EU yêu cầu Bắc Kinh cung cấp bằng chứng có thể xác thực về sự an toàn của Bành Soái

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm qua (30/11), Liên minh Châu Âu (EU) kêu gọi Bắc Kinh cung cấp bằng chứng về sức khỏe, sự an toàn và nơi ở của ngôi sao quần vợt Bành Soái, đồng thời thúc giục Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) điều tra cáo buộc tấn công tình dục của cô đối với cựu Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ.

Ngày 2/11, Bành Soái đã đăng một bài viết dài hàng nghìn ký tự trên Weibo, cáo buộc ông Trương Cao Lệ, cựu Phó Thủ tướng ĐCSTQ tấn công tình dục cô, và sau đó cô Bành đã “biến mất”. Điều này khiến giới quần vợt quốc tế vô cùng quan tâm và tung tích của cô Bành trở thành một vấn đề đáng lo ngại.

Ngày 30/11, Liên minh Châu Âu cho biết trong một tuyên bố rằng, cơ quan này đã tham gia vào lời kêu gọi ngày càng gia tăng từ cộng đồng quốc tế, bao gồm các chuyên gia thể thao, nhằm đảm bảo cô Bành được tự do và không bị đe dọa.

Tuyên bố có đoạn: "Liên minh Châu Âu yêu cầu chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) cung cấp bằng chứng có thể xác thực được sự an toàn, sức khỏe và nơi ở của Bành Soái".

EU cũng thúc giục chính quyền Bắc Kinh "tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ, công bằng và minh bạch về cáo buộc tấn công tình dục của cô Bành".

Dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ trước đó đã công bố nhiều bức ảnh và video về Bành Soái, nhằm nỗ lực xác nhận cô Bành vẫn “bình an vô sự”. Ngày 21/11, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Vận động viên IOC Emma Terho và bà Lý Linh Uý, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Trung Quốc, cựu ngôi sao cầu lông, đã có một cuộc gọi video dài 30 phút với cô Bành. Sau đó, IOC nói với ngoại giới rằng Bành Soái "bình an vô sự và hy vọng tôn trọng quyền riêng tư của cô ấy tại thời điểm này". Tuyên bố trên khiến ngoại giới chỉ trích IOC là “cái loa tuyên truyền" cho ĐCSTQ.

Tuy nhiên, Hiệp hội Quần vợt Nữ (WTA) nói rằng, tuyên bố của IOC không giải quyết được hoặc giảm bớt những lo ngại về sức khỏe và sự an toàn của Bành Soái.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nhân, nhà hoạt động và người dân Trung Quốc đột nhiên “biến mất” sau khi chỉ trích đảng viên ĐCSTQ, chống tham nhũng hay ủng hộ các phong trào dân chủ, v.v. và cô Bành cũng là một trong số đó.

"EU cực lực phản đối việc sử dụng cách cưỡng chế biến mất và giam giữ tùy tiện, đặc biệt là sử dụng các công cụ giám sát khu dân cư (RSDL) tại các địa điểm được chỉ định, đồng thời kêu gọi Trung Quốc (ĐCSTQ) tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền của mình theo luật pháp trong nước và quốc tế”, EU cho biết.

Việc cô Bành biến mất đã gây áp lực lên một số chính phủ và tổ chức quốc tế. Họ được yêu cầu gây sức ép lên Bắc Kinh về vấn đề nhân quyền trước Thế vận hội mùa Đông năm 2022. Nhiều dân biểu Hoa Kỳ đã gửi thư cho IOC, kêu gọi họ gây áp lực hơn nữa để chứng minh Bành Soái an toàn; họ cũng gây sức ép buộc Bắc Kinh điều tra cáo buộc tấn công tình dục của cô.

Mỹ và EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, bao gồm quan chức đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đàn áp tự do dân chủ của Hong Kong. v.v.

Quan chức chính quyền Biden nói rằng họ đang quan tâm sâu sắc đến trường hợp của Bành Soái, nhưng không đề cập đến việc Hoa Kỳ giải quyết vấn đề tham gia Thế vận hội Mùa đông năm 2022 được tổ chức tại Bắc Kinh như thế nào.

Mai Hạ

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

EU yêu cầu Bắc Kinh cung cấp bằng chứng có thể xác thực về sự an toàn của Bành Soái