Cậu bé 8 tuổi dùng kỹ thuật cấp cứu đơn giản cứu sống bạn - các kỹ năng cấp cứu cần trang bị cho trẻ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một cậu bé người Mỹ đã cứu bạn mình khỏi nguy hiểm với kỹ thuật đơn giản học được từ người bố. 

Tai nạn là điều không ai mong muốn, nhưng nó lại là một trong những điều phổ biến và luôn luôn xảy ra đâu đó trong cuộc sống.

Nếu tai nạn xảy ra tại nơi làm việc, nơi sinh sống thì bạn không thể chỉ đứng nhìn với sự bất lực, hay chạy đi tìm người tới giúp?

Nếu bạn có kỹ năng, kiến thức, thì có thể cứu họ ngay lúc đó, chạy đi kiếm người đến thì có thể đã quá muộn.

Các kỹ năng cơ bản như hô hấp nhân tạo, sơ cứu người bị hóc dị vật, sơ cứu người bị bỏng, sơ cứu người bị đuối nước,… là những kỹ năng mà bất kỳ ai cũng cần biết và nắm vững để cứu người khi gặp tình huống cấp bách.

Cậu bé 8 tuổi cứu sống bạn nhờ một kỹ thuật đơn giản

Tôi rất ấn tượng với cậu bé Garrett Brown, học sinh lớp 3 trường tiểu học Lakeview, Mỹ cứu được người bạn của mình với thủ thuật Heimlich khi thấy bạn tím tái và không thở nổi vì hóc thức ăn.

Đó là ngày yêu thích của hầu hết học sinh trong trường vì thực đơn có món gà viên chiên. Cậu bé lớp 3 Cashton York vừa cắn một miếng thì bắt đầu hóc nghẹn, không thở được.

Trong khi các bạn la hét thì Garrett nhảy qua phía bên kia của chiếc bàn, đứng phía sau Cashton và thực hiện vài động tác ép đẩy. Chỉ mất hai lần ép lưng và ngực, miếng thức ăn hóc trong họng Cashton bật ra ngoài.

Khi cô Jordan Nguyen, giáo viên dạy nhạc của trường chạy từ đầu xa của căng tin tới nơi, Cashton đã thở được bình thường trở lại. Toàn bộ sự việc diễn ra chỉ trong vài chục giây, được ghi lại bởi camera an ninh.

Động tác Heimlich là kỹ thuật sơ cứu bao gồm các động tác đẩy bụng, đánh vào lưng hoặc cả hai, nhằm đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Garrett cho biết đã được bố dạy động tác Heimlich từ sớm, do đó có thể phản ứng nhanh trong tình huống này.

Mẹ của Cashton, Tiffany Smith, rất biết ơn hành động nhanh chóng và dũng cảm của Garrett. Chuyện tồi tệ có thể xảy ra trong vài giây nếu Cashton không được giúp đỡ kịp thời.

Trường tiểu học Lakeview đã vinh danh Garrett bằng "Giải thưởng anh hùng". Sở cứu hỏa và sở cảnh sát Norman cũng đến để chúc mừng cậu bé 8 tuổi. Cả hai cơ quan này đều khẳng định họ sẽ dành một vị trí công việc cho Garrett khi em trưởng thành. Garrett vừa ngạc nhiên vừa tự hào với buổi trao thưởng đặc biệt.

Một cậu bé người Mỹ đã cứu bạn mình khỏi nguy hiểm với kỹ thuật đơn giản học được từ người bố. (Tổng hợp)

Sau sự việc, các nhân viên tại trường Lakeview đang có kế hoạch tổ chức các khóa học sơ cứu cho học sinh.

Qua câu chuyện trên chúng ta có thể thấy khi có kỹ năng sơ cấp cứu sẽ tự tin hơn rất nhiều và vui vì có thể cứu giúp được người khác đúng lúc.

Một số kỹ năng cấp cứu cần thiết

  1. Đối với sơ cứu nạn nhân điện giật, người sơ cứu cần ngắt cầu dao, dùng một số đồ vật cách điện để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân.
  2. Đối với nạn nhân đuối nước, chỉ nhảy xuống nước cứu người khi chắc chắn bản thân biết bơi và có đủ sức khỏe để cứu người.

Trường hợp dùng cây que để cứu người đuối nước cần nằm xuống bờ, đưa cây ra cho người đuối nước nắm để phòng trường hợp bị kéo ngã xuống.

Sau khi đưa được nạn nhân lên bờ, cần loại bỏ bớt nước trong dạ dày và phổi người bị đuối nước bằng cách vác người đuối nước lên vai, dốc ngược nửa thân trên của họ. Đây là cách cấp cứu được nhiều người biết đến.

  1. Luôn luôn kêu gọi sự hỗ trợ từ người xung quanh để dự phòng trường hợp người sơ cứu kiệt sức nhưng nạn nhân vẫn chưa có dấu hiệu sống, hoặc nhân viên y tế chưa có mặt.
  2. Hồi sức tim phổi: Kỹ năng sơ cấp cứu được sử dụng khi người gặp tai nạn ngưng thở hoặc không có mạch đập. Để thực hiện phương pháp này ta làm theo các bước như sau:

Bước 1: Đặt nhẹ nhàng nạn nhân nằm ngửa và quỳ bên nạn nhân.

Bước 2: Đặt ngón trỏ và ngón giữa tại các điểm mà xương sườn nối với ngực

Bước 3: Đặt lòng bàn tay khác lên trên lòng bàn tay đã đặt lên ngực nạn nhân trước đó. Sau đó đè, ép, ấn chặt tay xuống khoảng 4 – 5cm nhanh chóng và thả ra. Làm đi làm lại nhiều lần khoảng 80 đến 100 lần / 1 phút. Lặp lại như vậy cho đến khi thấy nạn nhân có dấu hiệu thở và tim đập trở lại.

quy-trinh-so-cap-cuu
(Nguồn qua vnu.edu.vn)
  1. Phương pháp hô hấp nhân tạo: Khi nạn nhân đã ngừng thở nhưng vẫn còn mạch đập, hãy thực hiện phương pháp này để đưa không khí vào phổi của nạn nhân. Quy trình sơ cấp cứu như sau:

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa và nới lỏng áo ở khu vực cổ.

Bước 2: Mở miệng nạn nhân và dùng ngón tay kiểm tra xem trong miệng có bài tiết hay dị vật làm tắc nghẽn đường thở.

Bước 3: Dùng tay vừa bóp mũi vừa đẩy trán nạn nhân sau, hít một hơi thật sâu rồi thổi 2 hơi vào miệng nạn nhân. Nếu ngực nạn nhân phồng lên chứng tỏ đã có không khí vào phổi.

Bước 4: Đợi đến khi ngực nạn nhân hạ xuống, tiếp tục làm thao tác ở bước 4. Làm đi làm lại đến khi nạn nhân bắt đầu có dấu hiệu thở trở lại.

  1. Kỹ thuật sơ cứu người bị bỏng

Bước 1: Rửa vết bỏng bằng vòi nước lạnh và sạch trong khoảng 10 phút.

Bước 2: Lau vết bỏng bằng khăn sạch lạnh. Không chườm đá hay bôi bất cứ thứ gì lên vết bỏng.

Bước 3: Làm sạch da và uống thuốc giảm đau nếu có.

Không nên kéo dài thời gian rửa vết bỏng trong 20 phút.

Tố Như
(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Cậu bé 8 tuổi dùng kỹ thuật cấp cứu đơn giản cứu sống bạn - các kỹ năng cấp cứu cần trang bị cho trẻ