Chữ 'Nghĩa' ghép lại tấm gương vỡ và tạo nên một cuộc hôn nhân đẹp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vợ chồng thường nói: "Trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liền cành". Nếu một ngày nào đó đột nhiên có biến cố, chim liền cánh mất đi một bên, cây liền cành thiếu một nhánh, thì phải làm thế nào để tìm lại một nửa? Vào đầu thời Thuận Trị, có một câu chuyện truyền kỳ như vậy, "ba người hào hiệp" đã tạo nên một câu chuyện đẹp, khiến người ta vừa ngưỡng mộ vừa cảm động.

Những năm đầu Thuận Trị, quân Thanh chiếm được Kim Hoa. Trong chiến loạn, có một người gốc Kim Hoa tên là Bảo Vụ Sinh, bị thất lạc vợ trong lúc chạy trốn.

Bảo Vụ Sinh bởi vì nằm sấp trong một đống thi thể, may mắn thoát chết nhưng vợ ông thì không biết đã đi đâu. Hóa ra vợ của Bảo Vụ Sinh bị quân Thanh bắt, cùng với đại quân di chuyển đến Hoa Đình. Bảo Vụ Sinh lặn lội đến Hoa Đình tìm vợ,nhưng không có tung tích gì.

Lúc này, Bảo Vụ Sinh vừa mệt mỏi vừa chán nản, ngồi cạnh một tiệm ăn một mình than thở. Người chủ quán nhìn thấy bộ dạng khổ sở của anh ta, không khỏi thương hại hỏi thăm. Bảo Vụ Sinh kể lại tường tận câu chuyện đi tìm người vợ thất lạc. Người chủ quán thấy Bảo Vụ Sinh biết chữ và biết tính toán nên kêu anh ta ở lại tiệm làm việc, có lẽ du khách tới tiệm có thể cung cấp cho anh manh mối để tìm thấy vợ mình. Bảo Vụ Sinh cũng nghĩ rằng đây là một ý hay nên đồng ý.

Ý nghĩa của việc trả lại tiền

Vụ Sinh giúp việc quản lý và làm nhiều việc cho chủ tiệm. Bởi siêng năng nên việc kinh doanh của tiệm ngày càng tốt hơn, ông chủ rất vui mừng và có ý định gả con gái mình cho Vụ Sinh, nhưng vì lo lắng việc Vụ Sinh đang tìm vợ, nên mãi không dám mở lời.

Một ngày, trong quán vừa mới mở cửa, có một vị khách vội vàng vào quán ăn cơm, sau khi dùng cơm xong trả tiền, liền vội vàng vàng rời đi. Bảo Vụ Sinh dọn dẹp bàn ăn, phát hiện vị khách kia để lại một cái bao, mở ra nhìn, bên trong chứa năm mươi lượng bạc trắng.

Bức ảnh cho thấy Wu Bin của thời nhà Minh, "Album Sui Hua Ji Sheng". Chợ tằm”. (Hình ảnh: Phạm vi công cộng) Ảnh chụp màn hình Sound Of Hope

Bảo Vụ Sinh kể lại chuyện này cho chủ quán và đợi người kia quay lại.

Đến giữa trưa, người đó quả nhiên xuất hiện. Thấy anh ta thở hổn hển, mồ hôi nhễ nhại, mặt mày ngơ ngác, mang vẻ thất thần, vội vàng tìm kiếm thứ gì đó.

Đến khi hắn đến gần, Vụ Sinh hỏi anh đang tìm cái gì? Anh ta nói đã đánh mất rất nhiều tiền. Hỏi mất bao nhiêu, vừa vặn là năm mươi lượng. Lại hỏi mục đích của những đồng tiền này? Anh ta nói: “Đó là tiền sính lễ, tôi sẽ mang đến doanh trại để cưới vợ. Nhưng bây giờ đã mất, tôi phải làm thế nào?”.

Vụ Sinh nói: "Tiền vẫn còn, tôi sẽ trả lại cho anh ngay bây giờ.". Vụ Sinh lập tức lấy số bạc ra và trả lại đầy đủ. Người đàn ông vui mừng bái tạ rồi rời đi.

Người đánh rơi bạc cảm kích Bảo Vụ Sinh đã tác thành nên cuộc hôn nhân của mình , vì vậy anh ta cầm theo hai tấm thiệp mời, mời Vụ Sinh và người chủ quán đến dự đám cưới. Chủ quán bận việc kinh doanh, không có thời gian đi dự tiệc, nhưng lại không đành lòng cự tuyệt thịnh tình của khách, nên kêu Bảo Vụ Sinh sinh tới chúc mừng.

Bảo Vụ sinh nhận lời ông chủ quán, đúng hẹn đến dự tiệc, thấy nhà của người để quên bạc cũng là một gia đình có phúc đức. Buổi chiều, Bảo Vụ Sinh rảnh rỗi thì đi dạo bên bờ sông. Nhìn xa xa thấy giữa sông có một chiếc thuyền nhỏ, mọi người đều nói đó là thuyền của cô dâu. Anh ta nhìn kỹ thì thấy hóa ra đó chính là vợ mình!

Có lẽ, hai vợ chồng tâm linh tương thông. Lúc này tân nương cũng trong lúc vô ý ngẩng đầu, nhìn thấy Bảo Vụ Sinh trên bờ, nhận ra phu quân của mình. Hai người bốn mắt nhìn nhau, Bảo Vụ Sinh không khỏi bi thương khóc rống lên, nhất thời ngã xuống nền cỏ xanh. Mà cô dâu cũng là một trận đau lòng, ngất lịm trên thuyền.

Khi thuyền cập bến, mọi người giục cô dâu đứng dậy nhưng cô không thể đứng vững được nữa. Sau khi hỏi, cô mới biết mình vừa nhìn thấy một người đàn ông trên bờ trông rất giống chồng cũ của mình, bởi vậy mà bi thương muốn chết.

Mọi người hỏi cô ấy về diện mạo của chồng cũ, người đi đón dâu nghe thấy cô ấy miêu tả, giống hệt Bảo Vụ Sinh. Người đi đón dâu vội vàng đi tìm, thì thấy anh ta đang nằm buồn bã trên bãi cỏ.

Trả lại vợ

Chú rể hỏi Bảo Vụ Sinh vì sao bi thương, Bảo Vụ Sinh một mực không nói, hỏi nhiều lần mới cất lời: "Tân nương vừa rồi nhìn thấy, hình như là......" Lời còn chưa nói xong, Bảo Vụ Sinh lại bi thương khóc nấc lên.

Chú rể chợt nhận ra, nói: "Ồ, tôi biết rồi, người phụ nữ này không phải chính là vợ của anh sao? Anh đã nhặt được tiền sính lễ, thì tiền sính lễ đã thuộc về anh. Anh lại trả lại tiền sính lễ cho tôi, chẳng phải là để chuộc lại vợ sao! Đây chính là ý trời, để tôi hoàn thành cho anh chuyện tốt đẹp này! Anh đừng buồn, tôi biết ơn lòng nghĩa của anh, sao có thể không báo đáp được chứ!".

Bức tranh thể hiện “Hình ảnh quý cô” của Jiao Bingzhen thời nhà Thanh. Thuyền hoa sen vào ban đêm", được sưu tầm bởi Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc. (Hình ảnh: Phạm vi công cộng) Ảnh chụp mnaf hình Sound Of Hope

Bảo Vụ Sinh cảm thấy rất khó xử, chú rể liền đến nhờ chủ quán phân định.

Chủ tiệm nói: "Người trả tiền là nghĩa sĩ, người trả vợ, nghĩa cũng không kém trả tiền. Muốn lấy vợ mà mất vợ, điều này không được. Ta có một đứa con gái, nếu nó ưng thuận, thì gả cho người trả vợ kia đi". Quyết định như vậy, quả thực khiến mọi người khâm phục. Mọi người cảm động trước lòng dạ rộng rãi của chủ tiệm, sẵn sàng hy sinh con gái để đạt được kết quả tốt đẹp, tôn vinh chủ quán cũng là một người nghĩa hiệp, cùng hai người nghĩa hiệp kia được mệnh danh là “Tam nghĩa hiệp”.

Bất ổn thời loạn, một chữ “Nghĩa” đã tạo nên một kết thúc hoàn hảo như vậy.

Theo Đường Khiết/Lý Tuyết Liên - Nguồn bài viết: Du Ruo/The Epoch Times
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chữ 'Nghĩa' ghép lại tấm gương vỡ và tạo nên một cuộc hôn nhân đẹp