Cún cưng nhà bạn có bị "rối loạn cảm xúc theo mùa" không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đôi khi, chó nằm trên mặt đất ủ rũ với đôi mắt mở to, cằm chống chân trước và thở dài nhẹ. Chúng không để mắt đến đồ chơi hoặc thức ăn, và luôn có biểu hiện "mặc kệ tôi".

"Rối loạn cảm xúc theo mùa" là một loại trầm cảm ở con người. Liệu vật nuôi trong nhà bạn có bị rối loạn cảm xúc vì sự chuyển mùa? Các dạng bệnh sinh lý có thể đi khám để điều trị, nhưng dạng bệnh tâm lý “trầm cảm” cũng có thể hết khi uống thuốc.

Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa, còn được gọi là Seasonal Affective Disorder, viết tắt SAD, do thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời bị rút ngắn và nhiệt độ giảm đột ngột. Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu về thể chất và tâm lý. Cho đến mùa xuân và mùa hè, các triệu chứng này bắt đầu thuyên giảm và biến mất. Một số vật nuôi như chó và mèo có các triệu chứng tâm lý này tương tự như ở người.

Một nghiên cứu của PDSA, một tổ chức từ thiện thú y được thành lập vào năm 1917 tại Vương quốc Anh, cho thấy, nhiều người nuôi chó nhận thấy vật nuôi của họ thay đổi vóc dáng cùng trọng lượng và thường bị trầm cảm trong mùa lạnh. Não chó cũng có các chất melatonin và serotonin giống như con người. Khi lượng chiếu sáng từ mặt trời giảm vào mùa thu và mùa đông, não sẽ tăng tiết melatonin và giảm serotonin, gây ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng.

Khi thời tiết chuyển lạnh, việc được tiếp xúc với ánh tự nhiên hằng ngày sẽ giúp vật nuôi thấy thoải mái hơn. Ánh sáng mặt trời có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cảm giác hạnh phúc cho chúng. (Ảnh / Shutterstock)

Các triệu chứng chung của rối loạn cảm xúc gồm có buồn ngủ nhiều hơn bình thường, lười vận động, rụng lông bất thường, tăng hoặc giảm cân nghiêm trọng, chán ăn, giảm năng lượng hoặc dễ cáu kỉnh. Trường hợp nặng vật nuôi sẽ gặm nhấm chân và tấn công cả chủ. Một số triệu chứng hành vi trầm cảm của chúng đôi khi giống hệt con người.

Tuy nhiên, đối với loài chó, liệu chúng có thực sự mắc chứng “rối loạn cảm xúc theo mùa” hay không và mức độ ảnh hưởng vẫn chưa được biết rõ. Hiện tại không có phương pháp khách quan nào để chẩn đoán SAD ở vật nuôi. Chuyên gia tư vấn hành vi động vật Steve Dale cho biết: “Tâm trạng của vật nuôi phản ánh tâm trạng của chủ nhân”. Nếu chúng ta ở trong nhà cả ngày trong tình trạng trầm cảm, chó mèo cũng sẽ như vậy.

Ông Dele nói rằng, một số con chó ngủ nhiều hơn vào mùa đông và tinh thần kém, không nhất định là do trầm cảm. Một số trường hợp là do người chủ không thường xuyên tương tác với chúng. Cách để giữ cho thú cưng của bạn khỏe mạnh và vui vẻ trong mùa đông rất đơn giản, bất kể mèo hay chó bị SAD, bạn hãy điều chỉnh cuộc sống của thú cưng trong nhà bạn một cách đúng đắn nhất.

  1. Cải thiện ánh sáng trong nhà

Ông Dele khuyến cáo, giường ngủ cho chó mèo nên đặt gần cửa sổ có nắng, đặc biệt là những vật nuôi không thể ra ngoài như mèo cần phải đặt ở nơi sáng sủa. Khi mặt trời mọc, hãy mở rèm cửa để có ánh sáng tự nhiên vào nhà, điều này có tác dụng tốt đối với phản ứng não và kích thích đồng tử chúng.

Nếu không thể tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong vài tháng liền, bạn có thể sử dụng liệu pháp ánh sáng để giúp cải thiện tâm trạng của các bệnh nhân SAD 4 chân. Nếu chó hoặc mèo của bạn mắc bệnh về mắt hoặc da, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y trước khi áp dụng phương pháp này.

  1. Hoạt động ngoài trời là điều cần thiết

chó chạy, cửa chớp

Các hoạt động ngoài trời có thể mang lại cho chó sự kích thích các giác quan và có lợi cho thể chất và tinh thần. (Ảnh / Shutterstock)

Người chủ thường dắt thú cưng đi dạo, điều này có thể thúc đẩy cảm xúc và giảm lo lắng. Tuy nhiên vào mùa đông, nhiều người ít ra ngoài hơn và chó không được tập thể dục đầy đủ để kích thích tinh thần, vì vậy chúng cảm thấy buồn chán. Hãy mặc quần áo ấm vào và đi ra ngoài, việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường kháng thể cũng như thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, rất tốt cho cả người chủ và cún cưng.

  1. Thiết kế trò chơi trong nhà

Chúng ta cũng có thể tạo ra một số trò chơi trong nhà để tăng thêm sự vui vẻ và các hoạt động trong nhà cho thú nuôi như trò chơi trốn tìm, chơi ném và nhặt đồ, chơi kéo co hay thực hành những chỉ lệnh cơ bản… Các trò chơi tương tác giữa chủ và thú nuôi cũng có thể nâng cao cảm xúc giữa 2 bên, giúp chúng tiêu thụ năng lượng.

Chủ nhân có thể chuẩn bị đồ chơi để chúng chơi một mình, chẳng hạn như máy đồ chơi “tìm thức ăn”, giấu đồ ăn vặt trong máy đồ chơi, chó cần tìm cách mở đồ chơi để ăn đồ ăn vặt. Như vậy, chúng sẽ chơi ít nhất trong 1 giờ, điều này giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, tạo ra vận động thể chất.

Nếu nuôi mèo trong nhà, bạn có thể buộc một sợi dây thừng mịn vào trần nhà hoặc nơi cao, chiều dài gần chạm đất và buộc một vật nhỏ. Kích thước và trọng lượng bằng kích thước của đồ chơi Lego. Người chủ kéo một đầu khiến sợi dây đu đưa tự nhiên, bản năng săn mồi của mèo sẽ “thách thức” chúng bắt những thứ nhỏ nhặt, càng bắt nó càng đu đưa. Từ đó, nó sẽ học cách chơi với kiểu chơi rất thú vị này.

  1. Thường xuyên cưng nựng vuốt ve chó mèo

con chó, cửa chớp

Chú chó rất thích được chủ cưng nựng. (Ảnh / Shutterstock)

Tương tác với thú cưng thường xuyên hơn, nói chuyện với giọng điệu nhẹ nhàng, để chúng cảm nhận được tình yêu thương của người chủ. Hãy chạm vào đầu và cằm, vỗ lưng, vuốt lông cho chúng, v.v. Nhiều biểu hiện yêu thương hơn có thể giúp thú cưng cảm thấy thoải mái và có tính cách ổn định. Chó và mèo thường có nguy cơ nảy sinh cảm xúc tiêu cực và căng thẳng nếu chúng thường xuyên bị người chủ bỏ rơi.

  1. Ổn định tập quán sinh hoạt

Giúp chó, mèo tạo môi trường sống ổn định, làm việc và nghỉ ngơi bình thường, giúp ngủ yên, ăn ngon, ăn cũng nên có định lượng. Tốt nhất là tránh bỏ thức ăn cả ngày rồi mới ăn. Duy trì “cảm giác thèm ăn lành mạnh cơ bản” và không ăn quá nhiều.

  1. Bản thân người chủ luôn lạc quan

Tạp chí Sinh học của Hiệp hội Hoàng gia Anh đã công bố một nghiên cứu xác nhận rằng, loài chó có thể nhận ra cảm xúc của con người và những con chó khác. Các yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng, nếu bạn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi theo mùa, hãy chú ý điều chỉnh nhịp sống và nhịp độ sinh hoạt để tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ, tránh gây căng thẳng cho bản thân và thú cưng.

Giống như con người, chó và mèo đều có cảm xúc tiêu cực và cần được giải toả kịp thời. Một khi cảm xúc xấu và căng thẳng tích tụ quá nhiều trong thời gian quá lâu có thể dẫn đến "trầm cảm".

Ngoài 6 điều trên, bác sĩ thú y cho rằng, đôi khi sự khó chịu về thể chất cũng có thể khiến tinh thần bất ổn. Khi vật nuôi có dấu hiệu "trầm cảm", tốt nhất nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ thú y để xem xét liệu có vấn đề về cảm xúc sau khi loại bỏ các vấn đề sức khỏe thể chất.

Khi thời tiết chuyển mùa, các vấn đề sức khỏe mà chó mèo dễ gặp phải gồm có cảm lạnh, dị ứng, viêm da, mất cân bằng nội tiết tố, các hội chứng hô hấp…. Tốt nhất chủ nuôi nên quan sát tình trạng sức khỏe thú cưng khi chuyển mùa, đồng thời nhờ đến sự đánh giá và trợ giúp của bác sĩ thú y chuyên nghiệp để không dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm!

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Cún cưng nhà bạn có bị "rối loạn cảm xúc theo mùa" không?