Trẻ em làm tốt ở những 'nơi này', lớn lên càng có triển vọng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên có thể trở nên nổi bật, vậy đâu là mấu chốt quyết định? Thành tích học tập? Năng lực chuyên môn? Hay là điều kiện tài chính của cha mẹ?

Trên thực tế, nếu bạn muốn biết liệu con bạn có tiền đồ trong tương lai hay không, nhìn vào kỹ năng xã giao của trẻ thì sẽ có thể biết đại khái.

Đại học Harvard đã từng thực hiện một nghiên cứu trên 1.000 học sinh mầm non, và thu được kết quả là: Các kỹ năng giao tiếp cá nhân được thể hiện của trẻ em mẫu giáo, phần lớn quyết định thành tựu tương lai của trẻ.

Tục ngữ cũng có câu "tam tuế khán đáo lão", có nghĩa là thói quen của một đứa trẻ được dưỡng thành từ nhỏ, sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của chúng. Mặc dù là một đứa trẻ, nhưng có rất nhiều điều học vấn được ẩn giấu trong giao tiếp cá nhân, và phản ứng của trẻ cho thấy trẻ có khả năng hóa giải mâu thuẫn hay không, liệu trẻ có khả năng lãnh đạo và khả năng thuyết phục hay không...

Vì vậy, khi trẻ ở giai đoạn 2-6 tuổi có thể nói là thời điểm tốt nhất để trau dồi khả năng giao tiếp cá nhân. Nếu cha mẹ có thể trân quý giai đoạn này, trau dồi các kỹ năng xã hội của con cái, thì về sau khi bước ra ngoài xã hội trẻ sẽ càng thành thục.

Khi trẻ ở giai đoạn 2-6 tuổi có thể nói là thời điểm tốt nhất để trau dồi khả năng giao tiếp cá nhân.
Khi trẻ ở giai đoạn 2-6 tuổi có thể nói là thời điểm tốt nhất để trau dồi khả năng giao tiếp cá nhân. (Pixabay)

Vậy những kỹ năng xã hội quan trọng mà trẻ cần phát triển trong giai đoạn mẫu giáo là gì?

1. Lắng nghe

Trong cuộc sống, cha mẹ phải chuyên tâm lắng nghe con cái, cũng dạy bảo trẻ không được nói chen, ngắt lời người khác. Chỉ có làm gương tốt dạy dỗ con cái, mới có thể giúp trẻ hiểu được “lắng nghe” chính là tôn trọng mọi người.

Khi trẻ có thói quen lắng nghe, trẻ sẽ càng khiêm tốn hơn, nhận được sự chào đón của các bạn, cũng có thể thể hiện sự hàm dưỡng và tôn trọng người khác hơn trong quá trình tương tác với người khác.

2. Độc lập

Một người thường do dự khi đưa ra quyết định, sẽ rất khó được người khác tôn trọng. Vì vậy, cha mẹ nên bồi dưỡng cho con khả năng tư duy độc lập ngay từ khi còn nhỏ, cũng như khả năng bài trừ những quấy nhiễu xung quanh, như vậy con trẻ mới có thể ngày càng tự lập và quyết đoán hơn.

Để làm được điều này, cha mẹ nên để con trẻ luyện tập đưa ra lựa chọn, dạy con phân tích điều lợi và điều hại từ chính những quyết định đó. Sau khi trẻ đưa ra quyết định, cha mẹ nên cố gắng hỗ trợ trẻ, như vậy sẽ tăng cường sự tự tin trong việc lựa chọn của con.

3. Tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời

Yêu cầu giúp đỡ cũng là một loại năng lực biểu đạt, những người biết nhờ giúp đỡ đúng lúc thường nhân duyên cũng không tệ.

Có thể tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời là một loại năng lực, không chỉ có thể giải quyết những khó khăn mà trẻ gặp phải, mà còn có hiệu quả thu hẹp khoảng cách với người khác.
Có thể tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời là một loại năng lực, không chỉ có thể giải quyết những khó khăn mà trẻ gặp phải, mà còn có hiệu quả thu hẹp khoảng cách với người khác. (Pxhere)

Trước khi bước vào nhà trẻ, cha mẹ nên dạy con khi gặp khó khăn cần chủ động tìm sự giúp đỡ của giáo viên hoặc các bạn trong lớp.

Bởi vì có thể tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời là một loại năng lực, không chỉ có thể giải quyết những khó khăn mà trẻ gặp phải, mà còn có hiệu quả thu hẹp khoảng cách với người khác và thiết lập các mối quan hệ thân thiện.

4. Hòa thuận với mọi người xung quanh

Trước khi trẻ bước vào trường mẫu giáo, cha mẹ nên dạy con cách đối nhân xử thế. Chẳng hạn như dạy trẻ nói chuyện lễ phép, bồi dưỡng cho trẻ những thói quen giao tiếp.

Đôi khi bạn có thể hỏi con: "Nếu con bị các bạn trong lớp hiểu lầm, hoặc các bạn trong lớp vô tình lấy nhầm đồ, con sẽ xử lý như thế nào?"

Cha mẹ có thể hướng dẫn con trẻ hòa đồng với người khác thông qua phương thức câu thông này.

5. Tinh thần trách nhiệm

Có tinh thần trách nhiệm mới có thể làm tốt mọi việc, cho nên khi trẻ vào nhà trẻ, cha mẹ hãy bồi dưỡng cho con tinh thần trách nhiệm. Nếu một việc mà trẻ có thể tự mình làm được thì cha mẹ không nên can thiệp.

Đồng thời, cha mẹ nên hướng dẫn con làm một số việc nhà, học cách gánh vác trách nhiệm gia đình, rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho con, giúp con có ý thức tự giác làm tốt mọi việc.

Cuối cùng, mấu chốt nào quyết định thành công trong tương lai của trẻ? Thành tích học tập? Năng lực chuyên môn? Hay là điều kiện tài chính của cha mẹ? Có lẽ mỗi bậc cha mẹ đã tự có đáp án cho riêng mình.

Hòa An
Theo Vision Times

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Trẻ em làm tốt ở những 'nơi này', lớn lên càng có triển vọng