Hàn Tín (4): Chịu nhục chui háng nơi phố chợ, mưu hay kế lạ chẳng người hay

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay sử sách ghi chép tiêu diệt Hạng Vũ là tháng 12 năm nhà Hán thứ 4, thực tế khi đó đã là tháng 3 năm nhà Hán thứ 5 rồi. Bởi vì thời đầu nhà Hán vẫn sử dụng lịch của của triều Tần, 1 năm là Đông - Xuân - Hạ - Thu, tức tháng 10 (tháng Hợi) âm lịch là tháng đầu tiên. Đến thời Hán Vũ Để thay đổi sử dụng lịch mới, lấy tháng Dần (tháng 1 âm lịch) làm tháng đầu tiên, 1 năm là Xuân - Hạ - Thu - Đông. Lịch pháp này được sử dụng đến tận ngày nay.

Tư Mã Thiên chỉnh lý Sử Ký, dùng lịch mới ghi chép ngày tháng, do đó chênh lệch 3 tháng so với lịch thời đầu nhà Hán.

Sư phụ Hàn Tín căn dặn, Hàn Tín đánh trận đến cuối năm thứ 4, tức là theo lịch ngày nay là đến tháng 9 năm nhà Hán thứ 4. Thời điểm đó, đúng lúc Hàn Tín làm Tề Vương, sau thời gian đối đầu, Lưu Bang và Hạng Vũ giảng hòa. Đây cũng chính là ý tứ của sư phụ Hàn Tín rằng “Trước khi tiêu diệt Hạng Vũ thì mới có thể thoát thân”.

Vậy tại sao quá thời gian ước hẹn, thì Hàn Tín không thể thoát thân được nữa? Lẽ nào ông ấy bị khống chế?

Đó là bởi Hàn Tín được thượng giới tiếp quản, một chút Đạo Pháp đó của Hàn Tín đã hoàn toàn bị thượng giới ước chế, không thể nào thoát khỏi quỹ đạo sinh mệnh Thiên định của ông, trừ khi ông có Đạo Pháp lớn hơn nữa mới có thể đảm bảo ông thoát ly khỏi sự ước chế này. Nhưng Đạo Pháp của sư phụ Hàn Tín cũng không đủ, không có cách nào có thể chống lại Thiên số.

Biểu hiện ở nhân gian là nếu còn Hạng Vũ thì Lưu Bang sẽ không dám giết Hàn Tín. Hạng Vũ không còn nữa, Lưu Bang liền muốn giết Hàn Tín. Cho dù lúc đó Hàn Tín quy ẩn, thì Lưu Bang cũng sẽ tìm giết.

Hàn Tín hy vọng thiên hạ thái bình, nên đã bỏ lỡ cơ hội duy nhất cải biến vận mệnh. Nhưng nếu ông thực sự chiểu theo lời sư phụ trở về, thì cuộc đời của ông có thể đã rất hoàn mỹ. Các bài học lịch sử đều cho thấy “Công thành thân thoái thì đã muộn rồi”.

Chịu nhục chui háng nơi phố chợ

Hàn Tín học nghệ 10 năm trên núi, học thành tựu binh pháp, đủ để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, sư phụ lệnh cho ông hạ sơn.

Hàn Tín cáo biệt sư phụ, khoác bảo kiếm mà sư phụ tặng, từ nơi ẩn cư ngoài thế gian trở về thế gian.

Việc đầu tiên là Hàn Tín tìm mẫu thân, chỉ thấy ngôi nhà cỏ đổ nát, mẫu thân đã qua đời từ lâu rồi, hàng xóm cũng không biết mẫu thân Hàn Tín được an táng nơi nào.

Hàn Tín khóc một hồi, đem theo chiếc túi vải mà mẫu thân đã khâu cho và tìm đến nghĩa quân chống nhà Tần.

Trên đường đi qua chợ phiên, thấy thế giới bên ngoài thật mới lạ. Hàn Tín đã tu hành trong núi 10 năm rồi, mọi thứ của thế gian đều mới lạ đối với anh. Anh nhìn đông nhìn tây, đang ngắm nhìn thì một kẻ vô lại đến. Và thế là xảy ra câu chuyện nổi tiếng lịch sử “chịu nhục chui háng”.

Hàn Tín ăn mặc rách rưới cũ nát, trông giống một kẻ ăn mày, nhưng lại đeo một thanh bảo kiếm xuất chúng, khiến người ta chú ý. Tên vô lại đó muốn kiếm cớ đánh nhau để cướp thanh bảo kiếm của Hàn Tín.

Như bài trước đã nói, sư phụ của Hàn Tín là truyền nhân của một môn Đại Đạo, Đạo gia giảng nhẫn nhục, có tâm đại nhẫn, đó là điều mà người tu hành ắt phải làm được. Mặc dù sư phụ hoàn toàn dạy những bản sự của người thường cho Hàn Tín, nhưng để xây dựng nền tảng cho sau này Hàn Tín có thể tu hành, sư phụ yêu cầu đối với Hàn Tín rất nghiêm khắc.

Do đó, mặc dù Hàn Tín có một thân võ công, nhưng anh không tùy tiện đả thương người khác, càng không vô cớ giết người. Hàn Tín có cái tâm đại nhẫn này, sau này mới có thể làm được những sự tình lớn như thế.

Kẻ vô lại đó cho rằng Hàn Tín không dám đánh nhau với hắn, nên càng được thể làm già, bắt Hàn Tín chui qua háng của hắn thì hắn mới bỏ qua cho Hàn Tín.

Hàn Tín nhẫn nhịn, chịu nhục chui háng, muốn trên dưới hòa, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)

Hàn Tín là người cao lớn, cao 1.81 mét, cao hơn tên vô lại một cái đầu. Hàn Tín vẫn nín nhịn im lặng chui qua háng tên vô lại. Khi chui qua háng tên vô lại, mọi người trong chợ đều vây quanh xem, và đều chê cười anh. Còn có đứa trẻ con tè lên người anh.

Mưu hay kế lạ chẳng người hay

Năm đó, Hàn Tín 26 tuổi, tìm đến đầu quân cho nghĩa quân của Hạng Lương. Hạng Lương thấy võ nghệ của Hàn Tín mạnh hơn các binh sĩ bình thường rất nhiều, nên để Hàn Tín làm Chấp kích lang, tức là đứng gác bảo vệ bên ngoài trướng của Hạng Lương, bình thường làm một vệ sĩ bình thường, khi đánh trận thì làm một viên đội nhỏ.

Từ khi đầu quân, Hàn Tín đã bắt đầu hiến mưu kế cho Hạng Lương, nhưng Hàn Tín không giỏi ăn nói, bình thường anh vốn không biết ăn nói, lại là người thành thực, lại ở trong núi trong thời gian dài.

Bởi vì Hàn Tín có ngộ tính rất tốt, sư phụ dạy gì, chỉ một chút là hiểu thấu, nên cũng không cần nói nhiều, do đó, trong thời gian dài không rèn luyện ngôn ngữ, nên khả năng biểu đạt của anh bị kém đi. Trong tâm Hàn Tín hiểu rõ ràng, nhưng lại không biết biểu đạt ra như thế nào. Làm gì có người nào có ngộ tính tốt như Hàn Tín, nên không ai hiểu được Hàn Tín nói gì. Thế nên, mỗi lần Hàn Tín hiến mưu kế, đều bị Hạng Lương đuổi đi.

Sau này, khả năng biểu đạt của Hàn Tín tốt lên một chút, nhưng Hạng Lương đã có thành kiến rất lớn đối với Hàn Tín rồi. Hàn Tín đưa ra kế sách hay, mọi người cũng không nghe, tất nhiên cũng có những chỗ họ nghe không hiểu rõ.

Sau này Hạng Lương bị Chương Hàm đánh bại, bị giết, quả thực chính là không nghe theo lời của Hàn Tín mới đến nông nỗi đó.

Hàn Tín có phải là 1 trong 8000 quân thân tín của Hạng Vũ, đã tham gia các chiến dịch nổi tiếng của Hạng Vũ hay không?

Sử sách không có ghi chép. Tuy nhiên, một cao nhân thông qua công năng thấy thực sự là như vậy. Hàn Tín là 1 trong 8000 quân thân tín của Hạng Vũ, là một vệ sĩ của Hạng Vũ, và cũng không được trọng dụng.

Trong một loạt cuộc chiến mà qua đó Hạng Vũ nhanh chóng nổi lên, như “phá phủ trầm châu”; “cửu bại Chương Hàm” v.v., Hàn Tín đều tham gia. Anh là một viên đội nhỏ hăng hái xông pha giết giặc. Hàn Tín bày mưu tính kế cho Hạng Vũ, Hạng Vũ cũng không nghe, cũng không coi trọng Hàn Tín, bởi vì võ nghệ của Hàn Tín không sánh được với các đại tướng, hơn nữa Hạng Vũ cũng là một thiên tài quân sự, ông mạnh mẽ xông pha, đánh đâu thắng đó, nên hoàn toàn không có hứng thú với mưu kế “đánh khéo” của Hàn Tín.

Thế nhưng, Chung Lý Muội dưới trướng của Hạng Vũ nghe những lời của Hàn Tín thì hiểu rõ tài năng của anh, thế là kết giao với Hàn Tín, hai người thành bạn thân. Chung Ly Muộn nhiều lần tiến cử Hàn Tín với Hạng Vũ, nhưng Hạng Vũ vẫn không nhận biết được anh tài.

Nếu Hạng Vũ sử dụng Hàn Tín, thì chẳng phải sẽ không có thiên hạ của Lưu Bang?

Đúng vậy. Sư phụ của Hàn Tín dạy ông chính là tín nghĩa là quan trọng nhất. Nếu Hạng Vũ trọng dụng ông, thì ông nhất định một lòng một dạ phò tá, bảo vệ Hạng Vũ.

Thiên mệnh ban đầu là định ra rằng, Hạng Vũ sẽ trọng dụng Hàn Tín, Hàn Tín bình định sự nổi loạn của các chư hầu, nhất thống thiên hạ, Hạng Vũ khai sáng ra triều Hán. Đau đớn thay Hạng Vũ, để mất anh tài nên cũng để mất thiên hạ.

Hàn Tín có tham gia các vụ thảm sát của Hạng Vũ không? Đương nhiên là không. Sư phụ của Hàn Tín không cho phép ông giết người vô tội. Chuyện Hạng Vũ thảm sát Hàm Dương là câu chuyện bị lan truyền sai sự thực. Hạng Vũ chỉ giết hoàng tộc Tử Anh triều Tần mà thôi.

Vậy vụ thảm sát Tân An năm 207 TCN thì sao? Hạng Vũ chôn 20 vạn hàng binh, Hàn Tín có tham gia không?

Hiện nay giới học thuật làm thế nào nhận định vụ đại thảm sát này? Tài liệu lịch sử ghi chép rằng: “Hạng Vũ trong một đêm giết chết 20 vạn quân Tần, chỉ để lại 3 người là Chương Hàm, Tư Mã Hân và Đổng Ế”.

Tuy nhiên cũng có người không tin sự kiện này, làm sao có thể trong một đêm giết hại nhiều người như thế? Họ không phản kháng sao?

Quả là như vậy, nếu giết nhiều người như thế thì hoàn toàn không thể giết được. Quân Tần cũng có vũ khí, họ sẽ biết họ bị giết, thì họ sẽ liều chết kháng cự, thế thì quân Sở không có cửa thắng. Hơn nữa, Hạng Vũ cũng không ngu ngốc như thế. Vậy câu chuyện đó như thế nào?

Tân An cổ đại chính là Nhị Thập Lý Phố ở Nghĩa Mã ngày nay, đào lên có rất nhiều xương trắng. Đây cũng là một ẩn đố thiên cổ. Hạng Vũ cũng là người có mưu kế. Đó hoàn toàn là do Hạng Vũ lập mưu. Hàn Tín không tham gia lần thảm sát đó, ông là quân hộ vệ thân cận của Hạng Vũ, bảo vệ Hạng Vũ, không tham gia những chuyện đó. Ông biết thảm sát quy mô lớn những người vô tội như thế, là đại tội trái nghịch với Trời. Ông khuyên Hạng Vũ nhưng cũng không khuyên can được.

Sau lần Hàn Tín trải qua sự việc Hạng Vũ đại thảm sát này, ông biết Hạng Vũ không thể thành đại sự được, nên nghĩ đầu quân cho minh chủ khác.

Xem lại:

(Còn tiếp)

Wenshichanglang
Trung Hòa biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Hàn Tín (4): Chịu nhục chui háng nơi phố chợ, mưu hay kế lạ chẳng người hay