3 khoảng thời gian không nên cho trẻ uống nước, cha mẹ có biết?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cho trẻ uống nước không đúng thời điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nên cha mẹ cần chú ý.

Nước có vai trò rất quan trọng, cần thiết cho cơ thể chúng ta, nhưng không phải uống thật nhiều nước, uống vô tội vạ. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ cần uống bao nhiêu nước, uống như thế nào là đủ, đây là vấn đề cha mẹ cần lưu ý.

3 thời điểm tốt nhất không nên cho trẻ uống nước vì có thể gây hại:

Không nên cho bé uống nước ngay sau khi ăn xong

Nên tránh cho trẻ uống nước ngay sau khi ăn xong do chức năng tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, vừa ăn xong bụng sẽ rất căng tức. Uống nhiều nước lúc này sẽ làm loãng axit trong dịch vị, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, gây đầy hơi, chướng bụng.

Nước bọt chứa thành phần enzyme ptyalin giúp chuyển hóa tinh bột thành đường maltose, glucose, nhờ đó mà tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, đồng thời còn đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu uống nước trong bữa ăn sẽ dẫn đến giảm sự tiết nước bọt trong miệng, làm mất vị thức ăn của trẻ.

Không nên cho bé uống nước ngay sau khi vận động

Trẻ nhỏ hiếu động rất thích chạy nhảy, chơi đùa mà không biết mệt, nhất là vào mùa hè, sau khi chạy nhảy trẻ toát mồ hôi, mất nước nên thường uống nước để bổ sung cơn khát. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nước ngay khi vừa chạy nhảy hoặc vừa dừng hoạt động mất sức, ra mồ hôi nhiều, vì khi luyện tập căng thẳng, nhiệt độ cơ thể tăng lên, uống nhiều nước sẽ làm mát tức thời và làm cạn kiệt chất điện phân, tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ khiến trẻ bị tích tụ thức ăn trước đó, thậm chí khiến trẻ bị đau bụng và có triệu chứng nôn trớ.

Tốt nhất nên cho trẻ uống nước từ 15 đến 20 phút sau khi vận động và uống nước thành từng ngụm nhỏ để không tạo thành gánh nặng cho dạ dày.

Không nên cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ

Cha mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ, vì khi trẻ ngủ các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi nên hoạt động chậm, nếu uống nhiều nước sẽ tạo thành gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày của trẻ, đồng thời gây tích tụ thức ăn và các vấn đề khác.

Ngoài ra, việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, vì đi tiểu trong đêm. Nguy hiểm hơn, vào ban đêm thận hoạt động chậm hơn so với ban ngày gây nên tích nước. Vì vậy, khuôn mặt và cánh tay sẽ sưng vào buổi sáng.

Ngoài ba thời điểm trên, những thời gian khác trong ngày có thể cho bé uống bổ sung nhiều nước, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải độc và thanh lọc đường ruột, đặc biệt là trong mùa hè nóng nực dễ bị mất nước.

Tố Như



BÀI CHỌN LỌC

3 khoảng thời gian không nên cho trẻ uống nước, cha mẹ có biết?