Các nhà sản xuất chip của Mỹ có nên lo ngại trước tham vọng của Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bắc Kinh có kế hoạch đầu tư mạnh vào công nghệ bán dẫn thế hệ thứ 3 nhằm chống lại các hạn chế đối với xuất khẩu mà Chính quyền Tổng thống Trump áp với chất bán dẫn và các sản phẩm công nghệ khác của Hoa Kỳ, Bloomberg đưa tin vào ngày 3/9.

Cổ phiếu công nghệ của Mỹ đã chịu mức giảm giá lớn nhất trong ngày 3/9 và 4/9 tính từ hồi tháng Ba. Trong đó, cổ phiếu của các nhà sản xuất chip của Mỹ hoạt động kém hiệu quả giảm mạnh nhất sau khi có tin Trung Quốc đang lên kế hoạch thay đổi chính sách để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn nội địa.

Sự suy giảm này cho thấy các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn cảm thấy lo lắng trước thông tin từ Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp việc Bắc Kinh quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa cũng như các nguồn tài nguyên to lớn của Trung Quốc, thì tình hình không rõ ràng.

Bloomberg đưa tin vào ngày 3/9, Bắc Kinh có kế hoạch đầu tư mạnh vào công nghệ bán dẫn thế hệ thứ 3 nhằm chống lại các hạn chế đối với xuất khẩu mà Chính quyền Tổng thống Trump áp với chất bán dẫn và các sản phẩm công nghệ khác của Hoa Kỳ.

Công tác đào tạo và tài nguyên nghiên cứu về chất bán dẫn là ưu tiên trong bản dự thảo mới nhất "kế hoạch 5 năm" của Bắc Kinh. Kế hoạch này sẽ được trình bày với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng Mười, Bloomberg trích dẫn các nguồn thông tin nội bộ.

Chất bán dẫn thế hệ thứ 3 bao gồm các vật liệu bán dẫn tiên tiến như silicon carbide và gallium nitride có thể hỗ trợ sản xuất chip tốc độ nhanh và hiệu suất cao - so với vật liệu thế hệ trước như silicon - chủ yếu dùng trong các công nghệ mới phát triển như robot, trí tuệ nhân tạo (AI) và mạng 5G.

Việc ưu tiên này của Trung Quốc không chỉ cho thấy tầm quan trọng của các công nghệ bán dẫn mới đối với sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai - đặc biệt là trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang diễn ra - mà còn cho thấy Bắc Kinh có thể thua trong cuộc chiến về các công nghệ bán dẫn thế hệ hiện tại.

Một tiềm năng mở

Các nhà sản xuất hàng đầu thế giới về thế hệ chất bán dẫn hiện tại bao gồm các nhà sản xuất chip của Hoa Kỳ như Intel, Nvidia và Texas Instruments, Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) và Samsung của Hàn Quốc. Các công ty này sản xuất chip cho máy tính, máy tính xách tay và điện thoại thông minh. Trung Quốc là một nước đi sau tương đối lâu trong ngành này và hầu hết các chuyên gia tin rằng nước này đã bị chậm khoảng 5 đến 10 năm về bí quyết và khả năng sản xuất chất bán dẫn. Điều này luôn đúng trong lĩnh vực công nghệ không ngừng phát triển.

Tuy nhiên, khi công nghệ xoay trục từ tập trung vào điện thoại thông minh sang tập trung vào các sản phẩm gia dụng hàng ngày, cùng với việc ứng dụng AI và robot trở nên phổ biến hơn, thì giờ đây đã có một sự chuyển đổi trong công nghệ bán dẫn. Trung Quốc đã thấy được cơ hội để trở thành quốc gia chiếm ưu thế trong giai đoạn tiếp theo. Nước này có một môi trường thích hợp đó là ĐCSTQ đã tăng cường thu thập dữ liệu về người dân và dữ liệu này đang nhanh chóng cung cấp thông tin giá trị cho việc phát triển công nghệ mới.

Các công ty Hoa Kỳ luôn đi đầu trong đổi mới và đa dạng nghiên cứu chất bán dẫn, tuy nhiên, sự quyết tâm và nguồn lực của Trung Quốc là một mối đe dọa đáng lưu tâm. Chỉ số chứng khoán của ngành công nghiệp bán dẫn Philadelphia giảm 6,6% vào ngày 3/9 và ngày 4/9 - giảm nhiều hơn so với Chỉ số tổng hợp Nasdaq với 6,2% trong cùng thời kỳ. Mức giảm mạnh nhất là từ các công ty lớn nhất trong ngành chất bán dẫn bao gồm Qualcomm, Intel và Vật liệu ứng dụng.

Vào tháng 10/2019, Trung Quốc đã thành lập một quỹ đầu tư lên tới 29 tỷ USD do chính phủ nước này hậu thuẫn để đặc biệt đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn nội địa, đồng thời công bố cam kết tài trợ 60 tỷ USD khác từ chính quyền các tỉnh và thành phố. Đầu tháng này, Bắc Kinh đã đưa ra các ưu đãi thuế cho các công ty bán dẫn trong nước, có hiệu lực trong 10 năm, miễn là những công ty này tham gia vào quá trình sản xuất chip kích cỡ 28 nanomet tiên tiến.

Thị trường STAR của Thượng Hải - một sàn giao dịch chứng khoán lâu đời thường được ví von là Nasdaq của Trung Quốc, đã huy động vốn cho nhiều công ty khởi nghiệp sản xuất chip nội địa. Các công ty bán dẫn chiếm 40% tổng số các công ty niêm yết trên STAR.

Khó có thể đưa ra con số đầu tư dự kiến, nhưng tổng đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn của Trung Quốc sẽ rất lớn. Trung Quốc có kế hoạch nhập khẩu chất bán dẫn trị giá 300 tỷ đô-la từ nước ngoài trong năm nay, theo nhận xét của Wei Shaojun - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc, tại Hội nghị Bán dẫn Thế giới trực tuyến được tổ chức vào cuối tháng Tám. Đó là một con số đáng kinh ngạc và Bắc Kinh muốn chuyển hướng đầu tư trong nước.

Những va vấp ban đầu

Trung Quốc đang phải đối mặt với các vấn đề tồn tại khi nước này mong muốn chiếm ưu thế về chất bán dẫn.

Một công ty bán dẫn ở Vũ Hán, Trung Quốc được dự kiến ​​trở thành một trong những nhà sản xuất chip tiên tiến nhất của Trung Quốc đang trên bờ vực phá sản do quản lý yếu kém, theo tạp chí kinh doanh Trung Quốc Caixin.

Công ty Wuhan Hongxin Semiconductor Manufacturing Co. Ltd. (HSMC) ở Vũ Hán cam kết đầu tư 19 tỷ USD cho kế hoạch sản xuất chip sử dụng công nghệ kích cỡ 14,7 nanomet và nhỏ hơn. Đây sẽ là một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường chất bán dẫn.

Nhưng tình trạng thiếu kinh phí trầm trọng đã được nêu trong một biên bản ghi nhớ công việc của chính quyền Vũ Hán ngày 30/7, theo thông tin từ Caixin. Nếu không có vốn, thì dự án sẽ bị dừng lại.

Biên bản ghi nhớ viết: “Giai đoạn đầu của dự án gặp khó khăn vào cuối năm ngoái khi tranh chấp nổ ra giữa chủ sở hữu và một trong những kỹ sư tham gia xây dựng dự án. Do đó, một tòa án ở Vũ Hán cho biết công ty không thể sử dụng 55 mẫu đất nơi họ đang xây dựng nhà máy trong 3 năm tới”.

Theo Caixin, một cơ sở sản xuất chất bán dẫn khác ở thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, được cho là đã đóng cửa vào đầu năm nay sau khi virus Corona Vũ Hán bùng phát. Chính quyền địa phương đã đầu tư 4,5 tỷ nhân dân tệ vào dự án Hoài An trước khi dự án này bị đóng cửa do thiếu vốn của khu vực tư nhân.

Những vấn đề này cho thấy những thách thức trong việc xây dựng năng lực sản xuất chất bán dẫn. Nó vừa tốn kém vừa khó thực hiện.

Phân nhỏ quy mô

Hoạt động kinh doanh chất bán dẫn toàn cầu bao gồm 3 quy trình công nghệ riêng biệt: thiết kế, sản xuất và đóng gói. Chỉ một số gã khổng lồ quốc tế mới có cả 3 công ty đảm nhận cả 3 quy trình này, bao gồm Intel, Texas Instruments và Samsung.

Trung Quốc hiện không có nhà sản xuất tích hợp nào như vậy. Việc xây dựng công ty sản xuất tích hợp đòi hỏi đầu tư hàng trăm tỷ đô-la. Một số công ty đã áp dụng mô hình kinh doanh tách biệt 3 quy trình trên để tiết kiệm chi phí hơn, bao gồm các công ty chuyên về lĩnh vực công nghiệp (thiết kế và bán hàng) hoặc đúc (sản xuất) như TSMC của Đài Loan là một xưởng đúc lớn sản xuất chip cho các công ty nổi tiếng như Nvidia và Qualcomm. Trung Quốc có một số công ty và xưởng đúc bán dẫn không dây riêng biệt.

Tại Hội nghị bán dẫn thế giới gần đây - được tổ chức ở Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc cũng nêu rõ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào mô hình kinh doanh bán dẫn tách biệt có thể kìm hãm tiềm năng của nó. Để thực sự thống trị ngành này, Trung Quốc cần có các công ty nội địa ngang tầm Intel hoặc Samsung.

Có một công ty nội địa Trung Quốc mong muốn trở thành nhà sản xuất tích hợp chất bán dẫn là Công ty TNHH công nghệ bộ nhớ Yangtze (NAND), đã hoạt động được 3 năm có trụ sở tại Vũ Hán. Công ty này thuộc Tsinghua Unigroup - một đơn vị trực thuộc Đại học Thanh Hoa, nổi tiếng về quản lý yếu kém.

Trung Quốc phải đối mặt với những vấn đề mang tính hệ thống sâu sắc trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa. Bất chấp những lời hùng biện về chính sách, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc cực kỳ manh mún, đây là nguyên nhân sự sớm sụp đổ của HSMC.

Chính quyền địa phương và cấp tỉnh đang chạy đua để thành lập các công ty chip vì đây là trọng tâm mà nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã nêu ra. Giới chức địa phương biết rằng sẽ có phần thưởng chính trị tương xứng nếu phát triển được một nhà sản xuất chất bán dẫn.

“Cơn sốt chip” này cũng đang khiến các thành phố - vốn đã phải chịu gánh nặng nợ nần chồng chất - tiếp tục chịu áp lực chính hơn nữa. Các tỉnh thành xa xôi như Liêu Ninh ở phía đông bắc, Tứ Xuyên ở phía tây và Phúc Kiến ở phía đông nam, đều đã tham gia vào kế hoạch xây dựng công ty sản xuất chất bán dẫn. Tham nhũng có hệ thống và chủ nghĩa thân hữu của Trung Quốc là một trở ngại lớn khác cho việc phát triển này.

Tất cả những vấn đề đều là thách thức phải vượt qua. Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc đã ám chỉ những thách thức này trong bài phát biểu của mình vào tháng trước: Trung Quốc phải đối mặt với hàng tỷ đô-la chi tiêu không hiệu quả mà họ không thể chi trả được. Rốt cục thì những câu chuyện thành công tương đối như Công ty TNHH công nghệ bộ nhớ Yangtze rất hiếm hoi và xa vời.

Nhìn vào Intel và Samsung có thể thấy được rằng, kinh doanh bán dẫn là một ngành đòi hỏi một quy mô lớn.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Các nhà sản xuất chip của Mỹ có nên lo ngại trước tham vọng của Trung Quốc?