Chuyên gia: Câu chuyện về Thiện và Ác của giới truyền thông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc dù tôi chắc chắn hài hước chỉ là vô tình, nhưng cá nhân tôi cho rằng, tiêu đề hài hước nhất năm nay đã xuất hiện trên tờ Politico vào tuần trước.

Bài báo với tiêu đề: "Có một sự chia rẽ lớn giữa các đảng viên Dân chủ khi quá khó khăn để vận động cho nền dân chủ" (There’s a Huge Divide Among Democrats Over How Hard to Campaign for Democracy).

Với quý vị thì sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Còn tôi thì chắc chắn rằng bài báo không phải nói về vận động cho nền dân chủ mà là vận động chống lại ông Donald Trump, mặc dù ông ấy không có tên trong lá phiếu năm nay.

Sự "chia rẽ giữa các đảng viên Dân chủ" thực sự nằm ở mức độ hận thù đối với ông Trump. Điều đó sẽ thúc đẩy những cử tri không có động lực, trước khi họ trở nên thơ ơ hoặc lãnh cảm.

Nếu "sự chia rẽ lớn của đảng Dân chủ" thực sự nói về việc "quá khó khăn để vận động cho nền dân chủ" thì sẽ không có sự chia rẽ nào cả, vì mọi người đều nhiệt thành ủng hộ dân chủ. Hoặc họ giả vờ làm như vậy.

Nhưng tờ Politico, hệt như hầu hết các phương tiện truyền thông còn lại, đã quá quen với việc sử dụng từ "Dân chủ" làm lá cờ để tiếp tục cuộc chiến chống lại cựu tổng thống, một cuộc chiến mà họ thậm chí còn không biết là mình đang làm điều đó nữa.

Nếu tìm trong từ điển của Đảng Dân chủ với mục "Dân chủ", quý vị sẽ tìm thấy điều gì đó kiểu như: "Đó là điều mà ông Donald Trump đe dọa - đặc biệt nếu ông ấy được bầu một cách dân chủ vào nhiệm kỳ thứ hai!".

Vì vậy, khi nhà phê bình truyền thông Brian Stelter bị CNN sa thải tuần này, ông đã đưa ra lời xin lỗi chiếu lệ: “Tôi hiểu rằng không có đảng phái nào đứng lên đấu tranh cho sự chính trực (decency), dân chủ (democracy) và đối thoại (dialogue)".

Nói cách khác, việc đứng lên chống lại demagogue (tác giả ghép hai từ democracy và dialogue) là đứng lên dân chủ (tất nhiên ông ta thường ngồi xuống). Hai chữ D kết hợp lại có lẽ là biện pháp tốt nhất để giúp “đóng khung” sự tiêu cực không ngừng nghỉ của ông ta cùng mạng lưới của mình về Donald Trump.

Tuy nhiên, tôi tự hỏi, liệu điều đó xảy ra với bất kỳ ai khác như xảy ra với tôi chăng? Giống như họ sợ phải nói tên của con quái vật mà họ ghê sợ và kinh hãi, "e rằng Ác quỷ sẽ xuất hiện?".

Những người thân Nga ở thảo nguyên Á-Âu sợ gấu đến nỗi họ gọi sinh vật này bằng cách nói uyển chuyển “honey-eater” (medved) - từ tiếng Nga có nghĩa là gấu, mãi cho đến ngày nay.

Dù sao đi nữa, ông Trump và “mối đe dọa đối với nền dân chủ” đã gần như đồng nghĩa theo cách nói của các phương tiện truyền thông phương Tây. Ít nhất thì điều này có tác dụng một phần nhằm tạo ra ảo tưởng rằng mọi người đều phải ghét những người ủng hộ ông Trump nhiều như các phương tiện truyền thông. Có như vậy họ mới cảm thấy nền dân chủ được bảo vệ.

Vì vậy, khi ông Chuck Todd của đài NBC công bố một cuộc thăm dò mới về việc, “Lần đầu tiên, khi được hỏi vấn đề quan trọng nhất mà đất nước này phải đối mặt, câu trả lời hàng đầu không phải là vấn đề kinh tế. Đó là những mối đe dọa đối với nền dân chủ”. Như người bạn Byron York của tôi đã chỉ ra rằng, đó là “lần đầu tiên” chỉ vì đây là lần đầu tiên câu hỏi được hỏi theo cách này.

Tại sao vậy? Bởi vì những người thăm dò ​​hoặc những người được thăm dò ý kiến chưa bao giờ cho ​​rằng nền dân chủ đang bị đe dọa. Nếu đúng như vậy, những người trả lời cuộc thăm dò phải có lý do, đó mới chính là "vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt".

Người vô thần nổi tiếng Sam Harris chắc chắn đã nghĩ như vậy khi ông ấy đánh cược bằng cách nói với một người phỏng vấn ở Anh rằng, "một mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ" có thể được bào chữa.

Rõ ràng, việc gian lận một cuộc bầu cử với cùng một mục đích sẽ hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai mà chúng tôi biết sẽ làm điều như vậy.

Những bài hùng biện kiểu như thế này nghe có vẻ vô lý, thậm chí điên rồ đối với bất kỳ ai bên ngoài bong bóng truyền thông, nhưng có một logic riêng giúp nó luôn tồn tại.

Người theo đảng phái cực đoan đi từ việc nói rằng đối thủ của đảng phái của anh ta sai, là xấu xa. Do đó, "những người này" là mối đe dọa hiện hữu — nghĩa là một mối đe dọa đối với chính sự tồn tại của một ai đó hoặc thứ gì đó. Ai đó hoặc điều gì đó mà quý vị sẽ quan tâm.

Từ đó, chúng ta có thể coi những kẻ ủng hộ tà ác cũng là kẻ xấu xa và do đó, cũng là một mối đe dọa hiện hữu đối với quý vị và tất cả những điều quý vị quan tâm. Còn gì để nói về những người như vậy ngoại trừ việc họ không thích hợp để sống trong thế giới tự do, hoặc đơn giản là họ không thích hợp để tồn tại.

Cựu Giám đốc CIA, Tướng Michael Hayden, đã nhiệt tình tán thành dòng tweet của một nhà báo cánh tả Edward G. Luce trên Twitter - đội quân tiên phong của truyền thông tà ác.

Ông Edward G. Luce của tờ Financial Times (London) đã viết một bài đăng trên Twitter: “Tôi đã đề cập đến chủ nghĩa cực đoan và tư tưởng bạo lực trên khắp thế giới trong sự nghiệp của mình. Chưa bao giờ bắt gặp một lực lượng chính trị hư vô, nguy hiểm và đáng khinh bỉ hơn những người Cộng hòa ngày nay. Chưa bao giờ gần hơn thế”.

"Đảng Cộng hòa", phiền ông. Không chỉ ông Trump, gia đình và giới nội bộ của ông ấy, hoặc những người phục vụ trong chính quyền của ông ấy, hoặc những người đã từng nói những lời tốt đẹp với ông ấy, mà là các đảng viên Cộng hòa, những người chiếm khoảng một phần ba đất nước này. Rất nhiều người trong số họ. Họ còn tồi tệ hơn cả những kẻ khủng bố tồi tệ nhất. Tôi cho rằng, chính ông đang mong chờ một mối đe dọa hiện hữu.

Ông Hayden, người được Tổng thống đảng Cộng hòa bổ nhiệm vào Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã viết dưới bài đăng trên: “Tôi đồng ý. Và tôi là giám đốc CIA”.

Nhiều người đã viết về Hội chứng rối loạn Trump (Trump Derangement Syndrome), nhưng tôi không nghĩ rằng tôi lại bắt gặp một trường hợp còn nghiêm trọng hơn thế. Nó đã trở thành cái mà nhà triết học Kierkegaard gọi là “căn bệnh cho đến chết”. Hãy hy vọng nó cũng không trở thành đại dịch tiếp theo.

Nhiều thế kỷ trước, trong những năm đầu của kỷ nguyên Cơ đốc giáo, các nguyên lý chính của Cơ đốc giáo đối với trái tim và khối óc của các tín đồ chính là Manichaeism, tôn thờ một vị thần gọi là Mani và là một đức tin nhị nguyên, phân chia thế giới thành thiện và ác— ánh sáng và bóng tối.

Ngược lại, Cơ đốc giáo dạy rằng tất cả chúng ta đều là tội nhân, và không ai trong chúng ta giỏi đến mức có thể từ một tầm cao đạo đức nhìn xuống những người anh em kém đạo đức của mình.

Trong suốt nhiều thế kỷ kể từ đó, dị giáo Cơ đốc có xu hướng mang hình thức Manichaeism, phân chia thế giới thành Người tốt, đôi khi được gọi là God's Elect, và Người xấu, đôi khi được coi là Địa ngục.

Tà giáo của chủ nghĩa Mác có một cánh chung luận (secular eschatology) hoàn toàn khác biệt, nhưng có thể dễ dàng nhận ra rằng chúng được tạo ra từ "cùng một tấm vải".

Dị giáo mới nhất, đôi khi được gọi là “Woke-ism” (chủ nghĩa thức tỉnh), cũng không ngoại lệ. Điều đáng mừng là, có lẽ vì vị thế tự cho mình là đúng (self-righteousness) rất khó duy trì trong hơn vài thập kỷ, nên Cơ đốc giáo đã luôn tồn tại lâu hơn các đối thủ của mình trong trái tim của loài người cho đến ngày nay.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Lam Giang

Tác giả: James Bowman là một học giả thường trú tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức. Tác giả của “Honor: A History”, ông là nhà phê bình phim cho The American Spectator và nhà phê bình truyền thông cho New Criterion.



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Câu chuyện về Thiện và Ác của giới truyền thông