Thiên tài Leonardo Da Vinci người dẫn dắt nền nghệ thuật Phục Hưng (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời kỳ Phục Hưng là một phong trào văn hóa vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại. Những thành tựu nghệ thuật rực rỡ đã dẫn dắt sự phát triển và tiến hóa của lịch sử nghệ thuật phương Đông và phương Tây mấy trăm năm qua.

Hàng trăm năm qua, những thành tựu nghệ thuật huy hoàng của thời kỳ Phục Hưng đã dẫn dắt sự phát triển và tiến hóa của lịch sử nghệ thuật phương Đông và phương Tây, mà “Tam Kiệt thời Phục Hưng” là ba ngôi sao sáng nhất trong số đó. Leonardo da Vinci là người đầu tiên đăng đàn, ông dành cả một đời để đi tìm tòi, thực nghiệm, sinh hoạt nghiêm túc và siêu việt khỏi quỹ đạo của chính mình, và tin rằng, sẽ mang lại cho mọi người đầy ắp cảm động và cảm hứng.

"Tam Kiệt thời Phục Hưng"- Leonardo Da Vinci, Michelangelo và Raphael, là ba ngôi sao sáng chói nhất. Tính cách của họ không giống nhau, các tác phẩm của họ vô cùng xuất sắc, mỗi người có một nét riêng nhưng lại tác động lẫn nhau, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sau.

Thiên tài Leonardo da Vinci có học thức sâu rộng, đa tài đa nghệ, dường như không ai sánh bằng. Ông là người cao tuổi nhất trong Tam Kiệt, ông hơn Michelangelo 23 tuổi, và hơn Raphael 31 tuổi. Leonardo da Vinci đã khẳng định vị thế của mình, một người lỗi lạc trong giới nghệ thuật, cũng như tái hiện lại không ít các tác phẩm cho đời sau. Đồng thời, ông đạt được những thành tựu đáng kể vượt thời đại trong nhiều lĩnh vực như điêu khắc, kiến ​​trúc, âm nhạc, toán học, triết học, giải phẫu học, vật lý học, sinh vật học, thực vật học, thiên văn học và khí tượng học.

Năm 1981, nhà thiên văn học Shelter Bass phát hiện ra một tiểu hành tinh 3000, nằm trong vành đai tiểu hành tinh, vì để kỉ niệm Leonardo da Vinci, ông đã đặt tên cho nó là Leonardo.

Vào thời Trung cổ, kỹ thuật vẽ tranh chưa thành thục, thể hiện hơi khô khan và bằng phẳng, chạm khắc cũng chỉ giới hạn ở thủ pháp phù điêu và trang trí. Đến thời Phục hưng, các nhà nghệ thuật đã học nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, dùng kỹ thuật tả thực để biểu hiện tính cách và cảm xúc của nhân vật. Tác phẩm tinh tế và chân thực, kết cấu chặt chẽ, chú ý đến độ chính xác của thấu thị, và tỷ lệ cơ thể người, thể hiện một hình thức nghệ thuật hoàn hảo. Điêu khắc tách ra và hoàn toàn độc lập với kiến ​​trúc. Sự phát triển của nghệ thuật phương Tây đã đạt đến đỉnh cao.

Sau đây sẽ cùng các bạn thảo luận về Leonardo da Vinci, người đăng đàn đầu tiên trong “Tam Kiệt thời Phục Hưng”. Tiếp nối là cuộc đời của đại sư không ngừng tìm tòi, thực nghiệm, sống nghiêm túc và siêu việt khỏi quỹ đạo của chính mình. Chúng tôi tin rằng, sẽ mang lại cho mọi người đầy điều cảm động và cảm hứng.

Tổng quan về cuộc đời của Leonardo Da Vinci

Vào ngày 15/4/1452, Leonardo da Vinci được sinh ra trong một ngôi làng nhỏ tên là "Vinci" gần Florence, Ý. Ngôi làng ban đầu ít người biết đến này đã được vinh danh vì những thành tựu to lớn của ông.

Nhiều người không biết rằng, chúng ta thường gọi "Da Vinci", trong tiếng Ý có nghĩa là "đến từ thành phố Vinci". Tên đầy đủ của ông là "Lionardo di ser Piero da Vinci", nghĩa là: “Lionardo, con trai của ông Piero ở thành Vinci”.

Da Vinci xuất thân từ một gia đình giàu có, cha là công chứng viên, mẹ là nông dân, từ nhỏ ông rất thông minh, thích hát và chơi nhạc cụ, có tinh thần nghiên cứu và thực nghiệm. Ông cũng bộc lộ năng khiếu hội họa từ rất sớm. Tuy nhiên, trời sinh đã thuận tay trái, lại là con ngoài giá thú, mẹ thường xuyên vắng nhà, bố thì kết hôn nhiều lần. Gia đình không hoàn mỹ, nhìn nhau như người xa lạ, kỳ thị lẫn nhau khiến ông cảm thấy cô đơn, và có tính cách thờ ơ.

Năm 14 tuổi, cha gửi ông đến học việc tại xưởng vẽ của họa sĩ nổi tiếng người Florentine là Andrea del Verrocchio. Thời đó, nghệ thuật gia cũng là một thợ thủ công, nên xưởng vẽ trở thành lò đào tạo tay nghề. Công việc hàng ngày của Da Vinci là giúp thầy quét nhà, pha sơn, rửa cọ, chế tác bảng vẽ, làm người mẫu... Sau, rồi từ từ bắt đầu học vẽ, điêu khắc đá, đúc đồng, làm chân đèn kim loại... Trong thời gian này, ông học được tài năng của nhiều thợ thủ công, và đặt nền tảng vững chắc cho việc nắm bắt chính xác các đặc tính của vật liệu, và sử dụng các kỹ thuật một cách thuần thục.

Bức tranh "Lễ rửa tội của Chúa", hai Thiên Thần nhỏ ở bên trái là Da Vinci vẽ thêm vào. (Phạm vi công cộng)

Người ta kể rằng, thời ông còn là một học viên, thầy bảo ông hãy thêm một Thiên Thần nhỏ vào phía dưới bên trái của bức tranh “Lễ rửa tội của Chúa”. Ông vẽ thêm một Thiên Thần nhỏ vào trong tranh, với đường nét vẽ điêu luyện và sống động. Thầy xem xong vô cùng ngạc nhiên, và hiểu sâu sắc câu “hậu sinh khả úy, thế hệ sau giỏi giang hơn thế hệ trước”. Từ đó, ông không còn phải tập vẽ và sửa các tác phẩm điêu khắc nữa. Những lời đồn đại có thể phóng đại, nhưng tác phẩm đầu tiên này thực sự đã giúp ông ấy tỏa sáng, sau đó người thầy đã giao lại cho ông ấy đại bộ phận các tác phẩm hội họa trong lò đào tạo.

Bức tranh sớm nhất được biết đến của Da Vinci, "Thung lũng Amo" (1473), hiện nằm trong Phòng trưng bày Uffizi.
Bức tranh "Thung lũng Arno" của Da Vinci. (Phạm vi công cộng)

Tác phẩm đầu tay của Leonardo da Vinci là ngày 5/8/1473, chính là bức tranh phong cảnh Thung lũng Arno vẽ bằng mực.

Năm 19 tuổi, Da Vinci bắt đầu bộc lộ tài năng ở công trình. Ông căn cứ vào nghiên cứu nhiều loại thiết bị máy móc và bản phác thảo của kiến ​​trúc sư Brunelleschi, đã thiết kế một thiết bị nâng xoay, hỗ trợ thầy nâng quả cầu có đường kính 6 mét, nặng 2 tấn, đặt trên đỉnh mái vòm nhà thờ.

Năm 20 tuổi, Da Vinci đã thành lập xưởng vẽ cho riêng mình. Ông cùng với các học sinh lên ý tưởng, sáng tác nghệ thuật, khám phá khoa học và hỗ trợ lẫn nhau. Các tác phẩm thời này chịu ảnh hưởng của người thầy Andrea del Verrocchio, và tiếp thu tinh hoa của một số bậc tiền bối, dần dần có được nội hàm và đổi mới, cũng như bộc lộ phong cách của riêng mình. Công cụ màu sắc có nhiều dạng tươi mới, sử dụng các lớp ánh sáng mặt trời để thể hiện cảm giác không gian trong tranh, và sử dụng biểu cảm và phong thái, để mô tả nội tâm cảm xúc của nhân vật.

Một chiếc nỏ siêu khổng lồ do Da Vinci thời Phục hưng vẽ
Một chiếc nỏ khổng lồ do Da Vince vẽ. (Phạm vi công cộng)

Xe tăng trong bản thảo thời Phục hưng da Vinci
Bản thảo xe tăng của Da Vinci. (Phạm vi công cộng)

Leonardo da Vinci thời Phục hưng đã thiết kế một chiếc xe tăng vũ trang tại Lâu đài Amboise
Xe tăng do Da Vinci thiết kế

Năm 30 tuổi, Da Vinci rời Florence đến Milan, và ở đó hơn 20 năm. Trong lá thư tự giới thiệu về mình gửi công tước quyền lực nhất của Sforza, ông viết, bản thân là một kỹ sư quân sự và biết cách xây dựng kênh đào, cầu cống, chế tạo pháo binh, máy ném đá, chất nổ v.v, có thể giúp công tước mở rộng quyền lực và lãnh thổ của mình. Cuối đoạn thư, ông nhấn mạnh, bản thân có thể tạo ra các tác phẩm điêu khắc từ đá cẩm thạch, đồng và đất sét, và tái hiện lại tất cả mọi thứ với kỹ thuật không thua kém bất cứ ai. Có thể thấy, ông định vị đối với bản thân, lòng nhiệt tình nghiên cứu khoa học còn lớn hơn niềm vui thú nghiên cứu nghệ thuật.

Từ năm 484 đến năm 1485, bệnh dịch hoành hành khắp Milan, chết khoảng một phần ba dân số, khiến thành phố trở nên dơ dáy, đông đúc, mất trật tự và thảm hại vô cùng. Da Vinci bắt đầu cải thiện cấu trúc đô thị, thử nhiều nghiên cứu khoa học, bao gồm phương diện thiết kế kiến ​​trúc công trình, giao thông, xây dựng công trình thủy lợi, nạo vét sông, quy hoạch đô thị, phát triển dân số… Ông nhấn mạnh sự sạch sẽ, xem trọng hiệu quả và vẻ đẹp, khôi phục thành phố thành một diện mạo mới. Mặc dù có một số ý tưởng bị coi là quá cấp tiến và khó thực hiện, chúng không được chấp nhận vào thời điểm đó, nhưng những hiểu biết sâu rộng của ông đã truyền cảm hứng cho các khái niệm xây dựng và quy hoạch đô thị, có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ sau.

Da Vinci tin rằng, nghệ thuật và khoa học là hai mặt của một thực thể, nghệ thuật là biểu hiện của tự nhiên, và khoa học là nghiên cứu về tự nhiên. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu và sáng tác, lưu lại gần 8.000 trang bản thảo nghiên cứu về nhiều khía cạnh, nhưng có quá nhiều hứng thú đã làm phân tán quỹ thời gian hạn hẹp của ông, đó là lý do tại sao có rất ít tác phẩm hội họa của ông được lưu truyền lại.

Có người nói rằng, ông thường làm việc 4 tiếng, sau đó ngủ 15 đến 20 phút, rồi tiếp tục làm việc 4 tiếng, lại ngủ 15 đến 20 phút, một ngày chỉ ngủ 2 tiếng. Mặc dù vậy, ông ấy vẫn duy trì được nghị lực rất mạnh mẽ. Các thế hệ sau này còn phương pháp ngủ phân chia thời gian hoàn chỉnh này là “phương pháp ngủ Da Vinci”.

Năm 1498, khi Louis XII Pháp lấy lại quyền cai trị, gia đình Sforza không chiến đấu và đã đầu hàng do bị lật đổ, nhưng Da Vinci vẫn ở lại Milan cho đến một ngày ông phát hiện ra rằng, mô hình tuấn mã bằng đất sét của mình bị người Pháp làm bia để luyện bắn cung, nên mới cùng các trợ lý và bạn bè rời Milan đến Mantova. 2 tháng sau đến thành phố Venice, ông bước vào cơ quan của Cesare Borgia, con trai của Giáo hoàng Alexander VI, được thuê làm kỹ sư quân sự, và cùng Cesare Borgia đi khắp nước Ý.

Cuộc tranh tài thế kỷ của Leonardo da Vinci và Michelangelo

Năm 1499, quân đội Pháp xâm lược Milan, vào tháng 4/1500 Leonardo da Vinci rời Milan lên đường trở về nơi cố hương Florence, nơi đã lâu ông không trở về. Trong thời gian này, ông bận rộn với công trình nghiên cứu khoa học và ít khi sáng tạo nghệ thuật, ông chỉ vẽ "Đức Mẹ, Chúa hài đồng và Thánh Anne", "Mona Lisa" “Trận chiến Anghiari”, tác phẩm quyết chiến thế kỷ với Michelangelo.

Sau khi Florence thành lập nước cộng hòa, chính phủ mới quyết định xây dựng thêm hội trường quốc hội ở Palazzo Vecchio, và đã mời Leonardo Da Vinci cùng Michelangelo so tài vẽ tranh tường lớn, tái hiện lại lịch sử huy hoàng của nước cộng hòa. Tin tức về 2 vị thiên tài thời Phục hưng so tài với nhau đã gây chấn động, thu hút nhiều sự chú ý và tạo ra một làn sóng cổ vũ nhiệt liệt.

Bản nhại "Battle of Anghiari" của Da Vinci của Peter Paul Rubens
"Trận chiến Anghiari" của Da Vinci. (Phạm vi công cộng)

Leonardo da Vinci tái hiện lại "Trận chiến Anghiari", miêu tả cảnh "Vị tướng bất bại Bicino" dẫn đầu quân đội Milan tấn công nước Cộng hòa, nhưng toàn bộ đội quân bất ngờ bị đánh tan nát, bỏ chạy vào rừng. Da Vinci đã dành 16 năm nghiên cứu tư thế và biểu cảm cũng như thần sắc của ngựa, ông đã vẽ nên những chú ngựa chiến sống động như thật, thể hiện sự hoảng sợ và bất lực của những người lính kỵ binh giáp sắt đang phải vật lộn để sinh tồn. Sử dụng thủ pháp làm mờ sở trường để tạo ra bụi trên bầu trời, để truyền tải cuộc chiến đẫm máu, kịch liệt và tàn khốc.

Michelangelo đã tái hiện lại "Trận chiến Cassina", những người lính Florentine không thể chịu được nhiệt độ cao, họ cởi bỏ áo giáp nhảy xuống sông Arno để tắm. Lúc này, đại quân Pisa bất ngờ đánh úp, quân lính hoảng sợ nhanh chóng lên bờ mặc quần áo, sẵn sàng nghênh địch.

Tuy nhiên, cuộc chiến giữa 2 vị danh hoạ này cuối cùng đã kết thúc, vì Da Vinci không muốn hạn cuộc vào bức bích họa ướt, cho nên ông thử dùng loại màu sáp nóng chảy đã thất truyền của La Mã để vẽ. Sau đó xuất hiện vấn đề, và việc sửa chữa bị thất bại, bức tranh bị huỷ mất, mà các bản phác thảo sau khi được in lên tường sớm đã bị đám đông ùn ùn kéo đến xé nát mang về nhà làm kỷ niệm. Michelangelo dừng lại ở giai đoạn phác thảo trên tường, nên ông nhận được một cuộc gọi khẩn cấp từ Giáo hoàng Julius II đến Rome ký hợp đồng thiết kế bức tượng của Giáo hoàng. Bản vẽ phác thảo của ông cũng bị hư hại do các họa sĩ phỏng theo quá nhiều.

Điều đáng nói là các nghệ thuật gia ở các nơi đã nắm bắt cơ hội hiếm có để quan sát, học tập các tác phẩm của 2 danh họa đương thời, bao gồm cả Raphael xuất sắc thời kỳ cuối Phục Hưng.

Trong những năm cuối đời, ông gặp được quý nhân cuối cùng của mình

Năm 1506, Da Vinci nhận lời mời của Tổng đốc quân Pháp trở lại Milan. Năm 1513, ông chuyển đến Rome để làm họa sĩ cung đình cho Giáo hoàng Leo X. Ông bị đau tim, liệt cánh tay phải, và sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút. Vào thời điểm này, Michelangelo, Raphael đang hoạt động rất tích cực ở Rome, nhưng do sự khác biệt về tuổi tác, tính cách, phong cách và quan niệm nghệ thuật, Leonardo da Vinci không thường xuyên tiếp xúc với họ.

Năm 1516, Da Vinci nhận lời mời của Vua François I đến Pháp để thiết kế một thành phố lý tưởng cho nhà vua. Vua Pháp François I rất ngưỡng mộ nghệ thuật Phục Hưng của Ý, và tràn đầy tham vọng khởi xướng một thời kỳ Phục Hưng rực rỡ như Ý trên đất nước Pháp nghèo nàn về văn hóa. Nhà vua đối xử rất lịch sự với Da Vinci, đã ban tặng ông danh hiệu "Họa sĩ, kỹ sư và kiến ​​trúc sư trưởng của nhà vua". Da Vinci với học vấn sâu rộng, đã dạy cho nhà vua hầu hết mọi kiến ​​thức và lĩnh vực.

Vua François I không chỉ cấp cho Da Vinci một tòa lâu đài để ở và trả lương hậu hĩnh, mà còn hỗ trợ hết cho mọi sở thích của ông, cũng không thúc giục ông hoàn thành những bức tranh của mình. Da Vinci đã thiết kế "cầu thang đôi xoắn ốc" nổi tiếng cho lâu đài Chambord, hành cung và nơi săn bắn của quốc vương. Đây là hai cầu thang có lối vào khác nhau, có chu vi và đường kính giao nhau, xoắn hướng lên, nếu hai người đi lên ở hai cầu thang khác nhau sẽ nhìn thấy đối phương nhiều lần, nhưng lại không bao giờ gặp nhau, rất là hay, nhưng rất tiếc Da Vinci không thể tận mắt chứng kiến “thang đôi xoắn ốc” hoàn công.

Suốt cuộc đời của Leonardo da Vinci ​​sống long đong lưu lạc, vua François I là người bảo trợ cuối đời của ông, cũng là quý nhân đối xử tốt với ông. Tuy nhiên, căn bệnh ngày càng trầm trọng khiến ông dần đi đến giai đoạn cuối của cuộc đời.

Leonardo da Vinci thời Phục hưng, "Vua Pháp François I thăm Leonardo đang chết", của Jean-Auguste Dominican Ingres, 1818.
Bức tranh "Vua Pháp François I đến viếng thăm Leonardo Da Vinci khi lâm chung" của Jean-Auguste Dominique Ingres. (Phạm vi công cộng)

Vào ngày 2/5/1519, Leonardo da Vinci qua đời, "Truyện danh nhân nghệ thuật” ghi chép rằng: “Da Vinci ở tuổi 67 đã chết trong vòng tay của vua François I. Năm 1818, chúng ta có thể thấy nỗi buồn vô hạn của vị vua trẻ tuổi và căn bệnh hiểm nghèo của Da Vinci qua bức tranh sơn dầu "Vua Pháp François I đến viếng thăm Leonardo Da Vinci khi lâm chung" của Jean-Auguste Dominique Ingres. Tuy nhiên, các thế hệ sau này lại có nhiều ý kiến ​​khác nhau về việc liệu cảnh tượng tắt thở trong vòng tay của nhà vua có thật hay không.

Đức Mẹ nhận tin báo

Đây là tác phẩm sơn dầu đầu tay của Leonardo da Vinci, ông đã phá cách thể hiện phương thức truyền thống và chuyển các khung cảnh tôn giáo từ trong nhà ra ngoài vườn, ánh sáng chói lọi. Đức Mẹ Maria trong hình tướng trang nghiêm thần thánh đi vào linh hồn nhân hậu từng người, đồng thời khắc họa lại những thay đổi trong lòng nhân vật.

Truyền tin của Da Vinci, 1472
Bức tranh "Đức Mẹ nhận tin báo" của Da Vinci. (Phạm vi công cộng)

Bức tranh mô tả một Thiên Thần với một đôi cánh, thành kính lạy Đức Mẹ Maria nhân hậu, nói rằng Thượng Đế sẽ mượn bụng bà để hạ sinh Chúa. Lúc đầu, Đức Mẹ Maria mở kinh thư ra xem, ai ngờ nghe được chuyện này có vẻ hơi ngạc nhiên, bối rối và vui mừng.

Người ta kể lại rằng, để nghiên cứu phương pháp quang ảnh của nếp y phục, trước tiên, Leonardo da Vinci nhúng tấm vải vào nước thạch cao pha loãng, nhân lúc nó còn mềm gấp các nếp gấp lại, đợi quần áo khô rồi định hình, sau đó phác thảo nhiều lần, rồi tập vẽ những chỗ lồi lõm có quang ảnh. Hãy xem kỹ mẫu quần áo trong bức tranh này, thiên tài là ở đằng sau, thật bội phục những kỹ năng cơ bản vững chắc của hoạ sĩ, sự chăm chỉ và kiên trì từng chút một.

Quan sát ở giữa Thiên sứ và Đức Mẹ Maria có những cây bách cao thẳng tắp, và những ngọn đồi cao sừng sững, trông xa xa hơn có nền trời và biển, như thể được bao phủ trong một màn sương mờ ảo. Đó là cách thể hiện tầm nhìn độc đáo của Da Vinci, được gọi là “phương pháp thấu thị không khí”, giống với cách thể hiện và quan niệm nghệ thuật trong tranh sơn thủy phương Đông.

Người phụ nữ ôm con chồn xám

Trước thời kỳ Phục hưng, nhân vật chính của các bức tranh chủ yếu là các Thánh nhân của Cơ Đốc giáo hoặc Thánh đồ. Đến thời Phục Hưng, các đối tượng được họa sĩ miêu tả đã mở rộng từ "Thần" sang "người" trong cuộc sống đời thực, đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghệ thuật.

Renaissance Da Vinci "The Woman with a Ermine"
Bức tranh "Người phụ nữ ôm con chồn xám" của Da Vinci. (Phạm vi công cộng)

Trong số các bức chân dung về tôn giáo của Da Vinci, bức "Người phụ nữ ôm con chồn xám" là bức rất nổi tiếng. Người phụ nữ bí ẩn trong bức tranh là tình nhân của Công tước Sforza của Milan, cô ấy trẻ trung và xinh đẹp. Da Vinci đã sử dụng phông nền tối để phác họa một cách tinh tế khuôn mặt của người phụ nữ và tư thế nghiêng 3/4 rất phổ biến vào thời điểm đó. Đôi tay người phụ nữ cứng đờ, căng thẳng, nhìn xa xăm như có những tâm tư tình cảm ẩn chứa trong vẻ đẹp phù du của tuổi trẻ, vinh hoa, phú quý.

Vào tháng 9/2014, một kỹ sư người Pháp thông qua các phương pháp nghiên cứu đặc biệt đã phát hiện ra rằng, không có con chồn xám trong bức tranh gốc của Da Vinci, về sau đã thêm một con chồn xám vào tay người phụ nữ, và cuối cùng thay đổi thành phiên bản như chúng ta thấy hiện nay.

Người họa sĩ luôn cố gắng hoàn thiện, sau nhiều lần cân nhắc và suy nghĩ, ông đã tô màu lại và chỉnh sửa để bức tranh trở nên lý tưởng hơn, đây là đặc điểm và ưu điểm của tranh sơn dầu so với việc tạo ra các chất liệu bình phẳng càng có tính lưu giữ tốt. Ngày nay, chúng ta chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật hàng trăm năm không bị hư hại sau chiến tranh, hoặc vô ý làm hư hại đến nội hàm tinh thâm của bức tranh, tìm lại vẻ đẹp huy hoàng của nghệ thuật truyền thống thời Phục Hưng.

(Còn tiếp)

Thuần Chân
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Thiên tài Leonardo Da Vinci người dẫn dắt nền nghệ thuật Phục Hưng (Phần 1)