Cổ nhân giải thích ý nghĩa và lễ nghi bốn mùa: Mùa Hạ (P2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đế vương cai quản mùa hè là Viêm Đế, ông cư ngụ ở phương nam, ở vị trí "Ly" của bát quái. Bản thân Ly giống như lửa và mặt trời, vậy nên có thể chăm sóc và nuôi dưỡng thiên hạ vạn vật.

Vì vậy, vào thời tiết mùa hạ, bậc quân vương nên noi theo đức tính này mà làm rạng rỡ khắp thiên hạ bốn phương. “Hoả” là thuộc tính trong ngũ hành, mà “hoả” có tên từ “hóa”, cho nên mùa Hạ "thịnh đức tại hoả".

Trong ngũ hành, trái tim thuộc về lửa, là mặt trời thuộc tính dương và kết nối với khí mùa hè. Vị Thần phụ tá là Chu Minh (Thần lửa Chúc Dung), và vị Thần bảo vệ là Hoả tinh. Hoả tinh ra vào không ổn định, thỉnh thoảng xuất hiện và thi thoảng ẩn nấp. Ông nhận nhiệm vụ đi tuần tra các nơi bên ngoài, cai trị và quản lý những nước vô Đạo, khiến những nơi này xảy ra loạn lạc, bệnh tật, chết chóc, đói kém và chiến tranh.

Trong “Hán thư” ghi lại rằng, "Hoả tinh xuất hiện, tất sẽ có đại binh", trong số Ngũ Tinh quan vào mùa hè, “Tư Mã” là chủ về triều chính, quân sự, đắng là chủ trong ngũ vị, “kê” là chủ trong ngũ cốc, cúng tế Táo Công, thuộc về “Chủy” trong ngũ âm. Ngày lành Thiên Can là ngày Bính, Đinh. Bính được đặt tên mang ý nghĩa là rõ ràng, tươi sáng; Đinh được đặt tên mang ý nghĩ cường mạnh. Bính và Đinh thuộc về hoả, mang sắc đỏ (xích), vì vậy mùa hạ được gọi là “Xích Đế”. Vào mùa hè, bốn thời trong ngày tương ứng với buổi trưa, chính khí rất lớn, khiến vạn vật sinh trưởng.

Trong “Thuyết văn giải tự” giải thích ý nghĩa của “hạ” này là "người Trung Quốc". Trung Quốc còn hay được gọi là Hoa Hạ. Trong “Tả truyện” nói: "Lễ nghĩa lớn nên được gọi là Hạ; có vẻ đẹp hoa mỹ của văn chương, nó được gọi là Hoa. Hoa Hạ cũng là như thế". Thần Châu Trung Quốc, vốn có sự am hiểu thâm sâu về mối tương quan thông suốt giữa thiên địa nhân, nhìn tổng quan sau khi bước vào mùa hè những năm gần đây, thời tiết bất thường, hơn nữa dường như càng ngày càng tệ.

Trong "Hoài Nam Tử" có nói: "Nhân chủ chi tình, thượng thông ư thiên. Cố chu bạo tắc đa phiêu phong, uổng pháp lệnh tắc đa trùng minh sát bất cô tắc quốc xích địa, lệnh bất thu tắc đa dâm vũ”. Ý nghĩa là đức hạnh của bậc quân vương thông với Trời. Chính quyền bạo ngược sẽ dẫn đến giông bão ngày càng nhiều; làm trái pháp luật và chính quyền hỗn loạn sẽ dẫn đến dịch bệnh côn trùng; giết người vô tội sẽ dẫn đến hạn hán nghiêm trọng; ban hành lệnh nghịch thiên, trái với đạo lý sẽ xuất hiện mưa liên miên không ngớt.

Tam hạ của mùa hạ được gọi là dư nguyệt, cao nguyệt và đán nguyệt. Mỗi tháng trong bốn mùa có hai tiết khí. Tiết thứ nhất gọi là tiết khí, tiết thứ hai gọi là trung khí, gọi chung là tiết khí. Trong số sáu tiết khí của mùa hè, có ba tiết là: Lập Hạ, Mang Chủng và Tiểu Thử. Ba trung khí là: Tiểu Mãn, Hạ Chí, Đại Thử. Đó chính là câu thứ hai trong bài hát của 24 tiết khí: “Hạ Mãn Mang Hạ Thử tương liên”.

Lập Hạ

Lập Hạ là lễ hội tháng Tư. Lúc này, gió Thanh Minh trong ‘bát phong’ thổi từ phía đông nam. Thiên Tử cần xuất ra các tài vật như tiền, lụa để cử sứ giả đến các nước chư hầu. Thiên tử mặc y phục màu đỏ, cưỡi ngựa màu đỏ đen, đeo ngọc quý màu đỏ, đích thân dẫn đầu trăm quan đến đón mùa hè ở ngoại ô phía nam. Cần khen thưởng các quan có công, phân đất phong hầu, trau dồi lễ nghi âm nhạc, chiêu đãi các quan tả hữu. Ra lệnh Thái úy tuyển chọn người có đức, có tài, đề cao hiếu đễ, phong tước và tặng bổng lộc. Lúc này, không nên khởi công xây dựng các công trình bằng gỗ, không chặt đại thụ. Với tiết khí này, có thể thi hành xử phạt nhẹ với người phạm tội nhẹ.

Xa giá của Thiên tử đi tuần, xa giá của Thiên tử đi sứ (Tranh minh hoạ: từ triều đại nhà Thanh "Thải sắc đế giám đồ thuyết")
Xa giá của Thiên tử đi tuần, xa giá của Thiên tử đi sứ (Tranh minh hoạ: từ triều đại nhà Thanh "Thải sắc đế giám đồ thuyết")

Theo "Hoài Nam Tử", nếu những sắc lệnh khắc nghiệt của mùa thu thi hành vào thời điểm này sẽ gây nên những cơn mưa buốt giá thường xuyên (tức là tai họa liên quan tới mưa), ngũ cốc sẽ không phát triển được, dân chúng đổ đi khắp nơi cầu sinh. Nếu các sắc lệnh mùa đông khắc nghiệt hơn lại được thực thi, thì cỏ cây sẽ khô héo sớm, sau sẽ xảy ra lũ lụt, thành quách sẽ bị phá hoại. Nếu các sắc lệnh mùa xuân được thực thi, sẽ có châu chấu phá hoại, và bão sẽ đến, cỏ cây sẽ không đơm hoa kết trái.

Vào thời nhà Tống, Triệu Hữu Trực đã viết một bài thơ: “Thời tiết bốn mùa thúc giục nhau, gió khói mang hơi nóng đến qua đêm. Lúa xanh hấp trên cánh đồng dài, mưa tới mận vàng chín khu vườn”.

Tiểu Mãn

"Tiểu Mãn" là giữa tháng tư, khi cây trồng mùa hè bắt đầu chín mọng. Lúc này mưa nhiều, thu hoạch bội thu, cũng là lúc Lễ hội thuyền rồng bắt đầu.

Từ đó trở đi, âm khí mỗi ngày sẽ thêm một phân, tích luỹ 30 phân thì thành một ngày, là ngày hạ chí sẽ đến.

Bài thơ của Âu Dương Tu viết: “Gió nam thổi bách thảo, thảo mộc dày đậm túp lều nhỏ, bông lúa non non mềm, lá dâu màu mỡ như tằm ăn”.

Mang chủng

"Mang chủng” là dịp Tết Đoan Ngọ, là tiết cấy mạ khắp nơi, và lúa mì đã chín để thu hoạch.

"Mang chủng” là dịp Tết Đoan Ngọ, là tiết cấy mạ khắp nơi (Ảnh: "Ung Chính trồng cây, dệt lụa, cấy mạ" thời nhà Thanh, do Bảo tàng Cung điện sưu tầm)
"Mang chủng” là dịp Tết Đoan Ngọ, là tiết cấy mạ khắp nơi (Ảnh: "Ung Chính trồng cây, dệt lụa, cấy mạ" thời nhà Thanh, do Bảo tàng Cung điện sưu tầm)

Bài thơ đời Đường của Hàn Sơn viết: “Cỏ mọc sau mang chủng, lá rụng trước lập thu”.

Hạ chí

"Hạ chí" là giữa tháng năm, ngày dài đêm ngắn, bóng mặt trời dài năm tấc. Lúc này, khí âm dương giao tranh, dương khí đạt đến đỉnh cao, âm khí bắt đầu phát triển. Vì vậy người ta nói rằng âm khí được sinh ra vào hạ chí, thời tiết có chút sát khí, cây cỏ qua mùa đông bắt đầu khô héo và chết dần. Lưu huỳnh trong đất bắt đầu tiết ra, đá ngũ sắc xuất hiện.

Khi này gió thổi tới là “cảnh phong” trong “bát phong”, tức là gió mát. Lúc này cần phong tước cho những người có đức hạnh và khen thưởng những người có công.

Trong “Hoài Nam Tử” nói rằng vào mùa hè, nếu thi hành sắc lệnh mùa đông, sẽ gây ra mưa đá và tuyết sẽ làm hư hại ngũ cốc, đường sẽ bị tắc nghẽn, quan binh tàn bạo sẽ gây nguy hiểm cho người dân. Nếu thi hành lệnh mùa xuân, sẽ khiến ngũ cốc không phát triển, côn trùng gia tăng, quốc gia sẽ có nạn đói. Nếu thi hành lệnh mùa thu, cỏ cây sẽ điêu tàn, trái cây chín sớm và người dân sẽ bị đe dọa bởi dịch bệnh.

Vào thời nhà Tống, Dương Vạn Lý đã viết trong một bài thơ: “Cuối cùng, phong cảnh Hồ Tây tháng sáu không giống bốn mùa. Lá sen hướng bầu trời vô cùng xanh, và hoa sen đỏ rực trong mặt trời”. Tiết khí này chính là thời điểm hoa sen xanh nở.

Tiểu Thử

Tiểu thử là tiết tháng sáu, ban ngày dài nhất, chim chàng làng bắt đầu hót, hoa dâm bụt nở và gạc nai bắt đầu tróc ra. Món ăn thích hợp là các loại đậu và thịt gà. Người quân tử nên trai giới, chăm sóc cơ thể không bị khô, ngừng thanh sắc, giảm bớt vị, để có thể bình ổn và thuận lợi thúc đẩy sự hình thành các hành khí vi âm.

Lúc này, Thiên tử ra lệnh cho các quan viên hướng về nguồn sông núi cầu phúc cho dân chúng, chơi bản nhạc long trọng với nhiều loại nhạc cụ giao hoà với nhau, tổ chức tế lễ cầu mưa, hướng lên cầu trời cho mùa gặt tốt lành, bội thu.

Nhà thơ Nguyên Chẩn của nhà Đường đã viết: “Khi tôi nghe thấy gió ấm thổi, theo sau là tiểu thử đến. Trúc lao xao đã nghe thấy trước tiếng mưa, núi tối đã nghe thấy tiếng sấm”.

Khi tôi nghe thấy gió ấm đến, theo sau là tiểu thử đến. Trúc lao xao đã nghe thấy trước tiếng mưa, núi tối đã nghe thấy tiếng sấm(Tranh minh hoạ: [nhà Minh] Tác phẩm "Trồng tre trên núi" của Thẩm Châu, do Bảo tàng Cung điện Quốc gia sưu tầm)
Khi tôi nghe thấy gió ấm đến, theo sau là tiểu thử đến. Trúc lao xao đã nghe thấy trước tiếng mưa, núi tối đã nghe thấy tiếng sấm. (Tranh minh hoạ: [nhà Minh] Tác phẩm "Trồng tre trên núi" của Thẩm Châu, do Bảo tàng Cung điện Quốc gia sưu tầm)

Đại thử

"Đại thử" diễn ra vào giữa tháng 6, là tiết khí cuối cùng trong mùa hè. Đồng thời, nó đánh dấu điểm nửa của tiết khí trong năm, là thời điểm chuyển mùa từ dương sang âm. Thời tiết khi đó nên là: “Lần thứ nhất là khi cỏ mục biến thành đom đóm, lần thứ hai là lúc đất ẩm và nóng, lần thứ ba là lúc trời mưa to”.

Cuốn “Thích Danh” của Lưu Hy thời Đông Hán viết: “Cái nóng mùa hè như nấu luộc, nóng như đun đồ ăn”. Trong mùa nắng nóng thử đại, dương khí bắt đầu hạ xuống và ép xuống đất, mang theo độ ẩm dưới lòng sông bốc lên, cơ thể con người có cảm giác như đang ở trong một chiếc nồi hấp. Từ đó, mỗi đợt mưa qua đi, cái nóng cũng giảm dần, đồng nghĩa với việc trời đã lặng lẽ chuyển sang mùa thu mát mẻ hơn.

Lúc này, nếu thực hiện sắc lệnh mùa xuân, sẽ có gió bão mạnh, trái cây rụng, hay bị ho gió, dân chúng sẽ rời đi di cư. Nếu thực hiện nghị định của mùa thu, đồng ruộng sẽ hoang tàn, cằn cỗi, đất đồi sẽ có lũ lụt, mùa màng không chín, phụ nữ vô sinh. Nếu đất nước thực hiện sắc lệnh mùa đông thì cỏ cây suy tàn, chim ưng sẽ giết chim điểu, tai họa sẽ xảy ra khắp nơi, người dân sẽ chạy trốn vào thành phố.

Một bài thơ của Nguyên Chẩn thời nhà Đường viết: “Đại thử ba thu tới gần, chuông rừng vang níu mùa hạ đi. Quế thay nhau nở vào nửa đêm, khi đom đóm tỏa sáng trên bầu trời”.

Trong “Hoàng Đế Nội Kinh” có nói: “Cho nên Âm Dương, ngũ hành, bốn mùa là nguồn gốc của vạn vật, là cội rễ của sinh tử. Nếu đi ngược lại, sẽ sinh ra tai hoạ, nếu thuận theo thì không bệnh, cái này gọi là đắc Đạo”.

Như “Luận hành” có viết: “Xuân ấm hạ nóng, thu mát đông lạnh, người và vua đều bình an, bốn mùa tự nhiên".

Mùa hè mang tính lửa, cảnh vật thiếu đi tính mộc của mùa xuân, tính linh thiêng của thuỷ và tính dày đặc của thổ. Vì vậy, nếu tuân theo quy luật âm dương, ngũ hành, bốn mùa thì sẽ sinh sôi, còn nếu đi ngược lại thì sẽ chết. Bậc Thánh hiền sẽ đi theo quy luật đó, và đây chính là đắc Đạo; kẻ ngu muội sẽ đi ngược lại. Vì vậy, bậc quân vương có tạo ích cho dân hay không, là có quan hệ mật thiết với sự tồn vong của thiên hạ.

Theo Từ Hi Vi- SOH

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cổ nhân giải thích ý nghĩa và lễ nghi bốn mùa: Mùa Hạ (P2)