ. Được tung hô như vậy, ý thức về bản thân của Nasser nhanh chóng phình to. Ông lập tức thúc đẩy chủ nghĩa Pan-Arabism trong các nước Ả Rập, kêu gọi anh em Ả Rập đoàn kết, chiến đấu chống lại chủ nghĩa Zion của Israel với sự hỗ trợ của Châu Âu và Hoa Kỳ. Các nước Ả Rập đã thực sự đứng lên kêu gọi trả thù và hạ bệ Israel. Đây là bối cảnh trước Chiến tranh Sáu ngày năm 1967.

Vào cuối tháng 5 năm 1967, Nasser hỏi ý kiến ​​quân đội, lấy lại sự tự tin. Ông cho rằng thời cơ để trả thù đã tới, nhất định lần này Israel phải bị đánh bại. Ông kéo Jordan và Syria gia nhập liên minh.

Năm 1956, Tổng thống Gamal Abdel Nasser lên nắm quyền giữa tiếng reo hò (Ảnh chụp màn hình)
Năm 1956, Tổng thống Gamal Abdel Nasser lên nắm quyền giữa tiếng reo hò. (Ảnh chụp màn hình)

Quốc vương Hussein của Jordan tiến hành một cuộc diễu hành quân sự đầy tự tin. 100.000 binh sĩ Ai Cập tiến vào bán đảo Sinai, thiết giáp hạng nặng của Syria cũng đến biên giới. Lực lượng Không quân Jordan thỉnh thoảng cũng xuất hiện gần không phận Israel để thị uy. Israel bị tấn công từ ba phía, có vẻ như chiến tranh đang trên bờ vực nổ ra.

Lúc này, thủ tướng Israel là ông Levi Eshkol. Dù bị quân địch áp đảo, nhưng ông là một thủ tướng trung dung. Chiến lược của ông vào thời điểm đó là trước hết phải dốc hết mọi nỗ lực ngoại giao, bất đắc dĩ mới phải tham gia chiến tranh.

Chiến lược của thủ tướng Israel là ông Levi Eshkol vào thời điểm đó là trước hết phải dốc hết mọi nỗ lực ngoại giao, bất đắc dĩ mới phải tham gia chiến tranh (Ảnh chụp màn hình)
Chiến lược của thủ tướng Israel là ông Levi Eshkol vào thời điểm đó là trước hết phải dốc hết mọi nỗ lực ngoại giao, bất đắc dĩ mới phải tham gia chiến tranh. (Ảnh chụp màn hình)

Rabin làm tổng tham mưu trưởng, đã rất lo lắng. Ông và các tướng cố gắng thuyết phục Eshkol rằng, muốn đánh thì phải đánh trước. Nhưng Eshkol không lay chuyển. Lúc này có một người không thể ngồi yên. Ông là Bộ trưởng quốc phòng Dayan, cũng là một mãnh tướng.

Các tướng của Ai Cập không thấy phía Israel có động tĩnh gì, nên đã khoe khoang với Nasser rằng cuộc tấn công này liên minh Ả Rập sẽ dẫn đầu. Nhưng còn quá sớm để nói trước.

Ngày 5 tháng 6, sau khi Dayan triển khai cẩn thận, đã tiêu diệt lực lượng không quân Ai Cập trong một trận đột kích. Israel giành ưu thế trên không. Nhưng lục quân Ai Cập vẫn tiếp tục kháng cự kiên cường ở bán đảo Sinai. Mặc dù không có sự hỗ trợ trên không, nhưng lục quân Ai Cập thực sự đã tạm thời đứng vững trước cuộc tấn công của Israel. Kết quả, Nasser và những viên tướng bất tài của ông ta tự gây rắc rối, hạ lệnh rút quân khỏi bán đảo Sinai. Trên đường rút lui, quân đội Ai Cập bị phục kích tổn thất nặng nề. Vua Hussein của Jordan, trong cuộc chiến này, đã để mất thánh địa Jerusalem, cũng mất cả Bờ Tây sông Jordan. Ai Cập mất quyền kiểm soát Gaza. Nasser, bậc kỳ tài trăm năm mới sinh một lần, thì mất chức tổng thống, đã phải tự từ chức. Ba năm sau đó, ông qua đời vì cơn đau tim. Vua Hussein không phải từ chức, nhưng kể từ đó ông ở trạng thái đờ đẫn trong một thời gian dài. Hễ gặp ai, vua Hussein cũng lẩm bẩm rằng “Ta thật ngu ngốc, sao lại để đánh mất Bờ Tây và Jerusalem như thế này”.

Hai cuộc chiến tranh Trung Đông đều kết thúc trong sự thất bại thảm hại của lực lượng liên quân Ả Rập. Còn người Israel hạnh phúc vui mừng. Cuối cùng, họ đã lấy lại được thành phố Thánh Jerusalem.

Và như mở đầu câu chuyên bên trên, sau cuộc chiến sáu ngày, Dayan và Rabin lên núi Thánh Điện, nhìn ra Jerusalem.

Cả hai đều xúc động, một người thì thốt lên “Thật là Thần Thánh quá”, người còn lại thì khóc vì vui mừng, không nói nên lời.

Nguồn gốc tranh chấp

Trong “Kinh Thánh” nổi tiếng của phương Tây nói rằng, người Do Thái là con dân của Chúa. Chúa đã chọn vùng đất Canaan để trở thành nhà của họ. Vùng đất Canaan có lẽ là khu vực của Palestine vào thế kỷ XX. Nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh tiếng Do Thái đề cập đến Jerusalem là thành phố được Chúa chọn.

Trong “Kinh Thánh” nổi tiếng của phương Tây nói rằng, người Do Thái là con dân của Chúa. Chúa đã chọn vùng đất Canaan để trở thành nhà của họ (Ảnh chụp màn hình)
Trong “Kinh Thánh” nổi tiếng của phương Tây nói rằng, người Do Thái là con dân của Chúa. Chúa đã chọn vùng đất Canaan để trở thành nhà của họ (Ảnh chụp màn hình)

Vào thời đại của vua David trong thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên (TCN), người Do Thái đã xây dựng thủ đô vương quốc của họ tại đây. Jerusalem dưới thời vua David và vua Salomon có thể vẫn là một thành phố nhỏ. Nước Do Thái thực chất cũng chỉ là một quốc gia nhỏ.

Nhưng đến nửa sau thế kỷ thứ 7 TCN, vào thời kỳ Josiah tại vị, nước Do Thái cổ đại đã trở thành một cường quốc khu vực. Với sự suy tàn của các đế chế xung quanh, vua Josiah háo hức muốn thử chiếm lấy vùng đất từng bị Assyria kiểm soát ở phía bắc.

Điều này gây ra xung đột với Ai Cập, lúc đó vẫn là một cường quốc khu vực. Pharaoh tiến vào Canaan, tấn công nước Do Thái, vua Josiah bị giết. Vì vậy, quốc gia cổ đại của Israel vừa mới xuất hiện, đã bị đánh gục. Vào thế kỷ thứ 6 TCN, người Israel bị đế quốc tân Babylon chinh phục.

Ngôi đền đầu tiên do vua Solomon xây dựng cũng bị phá hủy, từ đó kết thúc kỷ nguyên của Thánh điện đầu tiên. Người Do Thái bị dời đến Babylon và sinh sống ở đó gần nửa thế kỷ. Trong lịch sử, họ được gọi là “tù nhân Babylon”

Sau đó Tân Babylon bị Đế quốc Ba Tư chiếm, triều đại Achaemenid bị tiêu diệt. Chính sách tôn giáo của người Ba Tư khá khoan dung hơn, cho phép người Do Thái trở về quê hương của họ. Vì vậy, người Do Thái đã trở lại và xây dựng Thánh điện thứ hai ở Jerusalem và bắt đầu kỷ nguyên Thánh điện thứ hai trong lịch sử. Sau đó toàn bộ khu vực Địa Trung Hải trải qua thời đại Hy Lạp hóa. Người Do Thái lần lượt nằm dưới sự cai trị của Vương triều Ptolemaic ở Ai Cập và Đế chế Seleucid.

Đến cuối thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, hậu duệ của người Do Thái Maccabees thành lập triều đại Hasmonean. Vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên (SCN), người Do Thái lại phải đối mặt trước đại nạn. Vào thời điểm đó, khu vực này được cai trị bởi Đế chế La Mã.

Đến cuối thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, hậu duệ của người Do Thái Maccabees thành lập triều đại Hasmonean (Ảnh chụp màn hình)
Đến cuối thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, hậu duệ của người Do Thái Maccabees thành lập triều đại Hasmonean (Ảnh chụp màn hình)

Do sự xung đột về tư tưởng tôn giáo và chính trị, vào năm 66, người Do Thái nổi dậy chống lại Rome, kết quả họ đã bị đế quốc đàn áp khốc liệt.

Năm 70, quân La Mã đánh hạ Jerusalem, 60.000 binh lính La Mã bao vây thành Jerusalem suốt 5 tháng. Cuối cùng công phá được cổng thành. Những binh lính La Mã hung hăng tiến vào, thảm sát và không chút do dự phá hủy ngọn hải đăng trong trái tim người Do Thái - Thánh điện thứ hai. Từ đó, người Do Thái lưu lạc khắp thế giới và lần này người Do Thái bị coi đã vĩnh viễn mất nước, bước vào thời đại lưu tán gần 2000 năm cho đến năm 1948 Israel phục quốc.

Trên thực tế, Trung Đông là “nơi xảy ra tứ chiến” trong lịch sử thế giới cổ đại. Nhiều dân tộc đều từng trải qua thịnh, rồi suy, thậm chí bị mất nước. Điều này đúng với Assyria và Babylon cổ đại. Sau khi diệt quốc thì không còn cơ hội phục quốc. Nhưng tại sao người Do Thái phân tán khắp thế giới trong 2000 năm lại có thể trở lại phục quốc?

Điều này cần phải nói tới ý nghĩa đặc biệt của Jerusalem. Nó là ngọn hải đăng trong lòng dân tộc người Do Thái, thu hút trái tim của các thế hệ con cháu Do Thái như một từ trường, khiến chiếc la bàn trong trái tim mỗi người Do Thái luôn chỉ về phía đó.

Đây không chỉ là một thành phố linh thiêng đối với người Do Thái, mà cũng là thành phố linh thiêng của Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Jerusalem được mệnh danh là thành phố của Thiên đường và đất, vừa có ở trên trời và trên mặt đất. Đó là bởi vì trong Do Thái giáo, Jerusalem là nơi ở của Thượng Đế nơi nhân gian. Vì vậy, nó cũng được coi là một thành phố Thiên quốc. Địa vị của nó trong đạo Hồi không thấp.

trong Do Thái giáo, Jerusalem là nơi ở của Thượng Đế nơi nhân gian. Vì vậy, nó cũng được coi là một thành phố Thiên quốc (Ảnh chụp màn hình)
trong Do Thái giáo, Jerusalem là nơi ở của Thượng Đế nơi nhân gian. Vì vậy, nó cũng được coi là một thành phố Thiên quốc (Ảnh chụp màn hình)vvv

Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa trên Thánh điện ở thành phố Cổ Jerusalem là địa điểm linh thiêng thứ ba trong đạo Hồi, sau Kaaba ở Mecca và các nhà thờ Hồi giáo ở Medina. Người Hồi giáo cho rằng phép màu về đêm (Isra và Mi’raj) của nhà tiên tri Muhammad được đề cập trong Kinh Qur'an đã xảy ra ở đây.

Câu chuyện kể rằng: vào đêm ngày 17 tháng 7, một năm trước Hijri, tức là vào đêm ngày 27 tháng 7 năm 621, Thánh Allah ra lệnh cho Thiên Thần Gabriel đến, mang theo Thần thú Buraq đến Mecca chào đón nhà tiên tri Muhammad. Muhammad đi cùng Gabriel cưỡi lên Buraq và trong nháy mắt đã tới ngôi đền ở xa, chính là nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa. Đây là Thần tích của “hành trình trong đêm”. Sau đó, một số ghi chép của đạo Hồi nói rằng, sau khi nhà tiên tri Muhammad đi bộ trong đêm đến Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa, từ "hòn đá leo" của núi Thánh điện lên tới tầng trời thứ bảy. Khi Muhammad lên tầng trời thứ sáu gặp Musa, cũng chính là nhà tiên tri Do Thái Moses. Khi Muhammad du hành đến tầng trời thứ bảy, nhìn thấy cảnh tượng Thiên đường và địa ngục, v.v

Khi Muhammad lên tầng trời thứ sáu gặp Musa, cũng chính là nhà tiên tri Do Thái Moses (Ảnh chụp màn hình)
Khi Muhammad lên tầng trời thứ sáu gặp Musa, cũng chính là nhà tiên tri Do Thái Moses (Ảnh chụp màn hình)

Cuối hành trình, qua ánh sáng của Thánh Allah, nhà tiên tri đã nhận được chỉ dẫn từ Chúa nói rằng: “Tất cả những người Hồi giáo trong tương lai phải cầu nguyện 50 lần một ngày". Khi Muhammad trở lại thiên đường thứ sáu, ông đã gặp lại Moses. Moses đã nhắc nhở ông cầu nguyện 50 lần trong ngày. Điều này vượt xa khả năng của người Hồi giáo, vì vậy không thể làm bất cứ điều gì khác vào ngày này. Muhammad sau đó chín lần liên tiếp cầu xin Thánh Allah giảm số lần cầu nguyện.

Cuối cùng Thánh Allah đồng ý giảm xuống còn 5 lần cầu nguyện mỗi ngày. Hành trình cuối cùng kết thúc ở rừng Vô Cực. Vào lúc bình minh, Muhammad trở về Mecca. Đây là nguồn gốc của "Lễ hội lên trời" của Hồi giáo. Vì vậy, đối với người Hồi giáo, Jerusalem cũng là một thành phố được chúc phúc, là một điểm đến của hành hương và cầu nguyện. Nhiều người Hồi giáo háo hức đến thăm quan Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa và Great Dome of the Rock, coi đó là một đức tính tốt, là một cách để đến gần hơn với Allah.

Đồng thời, Thiên chúa giáo cũng coi Jerusalem là thành phố linh thiêng. Nhiều câu chuyện về Chúa Giêsu đã xảy ra ở đây. Thời thơ ấu, Chúa Giêsu từng ăn mừng Lễ Vượt Qua (Passover) ở Jerusalem. Sau khi trưởng thành và truyền đạo, những sự kiện mọi người đều quen thuộc như bữa ăn tối cuối cùng, bị Pilate thẩm phán, phải chịu nạn, và phục sinh rồi thăng Thiên của Ngài đều đã xảy ra ở đây. Jerusalem có một số nơi hành hương Kitô giáo, ví dụ như giống như Thánh mộ giáo đường. Tương truyền đây là nơi chúa Giêsu bị đóng đinh và phục sinh. Sau khi Hồi giáo trỗi dậy vào thế kỷ thứ 7, người Hồi giáo đã chiếm được Jerusalem từ Đế chế Byzantine.

Sau khi Hồi giáo trỗi dậy vào thế kỷ thứ 7, người Hồi giáo đã chiếm được Jerusalem từ Đế chế Byzantine (Ảnh chụp màn hình)
Sau khi Hồi giáo trỗi dậy vào thế kỷ thứ 7, người Hồi giáo đã chiếm được Jerusalem từ Đế chế Byzantine (Ảnh chụp màn hình)

Thành phố Thánh kể từ đó đã được tách ra khỏi thế giới Cơ đốc giáo. Sau đó, việc khôi phục Đất Thánh và cứu Mộ Thánh trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với thế giới Cơ Đốc giáo.

Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, người Cơ Đốc và người Hồi giáo chiến đấu giằng co ở đây gần 300 năm. Vào năm 1099, năm cuối cùng của thế kỷ 11, cuộc thập tự chinh đầu tiên đã thành công chiếm được Jerusalem. Kết quả là một loạt các quốc gia nhỏ theo đạo Cơ Đốc đã được thành lập tại khu vực được gọi là Đông Levant trên bờ biển phía đông của biển Địa Trung Hải.

Nhưng sau hơn 80 năm, phong thủy biến đổi. Lãnh đạo Hồi giáo Saladin tái chiếm Thành phố Thánh. Năm 1291, thập tự quân mất thành trì cuối cùng ở Đông Địa Trung Hải. Trận chiến giữa những người theo đạo Cơ đốc và người Hồi giáo xung quanh thành phố linh thiêng đã kết thúc.

Trên thực tế Jerusalem còn có một ý nghĩa rất đặc biệt. Đó là “Kinh Thánh” tiên tri sau khi Israel thành lập đất nước, còn có một điều lớn nữa sẽ xảy ra. Chính là ngày thẩm phán tận thế đang đến. Một thánh địa như vậy mà tam giáo đang tranh giành, cuối cùng đã trở lại tay người Do Thái vào năm 1967.

Vì vậy, có thể hiểu được tại sao Dayan và Rabin, hai vị tướng dũng mãnh nơi sa trường lại sung sướng đến khóc như thế. Vùng đất Canaan được nhắc đến trong Kinh Thánh Do Thái, là Palestine sau này, được gọi là vùng đất đượm sữa và mật. Nhưng biến đổi khí hậu, khiến nơi này chỉ là một vùng đất đầy sỏi đá

Nhưng ở vùng đất này, hàng chục thế hệ đã để lại không biết bao nhiêu sinh mệnh. Liệu đây có phải là điều Thần muốn nhìn thấy không?

Nơi chiến tranh liên miên nguy hiểm như vậy, lại có một thành phố linh thiêng như vậy. Đó cũng là sự trớ trêu của con người. Thành phố Thánh không nên yên bình và xinh đẹp sao?

Vậy thành phố linh thiêng này nên thuộc về ai? Nó có quan trọng với con người không, hay là quan trọng đối với Thần?

Theo Wenzhao

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Thành phố được Thần lựa chọn và những cuộc chiến liên miên giữa 3 tôn giáo lớn phương Tây suốt 2000 năm